Location via proxy:   [ UP ]  
[Report a bug]   [Manage cookies]                
Bước tới nội dung

Tbilisi

Tbilisi
თბილისი
Từ trên: Khung cảnh Tbilisi,
Nhà thờ Chúa Ba Ngôi (Sameba), Kartlis Deda,
Abanotubani, view from Narikala,
Pháo đài Narikala
Hiệu kỳ của Tbilisi თბილისი
Hiệu kỳ
Ấn chương chính thức của Tbilisi თბილისი
Ấn chương
Tbilisi თბილისი trên bản đồ Gruzia
Tbilisi თბილისი
Tbilisi
თბილისი
Quốc gia Gruzia
Thành lậpKhoảng 479
Chính quyền
 • Thị trưởngKakha Kaladze
Diện tích
 • Thành phố720 km2 (280 mi2)
Độ cao cực đại770 m (2,530 ft)
Độ cao cực tiểu380 m (1,250 ft)
Dân số (2023)
 • Thành phố1.241.709[1]
 • Mật độ2.462/km2 (6,380/mi2)
 • Vùng đô thị1.485.293
Múi giờGiờ Gruzia (UTC+4)
Mã bưu chính0100–0199 sửa dữ liệu
Mã điện thoại+995 32
Mã ISO 3166GE-TB sửa dữ liệu
Thành phố kết nghĩaSaarbrücken, Nantes, Ljubljana, Innsbruck, Palermo, Bristol, Bilbao, Kyiv, Astana, Istanbul, Yerevan, Atlanta, Vilnius, Chișinău, Cairo, Doha, Tehran, Minsk, Sofia, Bucharest, Kraków, Ankara, Athena, Lviv, Odessa, Lublin, Moskva, Lagos, Warszawa, Riga, Praha, Lincoln, Kharkiv, Jerusalem, Budapest, Baku, Sankt-Peterburg, Paris, Lima, Quảng Châu, Dublin sửa dữ liệu
Trang webhttp://www.tbilisi.gov.ge/

Tbilisi (tiếng Gruzia: თბილისი [tʰbilisi] ),[2] vẫn được biết đến ở một số quốc gia với tên cũ Tiflis,[3]thủ đôthành phố lớn nhất của Gruzia, với dân số vùng đô thị khoảng 1,5 triệu người. Được thành lập vào thế kỷ 5 bởi Vakhtang I Gorgasali, vua của Vương quốc Iberia, Tbilisi từ đó đã đóng vai trò thủ đô cho nhiều vương quốc và nước cộng hòa của Gruzia. Từ năm 1801 đến 1917, dưới sự cai trị của Đế quốc Nga, Tbilisi là nơi điều hành Phó vương quốc Kavkaz, quản lý cả NamBắc Kavkaz.

Vì vị trí nằm ở nơi tiếp nối giữa châu Âuchâu Á, và sự lân cận với các tuyến đường giao thương đông-tây, trong suốt lịch sử Tbilisi (và Gruzia) đã là nơi cạnh tranh quyền lực giữa các cường quốc. Tới ngày nay, đây vẫn là một thuận lợi cho các dự án năng lượng và thương mại. Lịch sử đa dạng của Tbilisi được khắc họa trong kiến trúc, một sự kết hợp của phong cách Trung Cổ, Tân Cổ điển, Trung Đông, Art Nouveau, StalinHiện đại.

Về lịch sử, Tbilisi là nơi cư ngụ của nhiều nhóm dân tộc, văn hóa và tôn giáo khác nhau, dù hiện nay đây là thành phố của người Gruzia với Chính thống giáo Đông phương là tôn giáo chính. Những địa điểm du lịch chính gồm hai nhà thờ SamebaSioni, Quảng trường Tự do mang dáng dấp Cổ điển, Đại lộ Rustaveliđại lộ Agmashenebeli, pháo đài Narikala phong cách Trung Cổ, Nhà hát quốc giaBảo tàng quốc gia.

Địa lý

[sửa | sửa mã nguồn]
Vườn thực vật quốc gia Gruzia ở Tbilisi.

Tbilisi tọa lạc ở Nam Kavkaz, tọa độ 41°43'B và 44°47'Đ. Đây là một đô thị miền Đông Gruzia, trải ra cả hai bờ sông Kura. Độ cao của thành phố là từ 380–770 mét trên mực nước biển (1.250–2.530 ft) và được bao quanh bởi núi non ở ba mặt. Tbilisi giáp với dãy núi Saguramo về phía bắc, đồng bằng Iori về phía đông và đông nam, và các dãy con của dãy núi Trialeti về phía tây và nam.

Khí hậu

[sửa | sửa mã nguồn]
Biển Tbilisi (một hồ nhân tạo) là vùng nước lớn nhất Tbilisi.

Tbilisi có khí hậu cận nhiệt đới ẩm (phân loại khí hậu Köppen Cfa) với ảnh hưởng từ khí hậu lục địa ẩm (Dfa). Nơi đây có mùa hè rất ấm và mùa đông lạnh vừa phải. Như mọi khu vực khác ở Gruzia, Tbilisi nhận được lượng mưa đáng kể quanh năm và không có mùa khô rõ rệt. Khí hậu được ảnh hưởng bởi cả các khối không khí khô từ phía đông (Trung Á/Xibia) và các khối khí hải dương từ phía tây (biển Đen).

Dữ liệu khí hậu của Tbilisi
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm
Cao kỉ lục °C (°F) 19.5
(67.1)
22.4
(72.3)
28.9
(84.0)
34.4
(93.9)
35.1
(95.2)
40.2
(104.4)
42.0
(107.6)
40.4
(104.7)
37.9
(100.2)
33.3
(91.9)
27.2
(81.0)
22.8
(73.0)
42.0
(107.6)
Trung bình ngày tối đa °C (°F) 6.6
(43.9)
7.7
(45.9)
12.6
(54.7)
18.9
(66.0)
23.1
(73.6)
28.1
(82.6)
31.2
(88.2)
30.9
(87.6)
26.4
(79.5)
19.8
(67.6)
12.8
(55.0)
8.4
(47.1)
18.9
(66.0)
Trung bình ngày °C (°F) 2.3
(36.1)
3.1
(37.6)
7.2
(45.0)
12.7
(54.9)
17.2
(63.0)
21.7
(71.1)
24.9
(76.8)
24.7
(76.5)
20.2
(68.4)
14.2
(57.6)
7.9
(46.2)
3.7
(38.7)
13.3
(55.9)
Tối thiểu trung bình ngày °C (°F) −0.8
(30.6)
0.0
(32.0)
3.2
(37.8)
8.4
(47.1)
12.4
(54.3)
16.5
(61.7)
19.8
(67.6)
19.5
(67.1)
15.4
(59.7)
10.4
(50.7)
4.9
(40.8)
1.3
(34.3)
9.3
(48.7)
Thấp kỉ lục °C (°F) −24.4
(−11.9)
−14.8
(5.4)
−12.8
(9.0)
−3.8
(25.2)
1.0
(33.8)
6.3
(43.3)
9.3
(48.7)
8.9
(48.0)
0.8
(33.4)
−6.4
(20.5)
−7.1
(19.2)
−20.5
(−4.9)
−24.4
(−11.9)
Lượng Giáng thủy trung bình mm (inches) 18.9
(0.74)
25.8
(1.02)
30.3
(1.19)
50.5
(1.99)
77.6
(3.06)
76
(3.0)
44.9
(1.77)
47.5
(1.87)
35.6
(1.40)
37.5
(1.48)
29.9
(1.18)
21
(0.8)
495.5
(19.51)
Số ngày giáng thủy trung bình 4 4.6 5.9 7.6 9.7 8.7 5.7 5.7 5 5.6 4.4 4 70.9
Độ ẩm tương đối trung bình (%) 74 72 68 66 67 64 61 62 66 73 76 76 69
Số giờ nắng trung bình tháng 99 102 142 171 213 249 256 248 206 164 103 93 2.046
Nguồn: Pogoda.ru.net (nhiệt độ, độ ẩm),[4]

WMO (lượng mưa, ngày mưa),[5] NOAA (ngày nắng)[6]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ “Population by regions”. National Statistics Office of Georgia. Truy cập ngày 16 tháng 8 năm 2023.
  2. ^ http://pt.forvo.com/word/tbilisi/
  3. ^ Tbilisi được gọi bằng tên cũ Tiflis trong một số ngôn ngữ, đáng chú ý là tiếng Ba Tư, tiếng Đức, và tiếng Thổ Nhĩ Kỳ. Các tài liệu tiếng Nga thời trước 1936 cũng dùng "Tiflis".
  4. ^ “Погода и Климат” (bằng tiếng Nga). Pogodaiklimat.ru. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2016.
  5. ^ “World Weather Information Service – Tbilisi”. World Meteorological Organization. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2016.
  6. ^ “Tbilisi/Novoalexeye Climate Normals 1961–1990”. National Oceanic and Atmospheric Administration. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2016.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]