Location via proxy:   [ UP ]  
[Report a bug]   [Manage cookies]                
Bước tới nội dung

Saunders-Roe SR.A/1

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
SR.A/1
KiểuTàu bay tiêm kích
Hãng sản xuấtSaunders-Roe
Chuyến bay đầu tiên16 tháng 7-1947
Ngừng hoạt động1951
Tình trạngThử nghiệm
Khách hàng chínhVương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland Không quân Hoàng gia
Số lượng sản xuất3

Saunders-Roe SR.A/1 là một mẫu thiết kế tàu bay tiêm kích do Saunders-Roe thiết kế và chế tạo. SR.A/1 được Không quân Hoàng gia thử nghiệm ngay sau khi Chiến tranh Thế giới II kết thúc.

Thiết kế và phát triển

[sửa | sửa mã nguồn]

SR.A/1 được lấy cảm hứng trực tiếp từ kinh nghiệm thành công (khiêm tốn) của Hải quân Đế quốc Nhật Bản với các loại thủy phi cơ tiêm kích như Nakajima A6M2-N (một phiên bản của Mitsubishi Zero) và Kawanishi N1K. Về lý thuyết, thủy phi cơ có thể hoạt động lý tưởng phù hợp với điều kiện chiến trường Thái Bình Dương, nó có thể biến bất kỳ một khu vực bờ biển tương đối yên tĩnh nào thành một căn cứ không quân trên mặt nước. Bất lợi lớn nhất của thủy phi cơ là kích cỡ của thiết bị nổi khiến hiệu năng của chúng kém hơn so với những máy bay chiến đấu khác. Saunders-Roe nhận thấy động cơ phản lực mới có thể tạo ra cơ hội khắc phục nhược điểm này của thủy phi cơ. Không cần khoảng trống cho một cánh quạt, thân máy bay có thể chìm thấp hơn trong nước và sử dụng một khung thân kiểu thuyền bay. Công ty giới thiệu với Bộ Hàng không ý tưởng của mình với tên gọi SR.44, ngay sau đó bộ đã ban hành chỉ tiêu kỹ thuật E.6/44 và ký một hợp đồng kèm theo cho 3 mẫu thử vào tháng 5/1944.[1]

Mẫu thử đầu tiên, do Geoffrey Tyson điều khiển bay vào ngày 16/7/1947,[2] dù mẫu thử đầu tiên và 2 người anh em của nó đã có hiệu năng và khả năng điều khiển tốt, nhưng khi chiến tranh kết thúc thì người ta cũng không nghĩ đến chúng nữa. Hơn nữa, sự thành công của tàu sân bay ở Thái Bình Dương đã chứng minh một cách hiệu quả hơn cho đề án sử dụng không quân trên đại dương. Ngoài ra, vòm kính buồng lái nhỏ và ngặng, khiến phi công có tầm nhìn hẹp. Một vấn đề cơ bản là việc sản xuất động cơ Beryl đã bị ngừng khi Metropolitan-Vickers rút khỏi việc phát triển động cơ phản lực và chỉ có một số lượng hạn chế động cơ là có sẵn để sử dụng. Đề án bị treo và mẫu thử bị đưa vào kho năm 1950, nhưng nó lại hồi sinh một thời gian ngắn vào tháng 10/1950 do Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, nó nhanh chóng lỗi thời so với những mẫu máy bay tiêm kích của lục quân và do không có khả năng giải quyết vấn đề động cơ nên cuối cùng đề án bị hủy bỏ, mẫu thử bay lần cuối vào tháng 6/1951.[3]

Dù máy bay không có tên chính thức, công ty thiết kế chế tạo ra nó đặt cho nó một cái tên là 'Squirt'.[2]

2 mẫu thử SR/A1 được trang bị với sản phẩm ghế phóng do Martin-Baker chế tạo đầu tiên.

Quốc gia sử dụng

[sửa | sửa mã nguồn]
 Anh

Chiếc sót lại

[sửa | sửa mã nguồn]

Mẫu thử đầu tiên có số thứ tự TG263 được phục hồi và trưng bày tại Bảo tàng hàng không Solent Sky tại Southampton. 2 chiếc còn lại (TG267TG271) đều bị mất trong tai nạn khi thực hiện các chuyến bay trong chương trình thử nghiệm bay kéo dài 4 năm.

Tính năng kỹ chiến thuật

[sửa | sửa mã nguồn]

Dữ liệu lấy từ British Flying Boats [4]

Đặc điểm riêng

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tổ lái: 1
  • Chiều dài: 50 ft 0 in (14.24 m)
  • Sải cánh: 46 ft 0 in (14.02 m)
  • Chiều cao: 16 ft 9 in (5.11 m)
  • Diện tích cánh: 415 ft² (38.6 m²)
  • Trọng lượng rỗng: 11,262 lb (5,108 kg)
  • Trọng lượng cất cánh: 16,000 lb (7,273 kg)
  • Động cơ: 2 động cơ phản lực Metropolitan-Vickers Beryl MVB.2, lực đẩy 3,850 lbf (17.2 kN) mỗi chiếc

Hiệu suất bay

[sửa | sửa mã nguồn]
  • 4 pháo Hispano Mk 5 20 mm
  • 2 quả bom 1000 lb (455 kg) hoặc rocket

Máy bay có tính năng tương đương

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Mason 1992, p.352.
  2. ^ a b London 2003, p.233.
  3. ^ London 2003, pp.235-237.
  4. ^ London 2003, pp.262-263.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • London, Peter. British Flying Boats. Stroud, UK:Sutton Publishing, 2003. ISBN 0-7509-2695-3.
  • Mason, Francis K.The British Fighter since 1912. Annapolis, Maryland, USA:Naval Institute Press, 1992. ISBN 1-55750-082-7.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]