Location via proxy:   [ UP ]  
[Report a bug]   [Manage cookies]                
Bước tới nội dung

Tải xuống tệp GPX cho bài viết này
Từ Wikivoyage

Tứ Xuyên (tiếng Trung: 四川) là một tỉnh nằm ở tây nam của Trung Quốc. Tỉnh lị của Tứ Xuyên là Thành Đô, một trung tâm kinh tế trọng yếu của miền Tây Trung Quốc. Giản xưng của Tứ Xuyên là "Xuyên" hoặc "Thục", do thời Tiên Tần, trên đất Tứ Xuyên có hai nước chư hầu là Thục và Ba, nên Tứ Xuyên còn có biệt danh là "Ba Thục". Tỉnh Tứ Xuyên có một lịch sử lâu dài, cảnh quan đẹp, sản vật phong phú, từ xưa đã được gọi là "Thiên phủ chi quốc" (天府之国). Phía tây Tứ Xuyên là nơi cư trú của các dân tộc thiểu số như người Tạng, người Di và người Khương.

Các vùng

[sửa]
Các khu vực của Tứ Xuyên
Ngawa
Trong khu vực phía bắc trung tâm của Tứ Xuyên, nó là một châu vực tự trị người Tây Tạng tự trị và người Khương
Garzê
Ở tây Tứ Xuyên, một châu tự trị người Tạng
Nam Tứ Xuyên
Gồm Lương Sơn của người Di và Phàn Chi Hoa
Đông Tứ Xuyên
Gồm thủ phủ Thành Đô và các thành phố lớn khác của Tứ Xuyên

Tứ Xuyên có 18 thành phố (địa cấp thị) và 3 châu tự trị:

Bản đồ # Tên gọi Thủ phủ Chữ Hán
Bính âm
Dân số 2010) Diện tích
(km²)
Thành thị cấp phó tỉnh
9 Thành Đô Thanh Dương 成都市
Chéngdū Shì
14.047.625 12.121
Thành phố cấp địa khu
3 Miên Dương Phù Thành 绵阳市
Miányáng Shì
4.613.862 20.249
4 Quảng Nguyên Lợi Châu 广元市
Gǔangyúan Shì
2.484.125 16.314
5 Nam Sung Thuận Khánh 南充市
Nánchōng Shì
6.278.622 12.479
6 Ba Trung Ba Châu 巴中市
Bāzhōng Shì
3.283.771 12.301
7 Đạt Châu Thông Xuyên 达州市
Dázhōu Shì
5.468.092 16.600
8 Nhã An Vũ Thành 雅安市
Yǎ'ān Shì
1.507.264 15.314
10 Đức Dương Tinh Dương 德阳市
Déyáng Shì
3.615.759 5.954
11 Toại Ninh Thuyền Sơn 遂宁市
Sùiníng Shì
3.252.551 5.324
12 Quảng An Quảng An 广安市
Guǎng'ān Shì
3.205.476 6.344
13 Mi Sơn Đông Pha 眉山市
Méishān Shì
2.950.548 7.186
14 Tư Dương Nhạn Giang 资阳市
Zīyáng Shì
3.665.064 7.962
15 Lạc Sơn Thị Trung 乐山市
Lèshān Shì
3.235.756 12.826
16 Nội Giang Thị Trung 内江市
Nèijiāng Shì
3.702.847 5.386
17 Tự Cống Tự Lưu Tỉnh 自贡市
Zìgòng Shì
2.678.898 4.373
18 Nghi Tân Thúy Bình 宜宾市
Yíbīn Shì
4.472.001 13.283
19 Lô Châu Giang Dương 泸州市
Lúzhōu Shì
4.218.426 12.247
21 Phàn Chi Hoa Đông khu 攀枝花市
Pānzhīhūa Shì
1.214.121 7.440
Châu tự trị
1 Garzê (Cam Tư)
của người Tạng
Khang Định 甘孜藏族自治州
Gānzī Zàngzú Zìzhìzhōu
1.091.872 152.629
2 Ngawa (A Bá)
của người Tạng & Khương)
Barkam
(Mã Nhĩ Khang)
阿坝藏族羌族自治州
Ābà Zàngzú Qiāngzú Zìzhìzhōu
898.713 84.242
20 Lương Sơn
của người Di
Tây Xương 凉山彝族自治州
Liángshān Yízú Zìzhìzhōu
4.532.809 60.423

Thành phố

[sửa]
  • Thành Đô - thủ phủ của Tứ Xuyên với 2.000 năm lịch sử, phần đông nam được bao quanh bởi các dãy núi nhỏ và phía đông bắc là Thành Đô Campagna
  • Dege - nơi của một thư viện Tây Tạng tuyệt vời
  • Ganzi - thị trấn Tây Tạng và là điểm khởi đầu để khám phá tu viện địa phương
  • Khang Định - cửa ngõ vào khu vực Tây Tạng phía tây Tứ Xuyên
  • Langmusi - thị trấn biên giới đẹp Tây Tạng thuộc cả Cam Túc và Tứ Xuyên, với hai tu viện, cơ hội leo núi ngựa và một bãi thiên táng
  • Lạc Sơn - nơi có tác phẩm khắc đá lớn nhất khắc Đức Phật trên thế giới
  • Tùng Phiên - căn cứ để khám phá bảo tồn thiên nhiên Cửu Trại Câu và văn hóa Amdo Tây Tạng
  • Hương Thành - trên đường cao đến Vân Nam
  • Tây Xương

Các điểm đến khác

[sửa]

Tổng quan

[sửa]

Địa lý

[sửa]

Bồn địa Tứ Xuyên được các dãy núi bao quanhTứ Xuyên nằm ở khu vực Tây Nam Trung Quốc, ở thượng du của Trường Giang, nằm sâu trong nội địa. Chiều dài đông-tây của Tứ Xuyên là 1.075 km, chiều dài bắc-nam là 921 km, diện tích trên 484 nghìn km². Khu vực tây bộ Tứ Xuyên là một bộ phận của cao nguyên Thanh-Tạng, phần lớn đông bộ Tứ Xuyên thuộc bồn địa Tứ Xuyên. Theo chiều kim đồng hồ từ phía bắc, Tứ Xuyên lần lượt giáp với Cam Túc, Thiểm Tây, Trùng Khánh, Quý Châu, Vân Nam, khu tự trị Tây Tạng và Thanh Hải.

Núi non là loại địa hình chủ yếu của Tứ Xuyên và chiếm 77,1%, tiếp đến là gò đồi (12,9%), đồng bằng (5,3%) và cao nguyên (4,7%). Tứ Xuyên có đặc điểm tây cao đông thấp một cách rõ rệt, các cao nguyên ở tây bắc và núi non ở tây nam cao trên 4.000 m so với mực nước biển, các bồn địa và gò đồi ở phía đông cao từ 1000-3000 mét so với mực nước biển. Địa hình Tứ Xuyên phức tạp và đa dạng, bao gồm bồn địa Tứ Xuyên với diện tích trên 160.000 km² (song chia sẻ với Trùng Khánh); cao nguyên Thanh-Tạng và dãy núi Hoành Đoạn ở phía tây; phía nam liền với cao nguyên Vân-Quý. Phía bắc bồn địa Tứ Xuyên là Mễ Thương Sơn (米仓山) và đây cũng là ranh giới tự nhiên giữa Tứ Xuyên với Thiểm Tây, phía nam bồn địa là Đại Lâu Sơn (大娄山), phía đông bồn địa là dãy núi Vu Sơn (巫山), phía tây bồn địa là Cung Lai Sơn (邛崃山), phía tây bắc bồn địa là Long Môn Sơn, đông bắc là Đại Ba Sơn (大巴山), đông nam bồn địa là Đại Lương Sơn (大凉山). Đỉnh cao nhất tại Tứ Xuyên là Cống Ca Sơn (贡嘎山) thuộc dãy núi Đại Tuyết Sơn với cao độ 7.556 mét so với mực nước biển. Đứt gãy Long Môn Sơn (龙门山断层) là nguyên nhân gây nên trận động đất Tứ Xuyên vào năm 2008, đứt gãy này nằm ở ranh giới phía đông của cao nguyên Thanh Tạng. Tại khu vực đứt gãy, độ cao tăng từ 600m so với mực nước biển tại khu vực phía nam bồn địa Tứ Xuyên lên đến độ cao trên 6500 m của cao nguyên Thang Tạng trong một khoảng cách dưới 50 km.[35]

Khí hậu

[sửa]

Sông băng Hải Loa Câu (海螺沟) bên dưới Cống Ca Sơn, đỉnh núi cao nhất Tứ XuyênDo ảnh hưởng của địa hình và gió mùa, khí hậu trong tỉnh Tứ Xuyên có sự đa dạng. Nói chung, bồn địa Tứ Xuyên ở đông bộ Tứ Xuyên có khí hậu cận nhiệt đới ẩm, song tại khu vực cao nguyên phía tây do chịu ảnh hưởng của địa hình nên khí hậu biến đối dần từ cận nhiệt đới đến cận hàn đới với các vùng đất đóng băng vĩnh cửu, trong đó khu vực tây nam có khí hậu cận nhiệt đới bán ẩm còn khu cực tây bắc có khí hậu hàn đới cao nguyên núi cao. Khu vực bồn địa Tứ Xuyên có từ 900-1600 giờ nắng mỗi năm, là khu vực có số giờ nắng thấp nhất Trung Quốc. Do điều kiện khí hậu đa dạng, Tứ Xuyên có nhiều loại đất, tài nguyên động thực vật và cảnh quan địa lý khác nhau, tạo thuận lợi cho phát triển một nền nông-lâm nghiệp và du lịch đa dạng.

Bồn địa Tứ Xuyên có nhiệt độ trung bình năm là từ 14-19°C, cao hơn khoảng 1°C so với các vùng cùng vĩ độ ở trung hạ du Trường Giang. Trong đó, tháng lạnh nhất là tháng 1 với nhiệt độ không khí bình quân là từ 3-8°C, tháng nóng nhất là tháng 7 với nhiệt độ bình quân là 25-29°C, nhiệt độ mùa xuân và mùa thu gần với nhiệt độ trung bình năm, Khu vực có bốn mùa rõ rệt, trong năm có từ 280-300 ngày không có sương giá. Vùng cao nguyên phía tây đại bộ phận có nhiệt độ trung bình năm thấp hơn 8°C, nhiệt độ trung bình tháng 1 là khoảng -5°C và nhiệt độ tháng 7 là từ 10-15°C, suốt cả năm không có mùa hè, mùa đông kéo dài. Tuy nhiên, tại vùng núi tây nam Tứ Xuyên, nhiệt độ bình quân của vùng thung lũng là 15-20°C, còn của vùng núi là 5-15°C.

Đại bộ phận bồn địa Tứ Xuyên có lượng giáng thủy hàng năm là từ 900–1200 mm, trong đó những nơi nằm gần vùng núi bao quanh thì có lượng mưa cao hơn những nơi nằm sâu trong bồn địa, khu vực giáp núi phía tây của bồn địa có lượng mưa lớn nhất toàn tỉnh với 1.300-1.800 mm, vì thế thành phố Nhã An còn được gọi là "vũ thành", Liễu Tông Nguyên từng thuyết pháp "Thục khuyển phệ nhật" (Chó đất Thục sủa mặt trời, ý chỉ nhọc công làm điều vô ích). Theo mùa, lượng giáng thủy vào mùa đông là thấp nhất, chỉ chiếm từ 3-5% tổng lượng mưa hàng năm, mùa hè có lượng giáng thủy lớn nhất, chiếm 80% tổng lượng mưa hàng năm. Đại bộ phận vùng cao nguyên phía tây Tứ Xuyên có lượng mưa thấp, lượng giáng thủy hàng năm là từ 600–700 mm, trong đó thung lũng sông Kim Sa chỉ có 400 mm, là khu vực khô hạn nhất của tỉnh. Tại các khu vực có một mùa mưa rõ ràng, mùa này sẽ diễn ra trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 9, lượng mưa chiếm 70-90% của cả năm; tháng 11 đến tháng 4 là mùa khô. Khu vực tây nam Tứ Xuyên có lượng giáng thủy khác biệt lớn, có một mùa mưa rõ ràng. Trong nhiều năm, lượng giáng thủy bình quân của Tứ Xuyên là 488,975 tỉ m³.[36]

Ngôn ngữ

[sửa]

Ngôn ngữ thông dụng của người Tứ Xuyên được gọi là tiếng Tứ Xuyên (Tứ Xuyên thoại), thuộc nhánh Quan thoại Tây Nam của tiếng Hán. Tiếng Tứ Xuyên hiện nay có khoảng 120 triệu người sử dụng, nếu như xem nó là một ngôn ngữ độc lập, số người sử dụng tiếng Tứ Xuyên sẽ đứng ở vị trí thứ 10 thế giới, thấp hơn tiếng Nhật và cao hơn tiếng Đức. Tiếng Tứ Xuyên hiện nay hình thành từ thời kỳ vận động đại di dân "Hồ Quảng điền Tứ Xuyên" những năm Nguyên mạt Minh sơ, tiếng Ba Thục được lưu hành trước đó đã dung hợp với các phương ngôn của những di dân đến từ Hồ Quảng và Lưỡng Quảng, tiếng Tứ Xuyên có liên hệ mật thiết với tiếng Tương và tiếng Cám trong nhánh phương Nam của tiếng Hán.

Ngoài tiếng Tứ Xuyên, tại tỉnh Tứ Xuyên còn có tiếng Khách Gia (Thổ Quảng Đông) và tiếng Tương (Lão Hồ Quảng), với các đảo ngôn ngữ phân bố tại các khu vực của Tứ Xuyên. Trong đó, những người nói tiếng Thổ Quảng Đông chủ yếu tập trung tại vùng gò đồi ở vùng biên của đồng bằng Thành Đô, vùng gò đồi Xuyên Trung và vùng núi non Xuyên Bắc, với tổng cộng 1 triệu người; những người nói tiếng Lão Hồ Quảng tập trung chủ yếu tại vùng gò đồi trung thượng du sông Đà, tổng số khoảng 900.000 người.[40]

Ngoài ra, các dân tộc thiểu số tại Tứ Xuyên cũng sử dụng ngôn ngữ của mình như tiếng Di, tiếng Khương, các phương ngữ tiếng Tạng tại Tứ Xuyên là tiếng Kham và tiếng Gia Nhung.

Đến

[sửa]

Đi lại

[sửa]

Xem

[sửa]

Làm

[sửa]

Ăn

[sửa]

Uống

[sửa]

An toàn

[sửa]

Tiếp theo

[sửa]

Tạo thể loại

Bài viết này còn ở dạng sơ khai nên cần bổ sung nhiều thông tin hơn. Nó có thể không có nhiều thông tin hữu ích. Hãy mạnh dạn sửa đổi và phát triển bài viết!