Udacity
Loại website | Giáo dục trực tuyến |
---|---|
Có sẵn bằng | Tiếng Anh |
Thành lập | Tháng 6 năm 2011 |
Tạo bởi | Sebastian Thrun, David Stavens, Mike Sokolsky |
Website | www |
Thương mại | Có |
Yêu cầu đăng ký | Bắt buộc |
Số người dùng | 400.000 |
Bắt đầu hoạt động | Tháng 2 năm 2012 |
Tình trạng hiện tại | Đang hoạt động |
Udacity - Educating the 21st Century (tiếng Việt: Udacity - giáo dục của thế kỷ 21) là một trường Đại học trực tuyến được sáng lập bới ba nhà chế tạo robot bao gồm: David Stavens, Mike Sokolsky và Sebastian Thrun. Udacity được thành lập nhằm góp phần giúp những học sinh/sinh viên không có điều kiện học tập tại những trường đại học hàng đầu thế giới như Stanford có cơ hội tiếp cận những khóa học miễn phí chất lượng cao do những giáo sư danh tiếng giảng dạy.
Mục đích
[sửa | sửa mã nguồn]“ |
Chúng tôi tin rằng giáo dục đại học có thể bao gồm cả chất lượng cao lẫn chi phí thấp. Sử dụng lợi ích kinh tế của Internet, chúng tôi đã kết nối một số giáo sư tuyệt vời nhất cho hàng trăm ngàn sinh viên trên toàn thế giới. |
” |
— Udacity[1] |
Các ngành đào tạo
[sửa | sửa mã nguồn]- Khoa học máy tính (Chiếm đa số)
- Trí tuệ nhân tạo
- Toán
- Vật lý
Các khóa học
[sửa | sửa mã nguồn]Phân loại
[sửa | sửa mã nguồn]Hiện tại, các khóa học tại Udacity được chia làm 3 cấp độ 1xx, 2xx và 3xx bao gồm nhiều phần:
- CS1xx: Đây là cấp độ sơ khai dành cho những người chưa có kiến thức về lập trình cũng như tin học.
- PH1xx: Khóa học vật lý cơ bản.
- ST1xx: Khóa học Toán thống kê cơ bản.
- CS2xx: Dành cho những người đã có hiểu biết nhất định về lập trình.
- CS3xx: Dành cho những người đã có kinh nghiệm lập trình.
Khóa học cấp độ 1xx
[sửa | sửa mã nguồn]- CS101: Xây dựng công cụ tìm kiếm.[2]
Khóa học cấp độ 2xx
[sửa | sửa mã nguồn]Khóa học cấp độ 3xx
[sửa | sửa mã nguồn]Đặc điểm các khóa học
[sửa | sửa mã nguồn]Đào tạo
[sửa | sửa mã nguồn]- Ngôn ngữ lập trình được sử dụng: Python.
- Thời lượng: 5 tuần/khóa.
Xếp hạng học sinh/sinh viên
[sửa | sửa mã nguồn]Kết quả tốt nghiệp sinh viên được dựa vào 50% là kết quả bài tập về nhà và 50% là vào bài thi tốt nghiệp:
- Trong 6 tuần học đầu, mỗi tuần sinh viên được yêu cầu hoàn thành một số bài tập và được chấm điểm theo phần trăm bài làm đúng. Kết quả thấp nhất bị hủy bỏ, 5 kết quả còn lại được sử dụng để quyết định kết quả của sinh viên. (Mỗi kết quả 10%)
- Tuần thứ 7, sinh viên phải hoàn tất bài thi cuối khóa mà nó chiếm đến 50% kết quả cả khóa học.
Điểm xếp hạng = (Tổng 5 tuần cao nhất + Điểm thi cuối khóa * 5) / 10
Trong quá trình thử nghiệm nhận thấy hệ thống chấm điểm tự động còn nhiều bất cập, Udacity quyết định sẽ lấy kết quả cuối cùng theo công thức:
Điểm tốt nghiệp = Max(Điểm xếp hạng, Điểm thi cuối khóa)
Giảng viên/Giáo sư
[sửa | sửa mã nguồn]Giải thưởng
[sửa | sửa mã nguồn]Tháng 11 năm 2012, nhà sáng lập Sebastian Thrun được trao Giải thưởng Tài năng Hoa Kỳ Smithson trong Giáo dục vì những hoạt động trong việc sáng lập và điều hành Udacity. [3][4]
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “About Us”. Truy cập 8 tháng 10 năm 2015.
- ^ “Intro to Computer Science & Programming Course”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 4 năm 2012. Truy cập 8 tháng 10 năm 2015.
- ^ Shen, Clarissa (ngày 26 tháng 11 năm 2012). “Sebastian Thrun wins Smithsonian American Ingenuity Award in Education for Udacity work!”. Udacity blog. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2012.
- ^ Vanderbilt, Tom (tháng 12 năm 2012). “How Artificial Intelligence Can Change Higher Education”. Smithsonian Magazine. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 8 năm 2013. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2013. Đã định rõ hơn một tham số trong
|accessdate=
và|access-date=
(trợ giúp)