Location via proxy:   [ UP ]  
[Report a bug]   [Manage cookies]                
Bước tới nội dung

Rệp son

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Dactylopius coccus
Hình vẽ rệp son cái (trái) và đực (phải).
Phân loại khoa học
Vực (domain)Eukaryota
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Arthropoda
Lớp (class)Insecta
Bộ (ordo)Hemiptera
Họ (familia)Dactylopiidae
Chi (genus)Dactylopius
Loài (species)D. coccus
Danh pháp hai phần
Dactylopius coccus
Costa, 1835
Danh pháp đồng nghĩa
Rệp son tàn phá cây xương rồng dưới lớp sáp trắng.

Rệp son, còn gọi là bọ yên chi (chữ Hán: 燕脂蟲, yên chi trùng, nghĩa là bọ phấn thoa mặt), có tên khoa học là Coccus cacti hoặc Dactylopius coccus. Giống bọ này gốc từ México, nhưng sau được nuôi ở Trung MỹNam Mỹ để lấy phẩm. Loài rệp son này thường sống bám vào loại cây xương rồng "lê gai" (Opuntia engelmannii), tụm lại từng nhóm mà hút chất nước của cây. Đàn bọ ăn bám này có thể làm thiệt hại cây đến nỗi cây héo chết. Chúng tiết ra chất sáp trắng để che giấu và để bảo vệ cơ thể cho khỏi khô. Sắc đỏ yên chi là do chất axít carminic trong con bọ này. Người ta dùng xác rệp son cái khô hoặc trứng của nó để làm phẩm đỏ. Phẩm này được dùng trong mỹ phẩm, thực phẩm, vải, sơn... Từ khi có phẩm đỏ yên chi nhân tạo, phẩm của rệp son không được dùng nhiều nữa.

Hình ảnh

[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Harvey Wickes Felter, M.D., và John Uri Lloyd, Phr. M., Ph. D., 1898. “Coccus (U.S.P.)—Cochineal”. King's American Dispensatory. Truy cập 14 tháng 7 năm 2005.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  • Direction of the Council of the Pharmaceutical Society of Great Britain, 1911. “Coccus, B.P.”. The British Pharmaceutical Codex. Truy cập 14 tháng 7 năm 2005.
  • Lucius E. Sayre, B.S. Ph. M., 1917. “Coccus.—Cochineal”. A Manual of Organic Materia Medica and Pharmacognosy. Truy cập 14 tháng 7 năm 2005.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  • Jane Zhang, 2006. “Is There a Bug in Your Juice? New Food Labels Might Say”. The Wall street Journal.
  • Dr J. B. Greig. “Cochineal extract, carmine, and carminic acid”. WHO food additive series 46. Truy cập tháng 6 2, 2007. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |ngày truy cập= (trợ giúp)
  • LaVerne M. Dutton. “Cochineal: A Bright Red Animal Dye”. Master's Thesis for Baylor University. Truy cập 13 tháng 11 năm 2010.