Location via proxy:   [ UP ]  
[Report a bug]   [Manage cookies]                
Bước tới nội dung

Trận Đức Cơ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Trận Đức Cơ
Một phần của Chiến tranh Việt NamChiến dịch Paul Revere II
Thời gian9–10 tháng 8 năm 1966
Địa điểm
Kết quả Liên quân chiến thắng
Tham chiến
Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam
Quân đội Nhân dân Việt Nam
Hàn Quốc
Hoa Kỳ
Chỉ huy và lãnh đạo
Không rõ Choi Byung-Soo
Lực lượng
~400 ~600
5 xe tăng M48 Patton[1]
Pháo binh và không quân hỗ trợ
Thương vong và tổn thất
Hàn Quốc tuyên bố: 197 chết, trên 100 bị thương, 6 bị bắt[1]:299 7 chết
46 bị thương[1]:299

Trận Đức Cơ hay trận đổ bộ 27V là một trận đánh diễn ra trong năm 1966 giữa Tiểu đoàn 5 thuộc Trung đoàn 33 của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam và Tiểu đoàn 3 thuộc Trung đoàn Kỵ binh Đệ Nhất Quân đội Hàn Quốc. Trận đánh nổ ra khi Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam thâm nhập vào huyện Đức Cơ từ phía biên giới Campuchia.

Vào đêm 9 tháng 8, quân tiếp viện thuộc Tiểu đoàn 5 Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam đã tiến hành tấn công một căn cứ chiến lược của quân đội Hàn Quốc đóng ở huyện Đức Cơ. Lực lượng lính nhảy dù tại đây đã được thông báo trước nhằm ngăn cản một đơn vị của quân Giải phóng đang từ Campuchia trở về. Sau nhiều giờ giao tranh, phía Hàn Quốc với quân số ít hơn đã đẩy lùi được cuộc tấn công của Tiểu đoàn 5. Trong trận chiến, pháo binh Mỹ và Hàn Quốc bắn gần 1.900 viên đạn pháo từ căn cứ Tiểu đoàn 3 và Đức Cơ. Đại đội 9 Hàn Quốc bắn 1.500 viên đạn, trong khi xe tăng M48 Patton bắn 24 viên đạn pháo 90mm nổ mạnh, 33 viên đạn pháo nổ mảnh và gần 17.000 viên đạn súng máy.[1]:298-9 Trận đánh được coi là một "chiến thắng của hỏa lực Mỹ", với sự triển khai ồ ạt của hỏa lực pháo binh, thiết giáp và máy bay ném bom đã đẩy lùi cuộc tấn công của bộ binh vào một vành đai phòng thủ.[1]:299-301

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e Carland, John M. (2000). Combat Operations: Stemming the Tide, May 1965 to October 1966 (PDF). United States Army Center of Military History. ISBN 9780160873102.Phạm vi công cộng Bài viết này tích hợp văn bản từ nguồn này, vốn thuộc phạm vi công cộng.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]