Sóc lớn phương Đông
Giao diện
(Đổi hướng từ Ratufa)
Ratufa | |
---|---|
Thời điểm hóa thạch: Miocen-gần đây | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Animalia |
Ngành (phylum) | Chordata |
Lớp (class) | Mammalia |
Phân thứ lớp (infraclass) | Eutheria |
Liên bộ (superordo) | Euarchontoglires |
Bộ (ordo) | Rodentia |
Phân bộ (subordo) | Sciuromorpha |
Họ (familia) | Sciuridae |
Phân họ (subfamilia) | Ratufinae Moore, 1959 |
Chi (genus) | Ratufa Gray, 1867[1] |
Loài điển hình | |
Ratufa indicua Erxleben, 1777. | |
Các loài | |
Danh pháp đồng nghĩa | |
Eoscuirus |
Sóc lớn phương Đông (chi Ratufa) tạo thành một đơn vị phân loại trong họ Sóc với tên gọi là phân họ Ratufinae. Ngày nay, chúng được tìm thấy tại khu vực Nam và Đông Nam Á.
Hiện tại người ta công nhận 4 loài sóc lớn phương Đông còn sinh tồn là:
- Sóc lớn nâu bạc, Ratufa affinis. Tên gọi trong tiếng Việt là sóc nâu bạc
- Sóc lớn đen, Ratufa bicolor. Tên gọi trong tiếng Việt là sóc đen
- Sóc lớn Ấn Độ, Ratufa indica
- Sóc lớn xám, Ratufa macroura
Trong thời tiiền sử nhánh này là phổ biến rộng hơn. Cụ thể, các động vật rất giống như Ratufa, rất có thể thuộc về chi này và ít nhất là thuộc về phân họ Ratufinae – đã là một phần của quần động vật Hambach, Đức trong thời gian tương ứng với đầu tầng Langhe, Trung Miocen, vào khoảng 16-15,2 triệu năm trước.
Hình ảnh
[sửa | sửa mã nguồn]Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Wilson, D. E.; Reeder, D. M. biên tập (2005). “Ratufa”. Mammal Species of the World . Baltimore: Nhà in Đại học Johns Hopkins, 2 tập (2.142 trang). ISBN 978-0-8018-8221-0. OCLC 62265494.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Gee, Carole T. (2003). Sander P. Martin & Petzelberger Bianka E.M. “A Miocene rodent nut cache in coastal dunes of the Lower Rhine Embayment, Germany”. Palaeontology. 46 (6): 1133–1149. doi:10.1046/j.0031-0239.2003.00337.x.
|ngày truy cập=
cần|url=
(trợ giúp)
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Sóc lớn tại Tây Ghats, Ấn Độ Lưu trữ 2009-08-15 tại Wayback Machine
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Sóc lớn phương Đông.