Location via proxy:   [ UP ]  
[Report a bug]   [Manage cookies]                
Bước tới nội dung

Tây Vực

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trương Khiên đi Tây Vực (bích họaĐôn Hoàng).

Tây Vực (chữ Hán: 西域, bính âm: Xi-yu hoặc Hsi-yu) là cách người Trung Quốc ngày xưa gọi các nước nằm ở phía Tây của Trung Quốc. Nó được ghi chép trong các biên niên sử Trung Hoa từ khoảng thế kỷ 3 TCN tới thế kỷ 7 và để nói tới khu vực ở phía tây Ngọc Môn quanDương quan, phần lớn là để chỉ Trung Á hay là phần phía đông nhất của nó, nghĩa là khu vực bồn địa Tarim. Đến thời nhà Đường thì người ta gọi nó là Thích Tây (碛西).

Không rõ người Trung Quốc bắt đầu dùng từ Tây Vực với nghĩa trên từ thời nào. Sách Sử ký của Tư Mã Thiên có đề cập đến các nước ở phía tây, nhưng không gọi họ là Tây Vực. Sách Hán thư, phần Tây Vực truyện có lẽ là tài liệu đầu tiên dùng từ Tây Vực. Mặc dù phần Tây Vực truyện của Hán thư khi đề cập đến khu vực còn nhắc tới cả những nước mà ngày nay chính là Kyrgyzstan, Ấn Độ, Iran, v.v... song theo miêu tả về địa lý của Tây Vực trong sách này, thì Tây Vực được bao bọc bởi những dãy núi lớn, giữa có sông, khoảng cách Đông-Tây chừng hơn 6.000 dặm, khoảng cách Bắc-Nam khoảng hơn 1.000 dặm. Như vậy, Tây Vực theo Hán thư có thể chính là bồn địa TarimTân Cương. Sau này, các chính sử Trung Quốc đều đề cập đến Tây Vực mà phạm vi địa lý không khác gì Hán thư đã miêu tả.

Vào thế kỷ 18, nhà Thanh đã chinh phục hoàn toàn Tây Vực và đặt nó dưới sự quản lý hành chính của chính quyền trung ương Trung Quốc. Năm 1884, khu vực này được đặt thành một tỉnh của Trung Quốc, chính là Tân Cương.

Danh sách các quốc gia tại Tây Vực

[sửa | sửa mã nguồn]

Theo Hán thư, phần Tây Vực truyện, thời Hán Vũ Đế thì khu vực này có 36 quốc gia nhưng về sau do phân liệt mà chia ra thành trên 50 quốc gia[1]. Bảng dưới đây chỉ liệt kê một số quốc gia trong khu vực này.

Tên nước Nay là Hưng thịnh Diệt vong Nguyên nhân
Thiện Thiện (Lâu Lan) Nhược Khương, Tân Cương Có tranh cãi
Nhược Khương Đông nam huyện Nhược Khương
Ô Xá Khoảng 150 km phía tây nam huyện Tháp Thập Khố Nhĩ Càn
Tây Dạ Phía nam huyện Diệp Thành
Tử Hợp Tây nam Tân Cương
Quyên Độc Khoảng 100 km phía tây huyện Ô Kháp
Tiểu Uyên Bị Thiện Thiện sáp nhập
Tinh Tuyệt Bị Thiện Thiện sáp nhập
Thả Mạt Bị Thiện Thiện sáp nhập
Vu Điền Phụ cận Hòa Điền Bị nhà Đường chiếm
Nhung Lô Bị Vu Điền sáp nhập
Trữ Di Bị Vu Điền sáp nhập
Cừ Lặc Bị Vu Điền sáp nhập
Bì Sơn Bị Vu Điền sáp nhập
Tam Phong
Quy Từ Phụ cận Hòa Điền Bị nhà Đường chiếm
Cô Mặc Bị Quy Từ sáp nhập
Ôn Túc Bị Quy Từ sáp nhập
Úy Đầu Bị Quy Từ sáp nhập
Y Tuần
Lâm Nhung
Sơ Lặc Khách Thập Bị nhà Đường chiếm
Toa Xa Bị Sơ Lặc sáp nhập
Kiệt Thạch Bị Sơ Lặc sáp nhập
Yên Kì Huyện Yên Kì Bị nhà Đường chiếm
Nguy Tu Bị Yên Kì sáp nhập
Úy Lê Bị Yên Kì sáp nhập
Sơn Bị Yên Kì sáp nhập
Cao Xương Bồn địa Thổ Lỗ Phan Bị nhà Đường chiếm
Xa Sư Huyện Cát Mộc Xa Nhĩ và bồn địa Thổ Lỗ Phan Bị Cao Xương chiếm
  1. ^ Hán thư - quyển 96 thượng: Tây Vực truyện, đệ 66 thượng, trích dẫn: 西域以孝武時始通,本三十六國,其後稍分至五十餘,皆在匈奴之西,烏孫之南。 (Tây Vực dĩ Hiếu Vũ thì thủy thông, bản tam thập lục quốc, kì hậu sảo phân chí ngũ thập dư, giai tại Hung Nô chi tây, Ô Tôn chi nam.)