Location via proxy:   [ UP ]  
[Report a bug]   [Manage cookies]                
Bước tới nội dung

Tiếng Fula

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiếng Fula
Fulani, Peul
Fulfulde, Pulaar, Pular
Sử dụng tạiTây Phi, Trung Phi
Khu vựcSahel
Tổng số người nói24 triệu (2007)
Dân tộcFulɓe
Phân loạiNiger-Congo
Mã ngôn ngữ
ISO 639-1ff
ISO 639-2ful
ISO 639-3tùy trường hợp:
fuc – Pulaar (Senegambia, Mauritania)
fuf – Pular (Guinea, Sierra Leone)
ffm – Maasina Fulfulde (Mali)
fue – Borgu Fulfulde (Benin, Togo)
fuh – Tây Niger (Burkina, Niger)
fuq – Trung–Đông Niger (Niger)
fuv – Fulfulde Nigeria (Nigeria)
fub – Fulfulde Adamawa (Cameroon, Chad, Sudan)
fui – Fulfulde Bagirmi (CAR)
Glottologfula1264[1]

Tiếng Fula, cũng được gọi là Fulani hay Fulah[2][3][4] (nội danh Fulfulde, Pulaar, Pular; tiếng Pháp: Peul) là một ngôn ngữ phi thanh điệu gồm nhiều phương ngữ tương tự nhau, tạo thành một dãy phương ngữ (dialect continuum) kéo dài qua chừng 20 quốc gia tại Tây PhiTrung Phi. Giống những ngôn ngữ liên quan như tiếng Serertiếng Wolof, tiếng Fula thuộc về tiểu hệ Đại Tây Dương của ngữ hệ Niger–Congo. Đây là bản ngữ của người Fula ("Fulani", tiếng Fula: Fulɓe) và nhóm người Toucouleur liên quan tại Thung lũng sông Senegal (từ vùng SenegambiaGuinea tới CameroonSudan). Nó cũng được dùng như ngôn ngữ thứ hai của nhiều tộc người trong khu vực, như người Kirdi ở bắc Cameroon và đông bắc Nigeria.

Tên gọi

[sửa | sửa mã nguồn]

Có nhiều tên gọi để chỉ ngôn ngữ này, giống như có nhiều tên để gọi người Fula. Họ gọi ngôn ngữ này là Pulaar hoặc Pular ở nơi nói phương ngữ phía tây và Fulfulde ở nơi nói phương ngữ trung và phía đông. Fula(h) trong tiếng Anh có nguồn gốc từ nhóm ngôn ngữ Manding (như Mandinka, Malinke và Bamana), trong khi Fulani bắt nguồn từ tiếng Hausa; Peul trong tiếng Pháp, mà đôi khi cũng xuất hiện trong văn bản tiếng Anh, xuất phát từ tiếng Wolof.

Các dạng

[sửa | sửa mã nguồn]

Dù tiếng Fula có nhiều dạng và phương ngữ, chúng thường được xem là một ngôn ngữ duy nhất. Wilson (1989) phát biểu rằng "dù có du hành khoảng cách xa vẫn không bao giờ thấy việc giao tiếp là không thể," và Ka (1991) kết luận rằng mặc cho phân bố địa lý rộng và nhiều phương ngữ, Fulfulde vẫn chỉ là một ngôn ngữ.[5] Tuy nhiên, Ethnologue thấy rằng cần tới chín bản dịch Kinh Thánh khác nhau để tất cả người Fula có thể hiểu được, và do đó chúng là các ngôn ngữ khác nhau.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Fula”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ “Fulah”. Ethnologue (ấn bản thứ 19). 2016.
  3. ^ “Documentation for ISO 639 identifier: ful”. ISO 639-2 Registration Authority - Library of Congress. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2017. Name: Fulah
  4. ^ “Documentation for ISO 639 identifier: ful”. ISO 639-3 Registration Authority - SIL International. Truy cập ngày 4 tháng 7 năm 2017. Name: Fulah
  5. ^ "...malgré son extension géographique et ses variations dialectales, le fulfulde reste une langue profondément unie." Ka, Fary. 1991. "Problématique de la standardisation linguistique: Le cas du pulaar/fulfulde." In N. Cyffer, ed., Language Standardization in Africa. Hamburg: Helmut Buske verlag. Pp. 35-38.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]