Vệ binh Thụy Sĩ
Vệ binh Thụy Sĩ (tiếng Latinh: Custodes Helvetici) là những người lính Thụy Sĩ đã từng phục vụ với vai trò là vệ sĩ tại các triều đình nước ngoài ở châu Âu kể từ cuối thế kỷ 15. Ngoài ra, họ cũng tham gia trong vai trò là lính đánh thuê tại các quân đội khác nhau, đặc biệt là quân đội Pháp, Tây Ban Nha và Naples cho đến tận thế kỷ 19. Đội Cận vệ Thụy Sĩ cho Giáo hoàng (Pontificia Cohors Helvetica) đề cập lực lượng chịu trách nhiệm bảo vệ giáo hoàng kể từ năm 1506, bao gồm cả việc đảm bảo an ninh khi ra vào Điện Tông Tòa và Thành Vatican. Đây là đơn vị duy nhất còn sót lại của Vệ binh Thụy Sĩ cho đến ngày nay. Thực tế, họ còn phục vụ như là lực lượng quân đội của thành Vatican, dù không chính thức, họ được coi là quân đội kế thừa lâu đời nhất trên thế giới. Đến năm 2003, đội cận vệ này gồm 134 chiến sĩ. Tuy Vatican dùng tiếng Latinh làm ngôn ngữ chính thức và tiếng Ý trong công việc hằng ngày nhưng Đội cận vệ Thụy Sĩ lại chủ yếu nói tiếng Đức.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Tuyển quân
[sửa | sửa mã nguồn]Đội cận vệ Thụy Sĩ bảo vệ giáo hoàng chỉ tuyển nam giới đang độc thân, là người Công giáo, là công dân Thụy Sĩ tuổi từ 19 đến 30, cao tối thiểu 174 cm (5 ft 8,5 in),[1] đã hoàn thành khóa đào tạo cơ bản của đội vệ binh Thụy Sĩ và có giấy chứng nhận hạnh kiểm tốt, phải có bằng cấp chuyên ngành hoặc tốt nghiệp trung học. Năm 2009, ông Daniel Anrig - chỉ huy Đội cận vệ Thụy Sĩ của giáo hoàng cho biết, có thể một lúc nào đó sẽ mở rộng tuyển quân đối với nữ giới, nhưng ông cũng nói thêm rằng việc này vẫn còn là tương lai xa.[2] Vào tháng 12 năm 2014, Giáo hoàng Phanxicô ra quyết định cách chức Daniel Anrig, người ta cho rằng lý do là vì phong cách của tư lệnh này quá cứng nhắc, ông mãn nhiệm vào 31 tháng 1 năm 2015.[3][4]
Ứng viên phải nộp đơn, nếu được chấp nhận, tân binh mới được tuyên thệ nhậm chức cố định vào ngày 6 tháng 5 hằng năm tại Sân San Damaso (tiếng Ý: Cortile di San Damaso) nội thành Vatican (6 tháng 5 là ngày kỷ niệm Vụ bạo loạn thành Roma năm 1527). Tuyên úy sẽ đọc to lời tuyên thệ bằng ngôn ngữ của tân binh (chủ yếu là tiếng Đức):[5][6]
(bản tiếng Đức) "Ich schwöre, treu, redlich und ehrenhaft zu dienen dem regierenden Papst Franziskus und seinen rechtmäßigen Nachfolgern, und mich mit ganzer Kraft für sie einzusetzen, bereit, wenn es erheischt sein sollte, selbst mein Leben für sie hinzugeben. Ich übernehme dieselbe Verpflichtung gegenüber dem Heiligen Kollegium der Kardinäle während der Sedisvakanz des Apostolischen Stuhls. Ich verspreche überdies dem Herrn Kommandanten und meinen übrigen Vorgesetzten Achtung, Treue und Gehorsam. Ich schwöre, alles das zu beobachten, was die Ehre meines Standes von mir verlangt."[7]
(bản tiếng Ý) "Giuro di servire fedelmente, lealmente e onorevolmente il Sommo Pontefice Francesco e i suoi legittimi successori, come pure di dedicarmi a loro con tutte le forze, sacrificando, ove occorra, anche la vita per la loro difesa. Assumo del pari questi impegni riguardo al Sacro Collegio dei Cardinali per la durata della Sede vacante. Prometto inoltre al Capitano Comandante e agli altri miei Superiori rispetto, fedeltà e ubbidienza. Lo giuro. Che Iddio e i nostri Santi Patroni mi assistano."[7]
(bản tiếng Pháp) "Je jure de servir avec fidélité, loyauté et honneur le Souverain Pontife François et ses légitimes successeurs, ainsi que de me consacrer à eux de toutes mes forces, offrant, si cela est nécessaire, ma vie pour leur défense. J’assume également ces engagements à l’égard du Sacré Collège des cardinaux pendant la vacance du Siège apostolique. Je promets en outre au commandant et aux autres supérieurs respect, fidélité et obéissance. Je jure d'observer tout ce que l'honneur exige de mon état."[7]
(bản tiếng Anh) "I swear I will faithfully, loyally and honourably serve the Supreme Pontiff Francis and his legitimate successors, and also dedicate myself to them with all my strength, sacrificing if necessary also my life to defend them. I assume this same commitment with regard to the Sacred College of Cardinals whenever the see is vacant. Furthermore I promise to the Commanding Captain and my other superiors, respect, fidelity and obedience. This I swear! May God and our Holy Patrons assist me!"[5]
(dịch nghĩa) "Tôi thề sẽ trung tín, trung thành và vinh dự phục vụ Đức Giáo hoàng Phanxicô và người kế vị hợp pháp của ngài, và cũng dấn thân vì các ngài với tất cả sức mạnh của mình, hy sinh mạng sống của tôi nếu cần thiết để bảo vệ các ngài. Tôi giả định cam kết tuân theo Hồng y đoàn bất cứ khi nào trống Tông Tòa. Hơn nữa, tôi thề luôn tôn trọng, trung thành và vâng lời chỉ huy và cấp trên khác của tôi. Tôi xin thề! Xin Thiên Chúa và các thánh quan thầy của chúng ta trợ giúp cho tôi! "[5]
Khi tân binh được gọi, mỗi người sẽ tiến đến lá cờ, tay trái nắm lấy lá cờ, tay phải giơ lên với ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa mở rộng dọc theo ba trục, như là một cử chỉ tượng trưng cho Thiên Chúa Ba Ngôi và nói:
(bản tiếng Đức) "Ich, [name of the new guard], schwöre, alles das, was mir soeben vorgelesen wurde, gewissenhaft und treu zu halten, so wahr mir Gott und seine Heiligen helfen."[7]
(bản tiếng Ý) "Io, [name of the new guard], giuro di osservare fedelmente, lealmente e onorevolmente tutto ciò che in questo momento mi è stato letto. Che Dio e i suoi santi Patroni mi assistano."[7]
(bản tiếng Pháp) "Moi, [name of the new guard], je jure d'observer loyalement et de bonne foi tout ce qui vient de m'être lu. Aussi vrai que Dieu et nos Saints Patrons m’assistent."[7]
(bản tiếng Anh) "I, [name of the new guard], swear diligently and faithfully to abide by all that has just been read out to me, so grant me God and so help me his Saints." [5]
(dịch nghĩa) "Tôi, [tên của tân binh], thề nhiệt tâm và trung thành tuân theo tất cả những gì vừa được đọc ra cho tôi, xin Thiên Chúa ban phúc lành và xin thánh quan thầy trợ giúp con."[5]
Thời hạn tại ngũ là từ 2 đến 25 năm.
Lương
[sửa | sửa mã nguồn]Lính thường trực nhận mức lương được miễn thuế là 1300 euro mỗi tháng, cộng với tiền lương trả thêm giờ khi làm việc thêm giờ. Ngoài ra, họ được cấp chỗ ở nội trú.[8]
Người thiết kế bộ trang phục
[sửa | sửa mã nguồn]Người thiết kế bộ trang phục cho vệ binh Thụy Sĩ là Michelangelo bộ quần áo bây giờ đã lỗi thời nhiều người cho rằng nó không mang tính oai nghiêm của một người cận vệ, nhưng xét về tính lịch sử thì bộ quần áo trên là bộ đồng phục lâu đời nhất trên thế giới.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Admission requirements Official Vatican web page, Roman Curia, Swiss Guards, retrieved ngày 7 tháng 8 năm 2006
- ^ "Pope thanks Pontifical Swiss Guard for dedicated, loyal service", Catholic News Service, ngày 7 tháng 5 năm 2009
- ^ Giáo hoàng cách chức tư lệnh vệ binh Thụy Sĩ, BBC online
- ^ “Pope sacks the head of his Swiss Guard for being 'too strict'”. The Telegraph.
- ^ a b c d e “May 6th: The Recruits Take their Oath of Loyalty”. Vatican - The Holy See. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2012.
- ^ “Swearing-in”. Swissguard.va. Holy See.
|url=
trống hay bị thiếu (trợ giúp);|ngày truy cập=
cần|url=
(trợ giúp) - ^ a b c d e f “Formula del Giuramento (Oath of Loyalty)” (bằng tiếng Đức, French, và Italian). Vatican - The Holy See. Truy cập ngày 4 tháng 1 năm 2013.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
- ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 2 năm 2015. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2013.