Xứ Punt
Xứ Punt cũng được người Ai Cập cổ đại gọi là Pwenet hoặc Pwene[1] là một vương quốc cổ và đối tác thương mại của Ai Cập nổi danh nhờ vào sản xuất và xuất khẩu vàng, nhựa thơm, gỗ đen, gỗ mun, ngà voi và các loài thú hoang. Người Ai Cập cổ đại đã biết đến xứ này trong các tài liệu ghi chép trong hành trình thương mại của mình.[2] Một số học giả chuyên nghiên cứu Kinh Thánh đã nhận diện nó với xứ Put trong Kinh Thánh.[3] Vào lúc đó Punt được gọi là Ta netjer, "xứ sở thần linh".[4][5] Giới sử học hiện vẫn còn tranh cãi về vị trí chính xác của Punt nằm đâu đó ở miền nam Ai Cập và các phái đoàn thương mại Ai Cập đi bằng đường biển hay đường bộ cụ thể nào.[6]
Vị trí của xứ Punt một thời được đồng nhất với vùng Somalia ngày nay, nhưng lập luận thuyết phục hiện nay cho rằng xứ Punt này nằm ở miền nam Sudan hay vùng Eritrea của Ethiopia, nơi đây có nhiều loại động, thực vật mô tả trong các tác phẩm chạm nổi và tranh vẽ hay được mô tả trong tư liệu thành văn.[6] Hầu hết các học giả ngày nay tin rằng Punt được nằm ở phía đông nam Ai Cập, nhiều khả năng là trong khu vực ven biển mà nay thuộc Somalia, Djibouti, Eritrea, đông bắc Ethiopia và bờ Biển Đỏ của Sudan.[7] Tuy nhiên, một số học giả đã lưu ý để thay vào phạm vi của những chữ khắc cổ mà xác định vị trí xứ Punt nằm ở bán đảo Ả Rập.[8] Nó cũng có thể là lãnh thổ bao phủ cả vùng Sừng châu Phi và miền Nam Ả Rập.
Sự tiếp xúc giữa Ai Cập với xứ Punt
[sửa | sửa mã nguồn]Hành trình đến xứ Punt của người Ai Cập được ghi lại sớm nhất là do Pharaon Sahure của Vương triều thứ 5 tổ chức (thế kỷ 25 TCN). Tuy nhiên, vàng từ xứ Punt được ghi nhận đã có mặt tại Ai Cập sớm nhất là dưới thời Pharaon Khufu của Vương triều thứ 4.[9] Về sau đã có nhiều cuộc thám hiểm đến xứ Punt dưới thời Vương triều thứ 6, 11, 12 và 18 của Ai Cập. Dưới thời vương triều thứ 12, việc giao thương với xứ Punt còn được ca tụng trong tác phẩm văn học nổi tiếng là Chuyện kể thủy thủ đắm tàu, mà tên của vị anh hùng trong câu truyện đọ sức với con rắn ma thuật tạo ra chất nhựa thơm và mô tả vị anh hùng này như là vua xứ Punt.[6]
Dưới thời Mentuhotep III (Vương triều thứ 11, khoảng năm 2000 TCN), một viên quan tên là Hannu đã tổ chức một hoặc nhiều chuyến viễn du tới xứ Punt, nhưng không chắc là bản thân ông có mặt trên chuyến đi này.[10] Những thương vụ của các pharaon Senusret I, Amenemhat II và Amenemhat IV cũng vượt biển thành công trên chuyến đi đến xứ sở huyền bí Punt.[11][12]
Dưới thời Vương triều thứ 18 của Ai Cập, Hatshepsut đã lập nên một hạm đội Biển Đỏ để tạo thuận lợi cho thương mại giữa người đứng đầu của Vịnh Aqaba và các điểm phía nam xa tận xứ Punt để đưa đồ mai táng đến Karnak để đổi lấy vàng của xứ Nubia. Đích thân Hatshepsut đã tiến hành những chuyến hải trình Ai Cập cổ đại nổi tiếng nhất để đi thuyền tới xứ Punt. Dưới triều đại của Nữ hoàng Hatshepsut vào thế kỷ 15 TCN, đoàn tàu thường xuyên băng qua Biển Đỏ để có thu mua nhựa đường bitum, đồng, bùa trang trí naptha và các loại hàng hóa được vận chuyển bằng đường bộ và xuống vùng Biển Chết đến Elat ở đầu vịnh Aqaba nơi chúng nhập cuộc với hương trầm và mộc dược đến phía bắc cả bằng đường biển và đường bộ dọc theo các tuyến đường thương mại thông qua các dãy núi chạy từ phía bắc dọc theo bờ biển phía đông của Biển Đỏ.[13] Nhiều cảnh vẽ trong một số đền thờ và lăng mộ thời Tân Vương quốc mô tả cư dân xứ Punt như một dân tộc có màu da hơi đỏ sậm và nét mặt đẹp, được thể hiện qua mái tóc dài trong các bức tranh lâu đời hơn, nhưng từ cuối vương triều thứ 18 trở đi, họ được mô tả với kiểu tóc cắt cao hơn.[6]
Chuyến hải trình năm chiếc tàu buôn còn sót lại được tường thuật trên bức phù điêu tại ngôi đền mai táng Hatshepsut tại Deir el-Bahri.[14] Qua các văn bản trong đền, Hatshepsut "duy trì viễn vọng về viên sứ thần của bà" là Đại pháp quan Nehsi được đề cập đến trong vai trò là người đứng đầu đoàn thương thuyền, đã đi tới xứ Punt "để thu đồ cống từ người dân bản xứ" thừa nhận lòng trung thành của họ với pharaon Ai Cập.[15] Trong thực tế, đoàn thám hiểm của Nehsi chỉ đơn giản là một thương vụ đến xứ Punt vào lúc ấy đã là một thương điếm có từ lâu đời.[15] Hơn nữa, lần viếng thăm của Nehsi tới Punt không phải là sự can đảm quá mức kể từ khi ông được "hộ tống bới ít nhất năm chiếc tàu buôn [Ai Cập] chở đầy hàng hóa" và sự chào đón nồng nhiệt của thủ lĩnh xứ Punt và gia đình kề cận ông.[14][15] Người Punt "không chỉ bán sản phẩm của chính mình như hương trầm, gỗ mun và gia súc có sừng ngắn, mà [còn] những hàng hóa từ các nước châu Phi khác như vàng, ngà voi và da thú."[15] Theo các bức phù điêu trong đền vào lúc đó xứ Punt nằm dưới sự cai trị của Vua Parahu và Hoàng hậu Ati.[16] Tuy nhiên, phần lớn các văn khắc khác ngụ ý rằng người Ai Cập đã chạm trán với nhiều nhóm khác ở xứ Punt, mỗi nhóm đều có lãnh đạo riêng, cũng tương tự như các dân tộc ở Nubia Hạ và Thượng chia thành nhiều bộ tộc có tên gọi khác nhau. Có thể Parahu chỉ là lãnh đạo của một liên minh lỏng lẻo gồm các tù trưởng hay đại diện của một nhóm ven biển có vai trò trung gian hòa giải giữa người Ai Cập và nhiều vùng ở sâu trong đất liền thuộc xứ Punt.[6] Hình minh họa về chuyến đi buôn tới xứ Punt của Hatshepsut xuất hiện vào năm thứ 9 dưới thời nữ pharaoh với lời chúc phúc của thần Amun:
Amon, vị Chúa tể Ngai vàng của hai Xứ sở nói: "Đến đây, đến đây trong hòa bình nào hỡi đứa con gái của ta, đứa con kiều diễm, tài nghệ trong trái tim ta, Vua Maatkare [tức là Hatshepsut]...Ta sẽ giao cho ngươi toàn bộ xứ Punt...Ta sẽ dẫn dắt binh sĩ của ngươi qua đường bộ và đường biển, trên bờ biển bí ẩn, nối liền các bến cảng ngập tràn hương trầm...Họ muốn lấy bao nhiêu cái tùy thích. Họ sẽ chở chúng trên những chiếc tàu làm hài lòng trái tim họ với hàng cây xanh ngát [tức là tươi tắn] mùi hương, và toàn bộ những món hàng tuyệt mỹ của xứ này."[17]
Trong khi người Ai Cập "lại không đặc biệt giỏi làm thơ về mối hiểm họa của du lịch đường biển và các chuyến đi dài ngày tới xứ Punt, có vẻ như là một cái gì đó giống như một cuộc hành trình đến mặt trăng dành cho các nhà thám hiểm ngày nay...những phần thưởng [cho việc kiếm trầm hương, gỗ mun và mộc dược] rõ ràng có nhiều giá trị hơn là những rủi ro."[11][18] Những người kế thừa Vương triều thứ 18 của Hatshepsut như Thutmose III và Amenhotep III cũng tiếp tục truyền thống giao thương của người Ai Cập với xứ Punt,[19] như văn khắc từ tấm bia đá trong đền mai táng Amenhotep III:
Quay mặt về phía mặt trời mọc tôi sẽ tạo cho các bạn một ngạc nhiên, tôi đã đưa các bạn đến xứ Punt, với tất cả hương hoa trên đất nước họ, cầu nguyện các bạn an bình và hít thở không khí trong lành.[6]
Mối quan hệ buôn bán với xứ Punt vẫn được tiếp tục vào đầu vương triều thứ 20 trước khi chấm dứt sự kết thúc thời kỳ Tân Vương quốc của Ai Cập.[19] Papyrus Harris I, một tài liệu cùng thời kể chi tiết về các sự kiện xảy ra dưới thời kỳ trị vì của vị vua thuộc Vương triều thứ 20 là Ramesses III, bao gồm sự mô tả sinh động về một cuộc hành trình của đoàn thương thuyền Ai Cập trở về từ xứ Punt:
Họ đến nơi an toàn tại vùng Coptos giữa sa mạc: họ thả neo trong hòa bình, chở hàng hóa mà họ mang tới. Chúng [hàng hóa] được chuyên chở trong chuyến đi bằng đường bộ, trên lưng những con lừa và người khiêng, được chất lại trên những chiếc tàu tại bến cảng Coptos. Chúng [hàng hóa và người Punt] được gửi về phía trước hạ lưu, đến nơi trong niềm hân hoan, mang đồ cống vào triều kiến.[20]
Sau khi thời kỳ Tân Vương quốc chấm dứt, Punt lại trở thành "một xứ sở không có thực và hoang đường trong thần thoại và truyền thuyết."[21] Hiếm khi nó được nhắc đến trong sử sách Ai Cập. Tài liệu tham khảo còn sót lại cuối cùng về khu vực này nằm trong bia đá vỡ vụn của vương triều thứ 26 (khoảng năm 600 TCN), và ngay cả trong bia sự nhấn mạnh đã thay đổi từ thương mại sang khí hậu, với một mô tả gợi sự hiếu kỳ về xứ Punt như một khu vực núi non nơi có lượng mưa lớn tác động đến mức sông Nile dâng cao ở Ai Cập.[6]
Ta netjer
[sửa | sửa mã nguồn]Đôi lúc người Ai Cập cổ đại còn gọi Punt là Ta netjer, có nghĩa là "Xứ sở Thần linh".[22] Điều này đề cập đến thực tế là nó là một trong các vùng đất của Thần Mặt trời, đó là các vùng nằm theo hướng mặt trời mọc về phía Đông của Ai Cập. Những nguồn tài nguyên khu vực phía đông "bao gồm các sản phẩm được sử dụng trong các đền thờ, đặc biệt là hương trầm." Văn học cổ (và văn học không chính thống hiện nay) đã cung cấp nhãn hiệu "Xứ sở Thần linh", khi được giải thích là "Đất Thánh" hoặc "Xứ sở thần linh/tổ tiên", có nghĩa rằng người Ai Cập cổ đại đã xem xứ Punt như là quê hương của tổ tiên mình. W. M. Flinders Petrie tin rằng Dòng dõi Vương triều đến từ hoặc thông qua Punt[23] và E. A. Wallis Budge nói rằng "truyền thuyết Ai Cập thời kỳ các Vương triều đều cho rằng quê quán nguyên thủy của người Ai Cập chính là xứ Punt...".[24] Thuật ngữ này là không chỉ áp dụng cho xứ Punt nằm ở phía đông nam của Ai Cập, mà còn với các khu vực của châu Á về phía đông và đông bắc của Ai Cập, như Liban được coi là nguồn cung cấp gỗ cho các ngôi đền.[25]
Vị trí
[sửa | sửa mã nguồn]Đa phần ý kiến đều đặt vị trí của xứ Punt ở Đông Phi, dựa trên thực tế rằng các sản phẩm của Punt (như mô tả trong hình minh họa trong đền thờ Hatshepsut) được tìm thấy khá dồi dào trong vùng Sừng châu Phi nhưng ít phổ biến hoặc đôi khi vắng mặt tại bán đảo Ả Rập. Những sản phẩm này bao gồm vàng và các loại nhựa thơm như mộc dược, gỗ mun; các loài động vật hoang dã được miêu tả trong xứ Punt bao gồm hươu cao cổ, khỉ đầu chó, hà mã và báo hoa mai. Richard Pankhurst nói: "[Punt] đã được xác định với lãnh thổ trên cả Ả Rập và bờ biển vùng Sừng châu Phi. Việc xem xét các vật phẩm mà Ai Cập có được từ xứ Punt, đáng chú ý là vàng và ngà voi, tuy vậy theo gợi ý thì những thứ này chủ yếu có nguồn gốc từ châu Phi.... Điều này dẫn chúng ta đặt giả thiết cho rằng thuật ngữ Punt có thể được áp dụng nhiều hơn đến châu Phi hơn là lãnh thổ Ả Rập."[2][15][26][27]
Một số học giả không đồng ý với quan điểm này và hướng đến một loạt những bản khắc cổ xưa xác định vị trí Punt nằm ở Ả Rập. Dimitri Meeks đã viết rằng "Các văn bản đã xác định vị trí của xứ Punt nằm ngoài sự nghi ngờ về phía nam là thiểu số, nhưng họ là những người duy nhất đã trích dẫn trong sự đồng thuận hiện hành về vị trí của xứ này. Punt mà người Ai Cập kể lại cho chúng ta được đặt vị trí – liên quan đến thung lũng sông Nile – ở cả phía bắc, tiếp xúc với các nước Cận Đông của khu vực Địa Trung Hải, và cũng về phía đông hoặc đông nam, trong khi biên giới xa tận về phía nam. Chỉ bán đảo Ả Rập mới đáp ứng tất cả các dấu hiệu này."[8]
Năm 2010, một nghiên cứu di truyền học được tiến hành trên xác ướp còn lại của khỉ đầu chó được người Ai Cập cổ đại mang về từ xứ Punt. Dẫn đầu bởi một nhóm nghiên cứu từ Bảo tàng Ai Cập và Đại học California, các nhà khoa học sử dụng phân tích đồng vị oxy để kiểm tra sợi tóc của hai xác ướp con khỉ đầu chó đã được bảo quản tại Bảo tàng Anh. Một trong những con khỉ đầu chó đã bị bóp méo dữ liệu đồng vị, do đó giá trị đồng vị oxy của người khác được so sánh với một trong số mẫu vật khỉ đầu chó hiện nay từ các khu vực có liên quan. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng các xác ướp có mối liên hệ gần gũi với số mẫu vật hiện đại được tìm thấy ở Eritrea và Ethiopia trái ngược hẳn với láng giềng Somalia, với các mẫu vật Ethiopia "về cơ bản đến từ phía tây Eritrea". Nhóm nghiên cứu đã không có cơ hội để so sánh các xác ướp với giống khỉ đầu chó tại Yemen. Các nhà khoa học tin rằng một phân tích như vậy sẽ mang lại kết quả tương tự vì theo họ, bản đồ khu vực đồng vị cho thấy khỉ đầu chó tại Yemen sẽ gần giống với láng giềng của chúng ở Somalia. Giáo sư Dominy, một trong những người đứng đầu nhóm nghiên cứu nêu lên kết luận rằng: "Chúng tôi nghĩ rằng Punt là một loại khu vực bị giới hạn bao gồm phía đông Ethiopia, Somalia và Eritrea."[28]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Ian Shaw & Paul Nicholson, The Dictionary of Ancient Egypt, British Museum Press, London. 1995, p.231.
- ^ a b Shaw & Nicholson, p.231.
- ^ Sadler, Jr., Rodney (2009). “Put”. Trong Katharine Sakenfeld (biên tập). The New Interpreter's Dictionary of the Bible. 4. Nashville: Abingdon Press. tr. 691–92.
- ^ Emmet Scott, Hatshepsut, Queen of Sheba [1].
- ^ Breasted, John Henry (1906–1907), Ancient Records of Egypt: Historical Documents from the Earliest Times to the Persian Conquest, collected, edited, and translated, with Commentary, p.433, vol.1
- ^ a b c d e f g Brian M.Fagan, Bảy mươi bí ẩn lớn của thế giới cổ đại - Giải mã 70 bí ẩn lớn của các nền văn minh cổ, Nhà xuất bản Mỹ thuật. 2003, tr. 159-161
- ^ Simson Najovits, Egypt, trunk of the tree, Volume 2, (Algora Publishing: 2004), p.258.
- ^ a b Dimitri Meeks – Chapter 4 – "Locating Punt" from the book "Mysterious Lands", by David B. O'Connor and Stephen Quirke.
- ^ Breasted 1906–07, tr. 161, vol. 1.
- ^ Breasted 1906–07, tr. 427–433, vol. 1.
- ^ a b Joyce Tyldesley, Hatchepsut: The Female Pharaoh, Penguin Books, 1996 hardback, p.145
- ^ El-Sayed Mahfouz: Amenemhat IV at Wadi Gawasis, Bulletin de l'Institut français d'archéologie orientale A. (BIFAO) 2010, vol. 110, [165-173, 485, 491 [11 p.]], ISBN 978-2-7247-0583-6, see also [2] Lưu trữ 2017-09-27 tại Wayback Machine
- ^ Dr. Muhammed Abdul Nayeem, (1990). Prehistory and Protohistory of the Arabian Peninsula. Hyderabad. ISBN.
- ^ a b Tyldesley, Hatchepsut, p.149
- ^ a b c d e Tyldesley, Hatchepsut, p.147
- ^ Breasted 1906–07, tr. 246–295, vol. 1.
- ^ E. Naville, The Life and Monuments of the Queen in T.M. Davis (ed.), the tomb of Hatshopsitu, London: 1906. pp.28–29
- ^ Tyldesley, Hatchepsut, p.148
- ^ a b Tyldesley, Hatchepsut, pp.145–146
- ^ K.A. Kitchen, Punt and how to get there, Orientalia 40 (1971), 184–207:190.
- ^ Tyldesley, Hatchepsut, p.146
- ^ Breasted 1906–07, tr. 658, vol. II.
- ^ "The Making of Egypt" (Kiến tạo Ai Cập) xuất bản năm 1939 nói rằng xứ Punt "rất thiêng liêng đối với người Ai Cập như thể đó là nguồn gốc của chủng tộc họ."
- ^ Short History of the Egyptian People (Lược sử người Ai Cập) của E. A. Wallis Budge. Budge nói rằng "truyền thuyết Ai Cập thời kỳ các Vương triều đều cho rằng quê quán nguyên thủy của người Ai Cập chính là xứ Punt..."
- ^ Breasted 1906–07, tr. 451,773,820,888, vol. II.
- ^ Pankhurst, Richard (2001). “The Ethiopians: A history”. ISBN 978-0-631-22493-8. Chú thích journal cần
|journal=
(trợ giúp) - ^ Hatshepsut's Temple at Deir El Bahari By Frederick Monderson
- ^ Owen Jarus,“Baboon mummy analysis reveals Eritrea and Ethiopia as location of land of Punt”. The Independent. ngày 26 tháng 4 năm 2010. Truy cập ngày 26 tháng 4 năm 2010.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Bradbury, Louise (1988), “Reflections on Travelling to 'God's Land' and Punt in the Middle Kingdom”, Journal of the American Research Center in Egypt, 25: 127–156, doi:10.2307/40000875.
- Breasted, John Henry (1906–1907), Ancient Records of Egypt: Historical Documents from the Earliest Times to the Persian Conquest, collected, edited, and translated, with Commentary, 1–5, University of Chicago Press (xuất bản 1906–1907)Quản lý CS1: định dạng ngày tháng (liên kết).
- Fattovich, Rodolfo. 1991. "The Problem of Punt in the Light of the Recent Field Work in the Eastern Sudan". In Akten des vierten internationalen Ägyptologen Kongresses, München 1985, edited by Sylvia Schoske. Vol. 4 of 4 vols. Hamburg: Helmut Buske Verlag. 257–272.
- ———. 1993. "Punt: The Archaeological Perspective". In Sesto congresso internazionale de egittologia: Atti, edited by Gian Maria Zaccone and Tomaso Ricardi di Netro. Vol. 2 of 2 vols. Torino: Italgas. 399–405.
- Herzog, Rolf. 1968. Punt. Abhandlungen des Deutsches Archäologischen Instituts Kairo, Ägyptische Reihe 6. Glückstadt: Verlag J. J. Augustin.
- Kitchen, Kenneth (1971), “Punt and How to Get There”, Orientalia, 40: 184–207
- Kitchen, Kenneth (1993), “The Land of Punt”, trong Shaw, Thurstan; Sinclair, Paul; Andah, Bassey; Okpoko, Alex (biên tập), The Archaeology of Africa: Foods, Metals, Towns, 20, London and New York: Routledge, tr. 587–608.
- Meeks, Dimitri (2003), “Locating Punt”, trong O'Connor, David B.; Quirke, Stephen G. J. (biên tập), Mysterious Lands, Encounters with ancient Egypt, 5, London: Institute of Archaeology, University College London, University College London Press, tr. 53–80, ISBN 1-84472-004-7.
- Paice, Patricia (1992), “The Punt Relief, the Pithom Stela, and the Periplus of the Erythean Sea”, trong Harrak, Amir (biên tập), Contacts Between Cultures: Selected Papers from the 33rd International Congress of Asian and North African Studies, Toronto, 15–ngày 25 tháng 8 năm 1990, 1, Lewiston, Queenston, and Lampeter: The Edwin Mellon Press, tr. 227–235.
- O'Connor, David (1994), Ancient Nubia: Egypt's Rival in Africa, University of Pennsylvania Press, pp. 41–44.
Văn học cổ
[sửa | sửa mã nguồn]- Johannes Dumichen: Die Flotte einer ägyptischen Königin, Leipzig, 1868.
- Wilhelm Max Müller: Asien und Europa nach altägyptischen Denkmälern, Leipzig, 1893.
- Adolf Erman: Life in Ancient Egypt, London, 1894.
- Édouard Naville: "Deir-el-Bahri" in Egypt Exploration Fund, Memoirs XII, XIII, XIV, and XIX, London, 1894 et seq.
- James Henry Breasted: A History of the Ancient Egyptians, New York, 1908.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Xứ Punt với những dẫn chứng từ Breasted (1906) và Petrie (1939)
- Nữ hoàng Hatasu và chuyến hành trình đến xứ Punt Lưu trữ 2023-05-06 tại Wayback Machine của Amelia Ann Blanford Edwards (1891)
- Deir el-Bahri: Đền mai táng Hatshepsut
- Hội trường xứ Punt ở Deir el-Bahri; và Xứ Punt nằm ở đâu? thảo luận bởi Dr. Karl H. Leser
- Hội chứng Hoàng hậu xứ Punt
Tin tức tường thuật về việc khai quật Wadi Gawasis
[sửa | sửa mã nguồn]- Giới khảo cổ phát hiện những chiếc tàu thời cổ đại ở Ai Cập (Boston University Bridge, 18 tháng 3 năm 2005). Cuộc khai quật tại Wadi Gawasis, có thể là bến cảng Saaw thời Ai Cập cổ đại.
- Tàn tích của đoàn tàu đi biển Ai Cập cổ đại được phát hiện (New Scientist, 23 tháng 3 năm 2005).
- Dong buồm đến những vùng đất xa xôi Lưu trữ 2012-09-23 tại Wayback Machine (Al Ahram, 2 tháng 6 năm 2005).
- Tàn tích tàu thuyền cổ đại được khai quật Lưu trữ 2012-12-08 tại Archive.today (Deutsche Press Agentur, 26 tháng 1 năm 2006).
- Xưởng đóng tàu 4.000 năm tuổi được khai quật tại Ai Cập (MSNBC, 6 tháng 3 năm 2006).