Location via proxy:   [ UP ]  
[Report a bug]   [Manage cookies]                
Bước tới nội dung

Tiếng Pict

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tiếng Pict
Khu vựcScotland, phía bắc đường Forth-Clyde
Mất hết người bản ngữ vàokhoảng năm 1100 CN
Phân loạiẤn-Âu?
Mã ngôn ngữ
ISO 639-3xpi
Glottologpict1238[1]

Tiếng Pict là một ngôn ngữ tuyệt chủng từng được nói bởi người Pict, một dân tộc sống ở miền đông và bắc Scotland từ cuối thời đồ sắt tới sơ kỳ Trung Cổ. Không có bất kỳ dấu tích trực tiếp nào tồn tại, trừ một số rất ít những địa danh và tên riêng tìm thấy trên các kiến trúc trong khu vực từng nằm trong Vương quốc người Pict. Tuy vậy, những gì đã biết chỉ ra rằng ngôn ngữ này có liên quan đến tiếng Britton chung mà từng được nói tại nơi ngày nay là nam Scotland, Anh và Wales. Một số ít người lại cho rằng tiếng Pict là một ngôn ngữ phi Ấn-Âu.

Tiếng Pict bị thay thế bởi tiếng Gael vào những thế kỷ sau đó. Thời vua Caustantín mac Áeda (900–943) trị vì, người ngoại quốc bắt đầu gọi vương quốc là Alba thay vì Vương quốc người Pict. Tuy tiếng Pict chẳng biến mất ngay lập tức, quá trình Gael hóa rõ ràng đã diễn ra ở thời Caustantín và trước đó nữa. Ở thời điểm nào đó, khoảng thế kỷ thứ 11, tất cả dân cư Alba đã trở thành người Scot được Gael hóa hoàn toàn, và dân tộc Pict bị lãng quên.[2]

Phân loại

[sửa | sửa mã nguồn]
Tranh của Joseph Ratcliffe Skelton (1865–1927) tả cảnh Côlumba thuyết giảng trước Bridei, vua của Fortriu vào năm 565.

Sự tồn tại của tiếng Pict vào thời sơ kỳ Trung Cổ được khẳng định rõ ràng trong Historia ecclesiastica gentis Anglorum của Bêđa, người xem tiếng Pict là một ngôn ngữ khác biệt với của người Briton, người Ireland, và người Anh.[3] Bêđa ghi rằng Côlumba, một người Gael, đã dùng một thông dịch viên trong cuộc truyền giáo cho người Pict. Một số giả thuyết được đưa ra về bản chất của tiếng Pict:

Đa số học giả đồng ý rằng tiếng Pict là một ngôn ngữ Britton, một số khác cho rằng nó chỉ liên quan đến tiếng Britton chung.[4] Tiếng Pict đã phải chịu sự lấn át của tiếng Ireland cổ nói tại Dál Riata từ thế kỷ thứ 5.[4]

Tiếng Pict có lẽ đã ảnh hưởng lên sự phát triển của tiếng Gael Scotland hiện đại. Điều này rõ ràng nhất ở từ mượn, nhưng quan trọng hơn là sự ảnh hưởng lên cú pháp tiếng Gael Scotland, thứ mang ít nhiều ảnh hưởng của các ngôn ngữ Britton.[5]

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Nordhoff, Sebastian; Hammarström, Harald; Forkel, Robert; Haspelmath, Martin biên tập (2013). “Pictish”. Glottolog. Leipzig: Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology.
  2. ^ Broun, "Dunkeld", Broun, "National Identity", Forsyth, "Scotland to 1100", pp. 28–32, Woolf, "Constantine II"; cf. Bannerman, "Scottish Takeover", passim, representing the "traditional" view.
  3. ^ Bede HE I.1; references to Pictish also at several other points in that text.
  4. ^ a b c d e f Forsyth 2006, tr. 1447; Forsyth 1997; Fraser 2009, tr. 52–53; Woolf 2007, tr. 322–340
  5. ^ Forsyth 2006, tr. 1447; Woolf 2007, tr. 322–340

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]