Tiếng Pháp
Giao diện
Tiếng Pháp (tiếng Pháp: Langue française) là một ngôn ngữ Rôman thuộc hệ Ấn-Âu, ngôn ngữ chính thức của 29 quốc gia, đa phần thuộc Cộng đồng Pháp ngữ.
Trích dẫn bằng tiếng Pháp
[sửa]- 1888, Guy de Maupassant, Pierre et Jean, Lời nói đầu
- La langue française, d’ailleurs, est une eau pure que les écrivains maniérés n’ont jamais pu et ne pourront jamais troubler. Chaque siècle a jeté dans ce courant limpide, ses modes, ses archaïsmes prétentieux et ses préciosités, sans que rien surnage de ces tentatives inutiles, de ces efforts impuissants. La nature de cette langue est d’être claire, logique et nerveuse. Elle ne se laisse pas affaiblir, obscurcir ou corrompre.
- Vả lại tiếng Pháp là một làn nước trong mà các nhà văn kiểu cách chưa bao giờ và sẽ chẳng bao giờ khuấy đục nổi. Mỗi thế kỷ đã ném vào dòng chảy trong vắt ấy những "mốt" của nó, những điều phỏng ước kiêu căng tự phụ và những thứ cầu kỳ của nó, song chẳng có gì còn nổi lên được từ những mưu toan vô bổ ấy, từ những cố gắng bất lực ấy. Bản chất của ngôn ngữ này là trong sáng, lô gíc và gân guốc. Ta không để cho người ta làm suy nhược đi, tối tăm đi hoặc hư hỏng đi.[1]
- La langue française, d’ailleurs, est une eau pure que les écrivains maniérés n’ont jamais pu et ne pourront jamais troubler. Chaque siècle a jeté dans ce courant limpide, ses modes, ses archaïsmes prétentieux et ses préciosités, sans que rien surnage de ces tentatives inutiles, de ces efforts impuissants. La nature de cette langue est d’être claire, logique et nerveuse. Elle ne se laisse pas affaiblir, obscurcir ou corrompre.
Thành ngữ
[sửa]- quand le vin est tiré, il faut le boire
- tạm dịch: rượu đã rót thì phải uống.
- tương đương: đâm lao theo lao
- tạm dịch: rượu đã rót thì phải uống.
Ca khúc
[sửa]- 1945, Édith Piaf, La Vie en rose
- Je vois la vie en rose
Il me dit des mots d'amour- Em nhìn đời qua lăng kính màu hồng
Chàng nói với em những lời yêu thương
- Em nhìn đời qua lăng kính màu hồng
- Je vois la vie en rose
Trích dẫn về tiếng Pháp
[sửa]- 1906, Phan Châu Trinh, Người Nam nên học chữ Pháp, dẫn lời Ōkuma Shigenobu
- Các ông mắc phải bệnh "ngột". Học tiếng Pháp, chữ Pháp, chính là phương thuốc chữa bệnh "ngột" đầu tiên của các ông vậy ...
- 1917, Phạm Quỳnh, Bàn về văn-minh học-thuật nước Pháp
- Nay thử hỏi các nhà tây-học nước ta, sau khi đọc xong một quyển sách hay bằng chữ Pháp, sách văn-chương hay sách nghị-luận, sách tiểu-thuyết hay sách nhàn-đàm, thì cái cảm-giác ra làm sao ? Tất ai ai cũng từng nhận rằng cái cảm-giác ấy có nhẹ-nhàng mà thiết-thực, thơm-tho mà mặn-mà ; cái hương, cái sắc, cái điệu, cái tình nó có một vẻ thiên-nhiên mà đườm-nhuận, thanh-tao mà đậm-đà, thực xưa nay ta chưa từng được hưởng biết bao giờ.
- 1939, Phan Khôi, Tục ngữ, phong dao và địa vị của nó trong văn học
- Trong tiếng Pháp có những tục ngữ vốn là câu thơ của thi nhân nào đó bởi truyền tụng lắm mà về sau thành ra, người ta gọi là “des vers passés en proverbes”, thì trong tiếng ta cũng vậy.
Xem thêm
[sửa]Tham khảo
[sửa]- ^ Guy de Maupassant (2018). "Tiểu thuyết". Pierre và Jean. Lê Hồng Sâm dịch. Nhà xuất bản Văn học.
Liên kết ngoài
[sửa]- Bài viết bách khoa Tiếng Pháp tại Wikipedia
Tra tiếng Pháp trong từ điển mở tiếng Việt Wiktionary |