Ngành Hóa Mỹ Phẩm
Ngành Hóa Mỹ Phẩm
Ngành Hóa Mỹ Phẩm
Sản phẩm: Nước rửa chén, nước giặt chiết xuất từ bồ hòn
PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG NGÀNH HÓA MỸ PHẨM
I. Phân tích PESTLE trong ngành hóa mỹ phẩm
1. Political (Chính trị)
Sự ổn định chính trị: Nền chính trị ổn định tạo ra một môi trường kinh doanh dễ dàng
và đầy tiềm năng. Để các doanh nghiệp có thể đầu tư dài hạn, phát triển sản phẩm và
mở rộng quy mô sản xuất một cách ổn định, giảm rủi ro cho các doanh nghiệp kinh
doanh trong ngành hóa mỹ phẩm, bảo vệ khỏi những tác động không lường trước
được từ biến động chính trị. Việt Nam được đánh giá là quốc gia có nền chính trị ổn
định dưới sự lãnh đạo thống nhất của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đây cũng chính là
nền tảng giúp các đối tác nước ngoài có thể yên tâm đầu tư tại thị trường Việt Nam.
Minh chứng cụ thể nhất chính là theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế
hoạch và Đầu tư), trong quý I năm 2024 đã có hơn 6,17 tỷ USD vốn đầu tư nước
ngoài đăng ký vào Việt Nam, tăng 13,4% so với cùng kỳ năm 2023. Điều này giúp
nâng cao năng lực sản xuất, cải thiện công nghệ và mở rộng thị trường tiêu thụ cho
các mặt hàng thuộc ngành hóa mỹ phẩm.
Quan hệ quốc tế và thương mại: Quan hệ quốc tế và các thỏa thuận thương mại giữa
các quốc gia có thể ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận và cạnh tranh trên thị trường
xuất khẩu cho các sản phẩm chất tẩy rửa. Quan hệ quốc tế cũng ảnh hưởng đến việc
thiết lập các tiêu chuẩn, quy định về an toàn sản phẩm, môi trường và quyền lao động
trong ngành công nghiệp chất tẩy rửa gia dụng, bao gồm cả việc tuân thủ các quy
chuẩn về sản phẩm và dịch vụ.
Kinh tế
Tăng trưởng kinh tế: Tăng trưởng kinh tế ảnh hưởng đến năng lực tiêu thụ của người
dân, từ đó cũng tác động đến nhu cầu sử dụng sản phẩm của ngành hóa mỹ phẩm,
trong đó có các sản phẩm tẩy rửa gia dụng. Tăng trưởng kinh tế trong nước sẽ tạo ra
môi trường kinh doanh tích cực hơn, sự tăng trưởng kinh tế cũng thường đi đôi với
tăng trưởng dân số và mức sống, từ đó gia tăng nhu cầu tiêu dùng và nguồn lực đầu tư
cho ngành. Tăng trưởng kinh tế quốc tế ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu cho
ngành sản xuất chất tẩy rửa gia dụng của Việt Nam. Nếu các đối tác thương mại chính
của Việt Nam đang tăng trưởng mạnh mẽ, điều này có thể tạo ra cơ hội lớn cho xuất
khẩu sản phẩm của ngành. Hơn nữa, tăng trưởng kinh tế quốc tế cũng có thể tạo ra cơ
hội hợp tác, đầu tư và hỗ trợ công nghệ từ các quốc gia phát triển, giúp nâng cao chất
lượng và hiệu suất sản xuất chất tẩy rửa gia dụng nói riêng cũng như các sản phẩm
thuộc ngành hóa mỹ phẩm nói chung.