Location via proxy:   [ UP ]  
[Report a bug]   [Manage cookies]                
Bước tới nội dung

Thượng viện

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Thượng viện, thượng nghị viện hay tham nghị viện là một trong hai viện của nghị viện hay quốc hội lưỡng viện lập pháp (viện còn lại là hạ viện hay thường được gọi là viện dân biểu). Thành viên của Thượng viện được gọi là Thượng nghị sĩ, hoặc đôi khi ngắn gọn là Nghị sĩ khi mà thành viên của Hạ viện gọi là Dân biểu.

Đối với quốc hội chỉ bao gồm một viện (và do đó không có thượng viện hay hạ viện) được mô tả là đơn phương hay gọi là đơn viện lập pháp.

Nguồn gốc

[sửa | sửa mã nguồn]

Tại một số quốc gia, Thượng viện có tên là Viện nguyên lão (Senate), bắt nguồn từ tên gọi của Viện nguyên lão La Mã cổ đại. Việc sử dụng đầu tiên của thuật ngữ senate để chỉ định thượng viện bắt nguồn từ Hiến pháp Hoa Kỳ, sau đó được bắt chước bởi nhiều nước khác trên toàn thế giới.

Đặc điểm của thượng nghị viện

[sửa | sửa mã nguồn]

Nhìn chung Thượng nghị viện có vài điểm sau khác với hạ viện:

  • Thượng viện có những quyền lực riêng mà hạ viện không có, và ngược lại, điều này thay đổi tuỳ thuộc vào hiến pháp từng quốc gia.
  • Có quyền xem xét các vấn đề được đưa ra bởi hạ viện nhưng ở một số nước, thượng nghị sĩ không có vai trò khởi xướng hay phủ quyết lập pháp, riêng ở Hoa Kỳ, thượng nghị sĩ có quyền đề xướng luật, nhưng luật chi tiêu và đánh thuế phải xuất phát từ hạ viện.
  • Có quyền đặt vấn đề với nhánh hành pháp, sau khi các nghị quyết được thông qua bởi hạ viện.
  • Ở nhiều nước, các thành viên thường không phải được bầu đại chúng mà quyền thành viên có thể do kế thừa hoặc do bổ nhiệm.
  • Các thành viên đại diện cho các đơn vị hành chính của một liên bang. Trong trường hợp này, Thượng nghị viện còn được gọi là Viện bang biểu, các thành viên được chỉ định bởi các bang và đại diện cho quyền lợi các tiểu bang của một liên bang.
  • Thượng viện có ít ghế hơn hạ viện.
  • Nhiệm kỳ thành viên dài hơn của hạ viện, thậm chí cả đời.
  • Các thành viên được bầu theo từng phần, tức là mỗi năm một phần trong thượng viện sẽ được bầu lại, chứ không phải cả viện. Tuy nhiên, điều này thay đổi tùy thuộc vào các quốc gia khác nhau.

Thượng viện tại một số quốc gia

[sửa | sửa mã nguồn]
Phòng họp Thượng nghị viện Canada
Phòng họp Thượng viện Nhật Bản

Vương quốc Anh

[sửa | sửa mã nguồn]

Thượng Nghị viện Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland được gọi là Viện Quý tộc bao gồm các nghị viên Tinh thần và nghị viên Thế tục.

Thượng viện Hoa Kỳ do dân cử, gồm 100 thành viên, mỗi bang sẽ có 2 thượng nghị sĩ đại diện bất chấp là quy mô dân số hay kinh tế của bang đó như thế nào. Chủ tịch thượng viện Hoa Kỳ theo hiến pháp quy định là Phó Tổng thống Hoa Kỳ. Thượng viện có vai trò quan trọng trong việc cân bằng cán cân quyền lực ngành lập pháp, thậm chí là hành pháp và tư pháp của chính quyền liên bang. Mọi sự bổ nhiệm của tổng thống cho các chức danh cao cấp luôn luôn phải thông qua sự phê chuẩn của thượng viện. Thượng viện là cơ quan duy nhất có quyền xét xử tổng thống Hoa Kỳ.

Thành viên của thượng viện Canada do thủ tướng chỉ định và do Toàn quyền bổ nhiệm, nhiệm kỳ kéo dài đến năm họ 75 tuổi.

Thượng nghị sĩ Hội đồng Liên bang Đức do Thủ hiến và Hội đồng các bang chỉ định, họ được giao và có thể bị thu hồi bất cứ lúc nào.

Tham Nghị viện là Thượng viện của Nhật Bản.

Thượng viện Úc có vai trò tương tự như Thượng viện Hoa Kỳ, nhưng quyền lực của thượng viện cũng bị hạn chế hơn.

Thượng viện Pháp (Sénat) có quyền lực hạn chế hơn so với Quốc hội.

Thượng viện Nga (Hội đồng Liên bang) đại diện cho các chủ thể liên bang của Nga. Hội đồng Liên bang có quyền phê chuẩn các quyết định quan trọng của Tổng thống và các vấn đề liên quan đến lãnh thổ.

Các thượng viện quốc gia khác

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]