Location via proxy:   [ UP ]  
[Report a bug]   [Manage cookies]                
Tạp chí Khoa học Đại học Huế: Khoa họ c Tự nhiên; ISSN 1859–1388 Tập 127, Số 1B, 2018, Tr. 39–48; DOI: 10.26459/hueuni-jns.v127i1B.4739 ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG VÀ DINH DƯỠNG CỦA CÁ ONG CĂNG – Terapon jarbua (Forsskal, 1775) Ở VÙNG VEN BIỂN THỪA THIÊN HUẾ Lê Thị Như Phương1*, Nguyễn Văn Khanh2, Võ Văn Phú3, Nguyễn Quang Linh4 1 Trường Đại học Hạ Long Viện Công nghệ Sinh học, Đại Học Huế 3 Trường Đại Học Khoa học, Đại học Huế 4 Đại học Huế 2 Tóm tắt. Cá ong căng được thu thập trong 2 năm 2015 và 2016 ở vùng đầm phá Tam Giang – Cầu Hai với 342 cá thể khác nhau về độ tuổi, kích cỡ, khối lượng ở các vùng sinh thái đầm phá. Cá được bảo quản trong dung dịch formaldehyde 4% và đưa về phòng thí nghiệm của Viện Công nghệ sinh học phân tích đặc điểm sinh trưởng và dinh dưỡng. Kết quả phân tích cho thấy cá có kích cỡ biến động từ 2,6 cm đến 32,3 cm, khối lượng 0,4–540,0 g/con. Tương 2 3,018 quan giữa chiều dài và khối lượng được biểu thị bằng phương trình W  1,3335.10 .L với R2 = 0,923. Kết quả cũng cho thấy thành phần thức ăn của cá ong căng trong đường tiêu hóa bao gồm cả động và thực vật phù du, các mùn bã hữu cơ và các loài cá nhỏ khác. Đây là loài cá ăn động vật và dữ, chúng ăn cả các loài cá khác. Thành phần thức ăn phân tích được gồm có 34 loại thức ăn khác nhau thuộc 8 nhóm thủy sinh vật và mùn bã hữu cơ. Trong đó, chiếm ưu thế là các loài thuộc ngành tảo Silic (chiếm 32,35%), tiếp đến là ngành chân khớp (chiếm 17,65%), giun đốt và động vật có dây sống cùng chiếm 11,76%, ngành tảo lam và động vật thân mềm đều chiếm 8,82%, tảo lục chiếm 5,88%. Từ khóa: cá ong căng, sinh trưởng, dinh dưỡng 1 Đặt vấn đề Cá ong căng thuộc họ cá Căng – Teraponidae, bộ cá Vược (Perciformes), là một trong 4 loài cá căng ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế gồm cá ong căng – Terapon jarbua (Forsskal, 1775); cá ong bầu – Rhynchopelates oxyrhynchus (Temminck & Schlegel, 1842); cá ong hương – Terapon puta (Cuvier, 1829) và cá ong bốn sọc – Pelates quadrilineatus (Bloch, 1790). Cá ong căng là loài cá có giá trị thương phẩm cao, thịt thơm ngon được nhiều người ưu thích [1]. Thông thường, người dân địa phương cũng lựa chọn cá ong căng hay cá ong bầu là 2 loài được ưa chuộng nhiều hơn cả; cá ong căng thịt trắng và chắc hơn các loài cá căng khác. Nguồn lợi thủy sản này chủ yếu dựa vào khai thác tự nhiên và ngày càng cạn kiệt. Việc nuôi cá ong căng để cung cấp cho nhu cầu thị trường cũng rất hạn chế vì thiếu giống và chưa có quy trình nuôi thương phẩm. Nghiên cứu của chúng tôi nhằm tìm hiểu về đặc điểm sinh trưởng, đặc biệt là đặc điểm dinh dưỡng. Nghiên cứu cơ bản có thể góp phần vào việc phát triển quy trình nuôi cá ong căng và hướng đến nghiên * Liên hệ: lenhuphuong90@gmail.com Nhận bài: 6–4–2018; Hoàn thành phản biện: 26–5–2018; Ngày nhận đăng: 4–6–2018 Lê Thị Như Phương và Cs. Tập 127, Số 1B, 2018 cứu về đặc điểm sinh sản và sản xuất giống cung cấp cho nhu cầu nuôi trồng thủy sản ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế. 2 Phương pháp 2.1 Nghiên cứu ngoài thực địa Thời gian nghiên cứu từ tháng 9/2015 đến tháng 10/2016. Chúng tôi tiến hành thu 342 cá thể cá ong căng trực tiếp từ ngư dân đánh bắt hay đặt mua tại các bến thuyền gần chợ trong khu vực nghiên cứu. Mẫu sinh học được xử lý khi còn tươi, tiến hành cân đong đo đếm, bảo quản trong formaldehyde 4% và chuyển về phòng thí nghiệm. 2.2 Phân tích mẫu Đặc điểm sinh trưởng Các đặc điểm sinh trưởng của cá được xác định theo các phương pháp ngư loại thông thường của Beverton & Holt (1956) và Rosa Lee (1920) [4]. Thành lập phương trình sinh trưởng về chiều dài và khối lượng của cá theo Von Bertalanffy (1959) [4]. Dựa vào số đo chiều dài thân (L) và kích thước vẩy (bán kính vẩy và các vòng năm) để tính ngược sinh trưởng về chiều dài của cá theo Rosa Lee (1920). Công thức phương trình của Rosa Lee có dạng 𝐿𝑡 = (𝐿 − 𝑎) · 𝑉𝑡 +𝑎 𝑉 trong đó Lt là chiều dài trung bình của cá cần tìm ở tuổi t (mm); L là chiều dài thân hiện tại đo được của cá (mm); Vt là khoảng cách từ tâm vẩy đến vòng năm ở tuổi t; V là bán kính vẩy đo từ tâm vẩy đến mép vẩy; a là kích thước cá khi bắt đầu có vẩy (mm). Giá trị của đại lượng a được xác định dựa vào những số liệu cụ thể về chiều dài và kích thước vẩy đo được ở từng cá thể thông qua phép giải các phương trình thực nghiệm. Sau khi tính ngược sinh trưởng chiều dài Lt, sẽ tính được tốc độ sinh trưởng hàng năm của cá theo công thức Tt = Lt – L(t–1) trong đó Tt là tốc độ tăng trưởng về chiều dài của cá ở tuổi t (mm); Lt là chiều dài trung bình của cá ở độ tuổi t (mm); L(t–1) là chiều dài trung bình cá ở độ tuổi t–1 (mm). Đặc điểm dinh dưỡng Mẫu cá được giải phẫu ngay khi cá còn sống để quan sát cấu tạo của hệ thống ống tiêu hóa và lấy thức ăn trong ống tiêu hoá, định hình ống tiêu hoá trong dung dịch formaldehyde 4% hoặc cồn 70%. Tương quan chiều dài ruột và chiều dài thân: Chỉ số tương quan chiều dài ruột và chiều dài thân (LRG) được xác định theo Nikolsky (1963). 40 LRG = Chiều dài ruột Chiều dài toàn thân Tập 127, Số 1B, 2018 jos.hueuni.edu.vn Khi chỉ số LRG < 1, cá thuộc nhóm có tính ăn thiên về động vật, LRG = 1–3 thuộc nhóm ăn tạp và nhóm ăn thiên về thực vật có LRG > 3. Xác định thành phần thức ăn: Thành phần thức ăn trong dạ dày của cá được phân tích tại phòng thí nghiệm thuộc viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế. Sau khi giải phẫu hệ thống tiêu hóa, các thành phần thức ăn khác nhau trong dạ dày cá được ghi lại thông qua việc quan sát dưới kính hiển vi hoặc kính lúp hai mắt. Vẽ các mẫu thức ăn quan sát được trong thị trường của kính để phân loại hình thái từng nhóm (taxon) phân loại. Tần số xuất hiện của các loại thức ăn khác nhau được nghi nhận thông qua tỷ lệ số dạ dày chứa thành phần thức ăn đó trên tổng số dạ dày được phân tích được thể hiện bằng tỷ lệ phần trăm [3]. Chúng tôi sử dụng khóa phân loại thực vật bậc thấp, động vật không xương sống thủy sinh để phân loại thành phần thức ăn. Đặc biệt, sử dụng các hình atlas trong cuốn Sinh vật phù du miền Nam Việt Nam của Shirota (1968) để đối chiếu phân loại thức ăn [5–7]. 3 Kết quả và thảo luận 3.1 Tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá Kết quả cho thấy cá được khai thác có kích thước (chiều dài) dao động 3,4–32,3 cm ứng với khối lượng 0,4–540,0 g phân bố trong 5 nhóm tuổi khác nhau. Bảng 1 cho thấy nhóm 0 + với số lượng cá thể thu được chiếm 9,36% với chiều dài dao động 3,40–9,00 cm và khối lượng tương ứng 0,40–17,27 g; nhóm tuổi 1+ có số lượng cá thể thu được chiếm 8,48% với chiều dài dao động 7,2– 22,00 cm và khối lượng 8,64–212,4 g; nhóm 2+ là nhóm có số cá thể thu được nhiều nhất, chiếm 50,3% với chiều dài 10,00–22,50 cm ứng với khối lượng 23,04–228,29 g; nhóm tuổi 3+ chiếm 23,98%, với chiều dài 20,50–27,00 cm, ứng với khối lượng 185,61–530 g; và nhóm tuổi 4+ là nhóm có số cá thể thu được ít nhất với 7,9% với chiều dài dao động 240,5–32,3 cm, tương ứng với khối lượng 220,5–540 g. Từ kết quả Bảng 1 có thể nhận thấy sự khác biệt giữa cá đực và cá cái về kích thước và khối lượng trong cùng một nhóm tuổi. Mối tương quan giữa kích thước và khối lượng cá ong căng được xác định qua hàm số mũ của Beverton & Holt (1956) và được biểu diễn ở Hình 1 bằng phương trình 𝑊 = 1,3335 · 10−2 · 𝐿3,018 Hình 1 cho thấy sự tăng trưởng về chiều dài và khối lượng của cá có mối tương quan chặt chẽ với nhau với R2 = 0,923. Hình 1 cũng cho thấy sự tăng trưởng về chiều dài và khối lượng của cá không đều và theo giai đoạn: Giai đoạn đầu (tuổi 0 +, 1+), cá tăng nhanh về chiều dài và khối lượng tăng chậm; giai đoạn sau tuổi 2+, 3+, cá tăng trưởng chậm chiều dài nhưng tăng nhanh về khối lượng. Sự tăng nhanh về khối lượng ở cá có kích thước lớn có thể liên quan đến việc tích lũy chất dinh dưỡng để đạt được trạng thái thành thục sinh dục. Đặc điểm này phù hợp với tính thích nghi của các loài cá nhiệt đới, đảm bảo sự sinh tồn của loài [2]. 41 Lê Thị Như Phương và Cs. Tập 127, Số 1B, 2018 Bảng 1. Tương quan giữa chiều dài và khối lượng của cá ong căng theo nhóm tuổi Tuổi Giới tính 0+ Chiều dài L (cm) Khối lượng W (g) N Ldđ Ltb Wdđ Wtb N % Juv 3,40 – 9,00 6,11 0,40–17,27 6,53 32 9,36 Đực 8,00 – 19,00 13,61 12,44 – 147,31 76,50 12 4,97 Cái 7,2 – 20,43 13,32 8,64 – 212,4 76,45 17 3,51 Đực 10,00 – 22,00 16,84 23,04 – 263,40 120,31 82 23,98 Cái 11,20 – 22,50 17,54 36,35 – 228,29 135,20 90 26,32 Đực 20,5 – 24,00 22,50 185,61 – 276,93 236,13 37 13,16 Cái 20,50 – 27,00 24,26 192,63–530 337,91 45 10,82 Đực 24,50 – 30,50 27,95 220,50 – 393,70 310,77 12 4,39 Cái 25,50–32,3 29,78 230,1–540 345,80 15 3,51 3,40–32,3 18.82 0,40–540 182,84 342 100 1+ 2+ 3+ 4+ Tổng Hình 1. Đồ thị tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá ong căng 3.2 Cấu trúc tuổi và mức tăng trưởng chiều dài của cá ong căng Cấu trúc tuổi Qua Bảng 1 và Hình 2 có thể thấy quần thể cá ong căng ở đầm phá và vùng ven biển Thừa Thiên Huế có cấu trúc tuổi khá đơn giản, tuổi cá không cao. Tuổi thấp nhất là 0+ (chiếm 7,89%) và cao nhất là 4+ (chiếm 9,36%). Đa số cá khai thác và thu bắt được có tuổi từ 0 + đến 2+ chiếm 68,13%. Đây cũng là nhóm cá có kích thước nhỏ, chất lượng và giá trị thương phẩm không cao, đa số chưa thành thục sinh dục hoặc chỉ mới sinh sản lần đầu, là nguồn bổ sung quan trọng cho 42 Tập 127, Số 1B, 2018 jos.hueuni.edu.vn đàn cá bố mẹ trong tương lai. Tình trạng khai thác như hiện nay sẽ làm giảm nguồn giống tự nhiên bổ sung cho quần thể. Tốc độ tăng trưởng của cá Căn cứ vào số liệu cụ thể về chiều dài và kích thước vảy tương ứng, chúng tôi đã xác định được đại lượng a của phương trình Rosa Lee (1920) là 8,6 mm. Đó là kích thước của cá khi bắt đầu hình thành vảy. Phương trình tính ngược sinh trưởng của cá ong căng theo Rosa Lee (1920) là 𝐿𝑡 = (𝐿 − 8,6) · 𝑉𝑡 + 8,6 𝑉 Phương trình này cho phép xác định chiều dài hằng năm và tốc độ tăng trưởng chiều dài tương ứng của cá (Bảng 2). Kết quả thu được cho thấy trong tự nhiên, kích thước trung bình của cá ong căng ở thời điểm một năm tuổi đạt 141,7 mm, hai năm tuổi đạt 191,9 mm, ba năm tuổi đạt 232,5 mm và bốn năm tuổi là 269,2 mm. Tốc độ tăng trưởng về kích thước của cá ong căng trong năm đầu là cao nhất đạt 141,7 mm, năm thứ 2 tăng thêm 34,0 mm (22,2%), năm thứ 3 tăng thêm 19,7 mm (11,6%) và năm thứ 4 chỉ tăng thêm 11,7 mm (5,9%). Như vậy, có thể thấy tốc độ tăng trưởng của cá ong căng thuộc nhóm cá nhiệt đới có chiều dài trung bình, năm đầu tăng nhanh về chiều dài, các năm sau giảm dần. Hình 2. Thành phần nhóm tuổi của cá ong căng Bảng 2. Tốc độ tăng trưởng hằng năm về chiều dài của cá ong căng Sinh trưởng chiều dài hằng năm Tuổi Giới tính Mức tăng trưởng chiều dài hằng năm T2(tb) L1(tb) L2(tb) L3(tb) L4(tb) mm 0+ 1+ 2+ T3(tb) T4(tb) N T1(tb) % mm % mm % Juv 61,1 32 Đực 92,8 92,8 12 Cái 93,6 93,6 17 Đực 117,2 147,1 117,2 29,9 25,5 82 43 Lê Thị Như Phương và Cs. Tập 127, Số 1B, 2018 Sinh trưởng chiều dài hằng năm Tuổi Giới tính Mức tăng trưởng chiều dài hằng năm T2(tb) L1(tb) L2(tb) L3(tb) L4(tb) T3(tb) T4(tb) N T1(tb) mm % 122,3 30,3 24,8 mm % mm % Cái 122,3 152,7 Đực 143,0 178,9 199,8 143,0 36,0 25,2 20,8 14,6 37 Cái 158,2 193,1 215,2 158,2 34,9 22,1 22,1 14,0 45 Đực 193,7 221,5 244,0 260,2 193,7 27,7 14,3 22,6 11,7 16,2 8,3 12 Cái 212,7 258,0 271,1 278,3 212,7 45,3 21,3 13,1 6,2 7,2 3,4 15 Trung bình 141,7 191,9 232,5 269,2 141,7 34,0 22,2 19,7 11,6 11,7 5,9 342 3+ 4+ 90 Phương trình sinh trưởng của cá ong căng Với các chỉ số về chiều dài và khối lượng của cá thu được, chúng tôi đã xác định được các thông số sinh trưởng theo Von Bertalanffy (Bảng 3). Phương trình sinh trưởng về chiều dài và khối lượng theo Von Bertalanffy có dạng: 𝐿𝑡 = 346,08 · [1 − 𝑒 −0,426·(𝑡+0,323) ] và 𝑊𝑡 = 1132,0 · [1 − 𝑒 −0,177·(𝑡+0,092) ]3,018 . Các thông số ở Bảng 3 cho thấy cá ong căng có thể đạt khối lượng tối đa là 1.132,0 g, tương ứng với chiều dài tối đa là 346,08 mm. Đối chiếu với Bảng 1 có thể thấy cá ong căng đang bị khai thác với kích thước còn quá nhỏ. Điều này hoàn toàn bất lợi cho quần chủng cá, đồng thời chất lượng và giá trị thương phẩm của cá không cao. Bảng 3. Các thông số sinh trưởng theo chiều dài và khối lượng 3.3 Thông số sinh trưởng Theo chiều dài Theo khối lượng L (mm), W (g) 346,08 1132,0 t0 – 0,426 –0,177 K 0,323 0,092 Đặc điểm dinh dưỡng Tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài thân Một chỉ số thường sử dụng để xác định tính ăn của cá là chỉ số tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài thân. Chiều dài ống tiêu hóa của các loài động vật phụ thuộc vào loại thức ăn tự nhiên mà chúng tiêu thụ, chiều dài ống tiêu hóa tăng theo sự gia tăng tỷ lệ các loại thức ăn thực vật trong khẩu phần ăn của cá. Chúng tôi đã tiến hành đo chiều dài ống tiêu hóa và chiều dài thân của cá ong căng, từ đó xác định được sự tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài thân thông qua Bảng 4. Theo nhận định của Nikolsky (1963), những loài cá có tính ăn thiên về động vật sẽ có giá trị Li/L0 < 1, cá ăn tạp có Li/L0 = 1–3, và cá ăn thiên về thực vật Li/L0 > 3. Khi đối chiếu với kết quả nghiên cứu ở trên RLG = 0,83 có thể kết luận rằng cá ong căng thuộc loài cá ăn động vật. 44 Tập 127, Số 1B, 2018 jos.hueuni.edu.vn Thành phần thức ăn Để xác định thành phần thức ăn của cá ong căng, chúng tôi tiến hành phân tích thức ăn có trong ống tiêu hóa của 342 mẫu cá, chia theo 3 nhóm kích thước dựa trên chiều dài cá lớn nhất và nhỏ nhất có thể thu được (Bảng 4). Bảng 4. Sự biến thiên tỷ lệ Li/L0 của cá ong căng (n = 342) Trung bình Min Max Chiều dài thân (L0, mm) Các chỉ tiêu 152,00 ± 9,97 110,00 180,00 Chiều dài ruột (Li, mm) 126,43 ± 8,54 103,00 159,00 0,83 ± 0,04 0,64 0,95 Tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài thân (RLG) Bảng 4. Thành phần các loại thức ăn trong ống tiêu hóa của cá ong căng TT A I 1 2 II 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 III 14 15 16 B IV 17 18 19 V 20 21 22 23 24 25 VI Nhóm chiều dài cá (mm) Thành phần các loại thức ăn < 150 150–250 THỰC VẬT PHÙ DU Chlorophyta (Ngành tảo lục) Nitzschia ++ + Chlorella +++ + Bacillariophyta (Ngành tảo Silic) Thalassiosira +++ ++ Coscinodiscus ++ 0 Diploneis + 0 Cymbella 0 + Gyrosigma + 0 Rhizosolenia + + Navicula 0 + Datyliosolen 0 + Stephanodiscus + 0 Rhopalodia 0 0 Azpeilia 0 + Cyanophyta (Ngành tảo lam) Aphanocapsa 0 + Cyanodictyon 0 + Oscillatoria + + INVERTEBRATA (ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG) Mollusca (Ngành Thân mềm) Littorinidae 0 + Atlantidae 0 + Corbiculidae 0 0 Arthropoda (Ngành Chân khớp) Acetes 0 ++ Copepoda + +++ Mysidacea 0 ++ Portunidae 0 ++ Decapoda 0 + Ocypodidae ++ +++ Annelida (Ngành Giun đốt) > 250 + + + + 0 + + 0 + 0 + + 0 + 0 + + + + +++ ++ + ++ +++ +++ 45 Lê Thị Như Phương và Cs. Bảng 4. Thành phần các loại thức ăn trong ống tiêu hóa của cá ong căng TT 26 27 28 29 C VII 30 31 32 33 VIII 34 Tập 127, Số 1B, 2018 Nhóm chiều dài cá (mm) Thành phần các loại thức ăn Tổng < 150 150–250 Chrysopetalidae ++ ++ Hesionidae 0 +++ Nephthydidae 0 +++ Opheliidae ++ 0 VERTEBRATA (ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG) Chordata (Ngành Động vật có dây sống) Clupeidae 0 0 Ophichthidae 0 0 Engraulidae 0 + Gobiidae + ++ Thành phần khác Mùn bã hữu cơ +++ +++ 15 25 > 250 ++ +++ +++ +++ ++ + +++ ++ +++ 29 Chú thích: 0: không xuất hiện, (+): xuất hiện ít, (++): xuất hiện trung bình, (+++): xuất hiện nhiều). Hình 3. Biểu đồ số loại thức ăn của cá ong căng theo nhóm kích thước Kết quả phân tích cho thấy thành phần thức ăn của cá ong căng khá đa dạng gồm 34 loại thức ăn thuộc 8 nhóm thủy sinh vật khác nhau và mùn bã hữu cơ. Trong đó, chiếm ưu thế là các loại thuộc ngành tảo Silic (32,35%), tiếp đến là ngành Chân khớp (17,65%), ngành Giun đốt và động vật có dây sống đều chiếm 11,76%, ngành tảo Lam và động vật thân mềm đều chiếm 8,82%. Phân bố các nhóm thức ăn khác nhau ở các nhóm kích thước cá ong căng: Nhóm 1 (< 150 mm) có 15 loại thức ăn được tìm thấy, trong đó phần lớn là tảo và động vật kích thước bé. Ở nhóm 2 (150–250 mm) có 25 loại thức ăn; ngoài nhóm tảo chúng tôi thu được nhiều động vật không xương sống. Nhóm cá 3 (> 25 mm) có 29 loại thức ăn; đặc biệt, tìm thấy nhiều loài cá và tôm khác nhau, có thể thấy thức ăn chính của nhóm cá lớn chủ yếu là động vật. Phổ thức ăn của cá mở rộng theo nhóm kích thước cá. Cá kích thước lớn có phổ thức ăn đa dạng hơn cá có kích thước nhỏ, thể hiện tính thích nghi chung trong dinh dưỡng của cá nhiệt đới, nhằm tránh căng thẳng về thức ăn cho các cá thể trong cùng loài [3]. 46 Tập 127, Số 1B, 2018 jos.hueuni.edu.vn 4 Kết luận và đề nghị 4.1 Kết luận Cá ong căng ở vùng ven biển Thừa Thiên Huế có kích thước khai thác dao động 3,4–32,3 cm ứng với khối lượng 0,4–540,0 g, tập trung vào nhóm tuổi từ 0+ đến 2+ chiếm tỷ lệ 68,13%. Cấu trúc tuổi đơn giản, tuổi cao nhất là 4+. Tương quan giữa chiều dài và khối lượng cá ong căng theo Beverton–Holt (1956): 𝑊 = 1,3335 · 10−2 · 𝐿3,018 với R2 = 0,923. Phương trình tính ngược sinh trưởng (𝐿−8,6)·𝑉𝑡 + 8,6. Sinh trưởng của cá về chiều dài tuân theo quy luật của cá ong căng có dạng 𝐿𝑡 = 𝑉 chung: năm đầu tăng nhanh, sau đó giảm dần. Các phương trình sinh trưởng theo Von Bertalanffy là 𝐿𝑡 = 346,08 · [1 − 𝑒 −0,426·(𝑡+0,323) ] và 𝑊𝑡 = 1132,0 · [1 − 𝑒 −0,177·(𝑡+0,092) ]3,018 . Cá ong căng là loài cá ăn động vật và có phổ thức ăn tương đối rộng gồm 34 loại thức ăn thuộc 8 nhóm thủy sinh vật khác nhau và mùn bã hữu cơ. Phân bố các nhóm thức ăn khác nhau ở các nhóm kích thước khác nhau. 4.2 Đề nghị Cá ong căng là loài có giá trị kinh tế ở vùng đầm phá và ven biển Thừa Thiên Huế, nhưng hiện nay sản lượng khai thác bị giảm sút quá mức. Cần tiếp tục nghiên cứu thêm về đặc điểm sinh học cũng như xây dựng và thử nghiệm mô hình nuôi cá để phát huy các lợi thế của nguồn lợi này. Tài liệu tham khảo 1. Bộ Thuỷ sản (1996). Nguồn lợi Thuỷ sản Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội. 2. Manoharan J., Gopalakrishnan A., Varadharajan D., Udayakumar C. and Priyadharsini S. (2013), Length-Weight Relationship of Crescent Perch Terapon Jarbua (Forsskal) from Parangipettai Coast, South East Coast of India, Journal Aquaculture Research & Development. 3. Manoharan J., Gopalakrishnan A., Varadharajan D., Thilagavathi B. and Priyadharsini S. (2012), Stomach content analysis of Terapon jarbua (Forsskal) from Parangipettai coast, South East Coast of India, Advances in Applied Science Research, 3(5):2605–2621. 4. Pravdin. I. F., Hướng dẫn nghiên cứu cá (Phạm Thị Minh Giang dịch) (1973), Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 5. Shirota A. (1968). The plankton in the South of Vietnam, Freshwater and Marine plankton, Overseas technical cooperation Agency, Japan. 6. Đặng Thị Sy (2005), Tảo học, Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội. 7. Đặng Ngọc Thanh, Thái Trần Bái, Phạm Văn Miên (1980), Định loại động vật không xương sống nước ngọt Bắc Việt Nam, Nxb. Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 47 Lê Thị Như Phương và Cs. Tập 127, Số 1B, 2018 GROWTH AND NUTRITIONAL FEATURES OF Terapon jarbua (Forsskal, 1775) IN THE COASTAL ZONE, THUA THIEN HUE PROVINCE Le Thi Nhu Phuong1*, Nguyen Van Khanh2, Vo Van Phu3, Nguyen Quang Linh4 1 Faculty of Fisheries, Ha Long University; Institute of Biotechnology, Hue University; 3 Hue University of Sciences, Hue University; 4 Institute of Biotechnology, Hue University 2 Abstract. A total of 342 samples of fish were collected from the Tam Giang – Cau Hai lagoon in 2016 and 2017 with different ages, sizes and weights. The fish were stored in a 4% formaldehyde solution to analyse the growth and nutritional features in the laboratories of the Institute of Biotechnology, Hue University. The results showed that Terapon jarbua had the body size ranging from 2.6 cm to 32.3 cm and weighed 0.4 g to 540.0 g. The correlation between the length and weight of Terapon jarbua is expressed by 𝑊 = 1.3335 · 10−2 · 𝐿3.018 with R2 = 0,923. The feed ingredients of this species had a relatively wide food spectrum, including 34 types of feed component belonging to 8 different aquatic species and organic humus. The predominant species were Bacillariophyta (32.35%), Arthropoda (17.64%), Osteichthyes and Annelida (11.76% each), Cyanophyta and Mollusca (8.82% each), hummus (2.94%), and Chlorophyceae (5.88%). Keywords: Terapon jarbua, growth, nutrition 48