Location via proxy:   [ UP ]  
[Report a bug]   [Manage cookies]                
SlideShare a Scribd company logo
Vua bán lẻ - willard n. ander
Table of Contents
Tựa sách
LỜI NÓI ĐẦU
Vài nét về McMillan&Doolittle
Quan điểm của McMillan&Doolittle
PHẦN I. LÝ THUYẾT
1. CHIẾC LA BÀN GIÚP TRÁNH HỐ ĐEN TRONG NG[NH BN LẺ
Định nghĩa về lý thuyết nhất
Thuyết nhất không chỉ là một công cụ marketing
Giới thiệu về thuyết nhất
Thuyết nhất có thay đổi không? Chắc chắn có
Thực hiện mô hình nhất
Bằng chứng nằm ở kết quả
2. KHÁCH HÀNG LÀ SỐ 1
Những ngộ nhận về dịch vụ khách hàng
Phần trăm người dân tộc khác trong tổng số dân
PHẦN II. THỰC HÀNH
3. RẺ NHẤT: CHIẾN THẮNG BẰNG GIÁ CẢ
Định nghĩa về rẻ nhất
Rẻ nhất: Costco
Kmart
4. LỚN NHẤT: CHIẾN THẮNG VỚI SỰ ĐA DẠNG VỀ CHỦNG LOẠI HÀNG HÓA
Liệu các mặt h{ng độc quyền có còn độc quyền?
Lớn nhất: home depot v{ lowe’s
Lớn – nhất: Amazon.com
Toys “R” Us
Incredible universe
5. MỚI NHẤT: CHIẾN THẮNG VỚI THỜI TRANG
Mới nhất: Target
Gap
6. DỄ NHẤT: CHIẾN THẮNG VỚI DỊCH VỤ TẬP TRUNG VÀO GIẢI PHÁP
Dễ nhất: Container store
Dễ nhất: Publix
Nordstrom
Saturn
7. NHANH NHẤT: CHIẾN THẮNG VỚI DỊCH VỤ NHANH
Nhanh nhất: Walgreens
Kozmo.com
Tương lai s|ng sủa cho nhà bán lẻ nhanh nhất
8. ĐƯA MÔ HÌNH NHẤT VÀO THỰC TẾ
Phí xanh, trung bình, và nhất
Áp dụng mô hình nhất
Mô hình nhất trong thực tế
Mô hình nhất trong thực tế: Best Buy và Coach
PHẦN III. TƯƠNG LAI
9. VỊ THẾ NHẤT KHÔNG TỒN TẠI MÃI
Sự thống nhất trong ngành bán lẻ
Vòng đời bị nén
Có một đ|m đông
Để mất vị thế nhất
Siết chặt thị trường
10. PHÁT TRIỂN NHỮNG Ý TƯỞNG MỚI MẺ CHO NGÀY MAI
Vùng nóng
Thế hệ hạnh phúc
Hai phương |n tiếp cận thế hệ Y: Nhắm tới phụ huynh, và nhắm tới con trẻ
N}ng cao tính đa dạng về dân tộc
Khách hàng giàu và khách hàng nghèo
Nhìn lại mình để tìm kiếm ý tưởng mới
Khách hàng ở đ}u ta đến đó
Các nhà bán lẻ thành công luôn vận động
11. ĐẶT KHÁCH HÀNG VÀO THẾ KIỂM SOÁT
Hiệu quả cho nhà bán lẻ và hiệu quả cho khách hàng
5 yếu tố khi đặt khách hàng vào thế kiểm soát
Sự rõ ràng
Lựa chọn
Kiểm soát
Giao tiếp
Kết thúc
Kh|ch h{ng được kiểm soát: Các chỉ dẫn nên theo
Năm yếu tố: Kohl’s
Sự rõ ràng
Lựa chọn
Kiểm soát
Giao tiếp
Kết thúc
12. VÉN BỨC MÀN TỚI TƯƠNG LAI
Các xu thế trong tương lai
Yếu tố wal-mart
Bán lẻ đa kênh
Đa hình thức
Sự thay đổi trong vai trò của nhà cung cấp và nhà bán lẻ
Công nghệ
Khách hàng vẫn sẽ thống trị
VUA BÁN LẺ
Winning At Retail
Tác giả: Willard N. Ander & Neil Z. Stern
Nhà Xuất bản Lao Động – Xã Hội
Công ty Phát hành Alphabooks
Chia sẻ ebook : http://downloadsach.com/
Follow us on Facebook : https://www.facebook.com/caphebuoitoi
LỜI NÓI ĐẦU
‘Quá trình phá sản của anh ra sao?’
‘Dần dần, rồi đột ngột!’
—ERNEST HEMINGWAY, Mặt trời vẫn mọc
Montgomery Ward. Woolworth. Florsheim. County Seat. Service Merchandise. Bradlees.
Builders Square. eToys. Chiến trường bán lẻ rải đầy x|c c|c công ty không còn đủ sức cạnh
tranh giành khách hàng. Nhiều công ty trong số đó từng l{ ngôi sao s|ng, l{ đối tượng tán
dương của c|c nh{ ph}n tích v{ được đưa ra mổ xẻ l{m gương trong những cuốn s|ch (như
cuốn này chẳng hạn). Vậy điều gì đ~ xảy ra với họ? Họ đ~ sa v{o Hố đen b|n lẻ – nghĩa địa
của những nhà bán lẻ thất bại.
Sự thật đ|ng buồn là lẽ ra c|c công ty n{y đ~ có thể tr|nh được số phận hẩm hiu đó.
Nhưng họ lại không phản ứng lại những dấu hiệu xung quanh và chủ động thay đổi doanh
nghiệp khi vẫn còn thời gian. Suy cho cùng, đa phần c|c công ty đều có phản ứng cho cuộc
sinh tồn của mình, chỉ có điều họ làm việc đó khi đ~ qu| muộn. Thông thường, các công ty
thành công sẽ phản ứng trước cả khi Phố Wall cảnh báo họ, trước cả khi doanh số bán hàng
của họ giảm không phanh, trước cả khi một đối thủ phát triển quá nhanh và mạnh, quan
trọng hơn cả l{ trước cả khi khách hàng từ bỏ và chuyển sang dành tiền lẻ cho h{ng đống
những lựa chọn khác.
Các nhà bán lẻ “giỏi nhất” – tức những công ty có vị thế rõ ràng trên thị trường – luôn biết
cách tạo ra và duy trì chỗ đứng trong tâm trí khách hàng. Họ quyết liệt bảo vệ chỗ đứng này,
nhưng đồng thời cũng đủ nhạy bén để nhận ra khi nào thì nên tìm kiếm điều gì đó mới mẻ.
Tất cả các nhà bán lẻ đều phải trải qua thời kỳ thoái trào: một lực lượng hiện hữu – vòng
đời bán lẻ tất yếu – sẽ đẩy các công ty tới bờ vực thất bại, trừ phi một điều kịch tính n{o đó
xảy ra, phá vỡ chu kỳ tuần ho{n v{ l{m thay đổi cục diện. Có một điểm uốn tự nhiên trong
vòng đời của mỗi quan niệm và mỗi nhà bán lẻ. Nếu không phản ứng kịp thời tại cái mốc
quyết định đó, họ sẽ rơi v{o vòng xo|y đi xuống đầy đau đớn. Còn nếu biết phản ứng hợp lý,
các công ty sẽ có thể hồi sinh và tồn tại để tiếp tục chiến đấu. Những nhà bán lẻ giỏi nhất là
những người hiểu được vai trò cần thiết của việc tái tạo công ty v{ vươn lên dẫn đầu.
Nhưng thật không may, hầu hết các nhà bán lẻ đều không phản ứng tại điểm uốn đó,
không lắng nghe thông điệp m{ kh|ch h{ng đang cố nói với họ, và thường thỏa mãn về sự
tồn tại lắt lay với chất lượng hoạt động “kh| tốt” của mình. “Kh| tốt” l{ c|nh cửa dẫn tới sân
chơi của những kẻ thua cuộc, nơi sinh sống của rất nhiều nhà bán lẻ ng{y nay. S}n chơi của
kẻ thua cuộc chỉ cách Hố đen một đoạn đường rất ngắn.
Cuốn sách này không dựa vào những lý thuyết hàn lâm hão huyền, không có chỗ đứng
trong thực tế. Ở đ}y không có c}u chuyện ngụ ngôn nào cả. Cuốn s|ch được xây dựng dựa
trên những tài liệu về người thua kẻ thắng trong ngành bán lẻ mà McMillan&Doolittle đ~
mất nhiều năm x}y dựng nên. Nó cũng chính l{ những kinh nghiệm tư vấn của chúng tôi với
các công ty bán lẻ và dịch vụ nổi tiếng nhất thế giới. Chúng tôi đ~ cùng kh|ch h{ng tạo ra
nhiều thành công rực rỡ, và những trải nghiệm đó đ~ mang lại cho chúng tôi nhiều bài học
quý gi|; nhưng cũng không ít lần chúng tôi vấp phải thất bại, để rồi trưởng th{nh hơn.
Trong cuốn sách này, chúng tôi kể chuyện về các cửa hàng và khách hàng, về điều đ~ l{m
nên sự khác biệt giữa người thắng kẻ thua, cuối cùng rút ra những bài học kinh nghiệm từ
những câu chuyện đó.
Đối với các nhà bán lẻ, đ}y chính l{ cuốn s|ch “gối đầu giường” giúp họ x|c định được vị
trí hiện tại của công ty trong vòng đời của nó, từ đó lên kế hoạch cho c|c bước h{nh động
tiếp theo. Đối với các nhà cung cấp, qua cuốn sách các bạn sẽ thấy những bài học trong
ngành bán lẻ cũng hệt như trong ng{nh kinh doanh của mình; nó cho các bạn biết nên kết
thân với ai, trong hiện tại và cả tương lai. Còn đối với c|c nh{ đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ,
các công ty bất động sản, các thể chế tài chính, cùng nhiều đối tượng khác có quan hệ chặt
chẽ với giới bán lẻ, nó chính là một hệ thống cảnh báo sớm, trước khi doanh thu của các bạn
bắt đầu chậm lại và giảm xuống. Suy cho cùng thì tất cả chúng ta đều là khách hàng – tất cả
đều là chuyên gia, xét từ góc độ cá nhân, trong ngành có doanh thu ấn tượng ba nghìn tỷ đô-
la một năm n{y.
Chúng tôi không dè dặt khi nói lên những suy nghĩ của mình – đó không phải là phong
cách của chúng tôi. Chúng tôi rất công bằng, thẳng thắn và say mê với ngành kinh doanh mà
chúng tôi đ~ d{nh cả sự nghiệp để tìm hiểu. Chúng tôi luôn trung thành với khẩu hiệu dũng
cảm của McMillan&Doolittle: “Có thể sai, nhưng không bao giờ ho{i nghi.”
Tại sao chúng tôi lại viết cuốn s|ch n{y? Xin thưa rằng, cuộc đua trong ngành bán lẻ đang
ngày càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Khách hàng ngày càng có nhiều sự lựa chọn hơn,
và họ cũng dần trở nên khắt khe hơn khi quyết định nơi mua. Diện tích đất phục vụ hoạt
động bán lẻ trên đầu người đ~ đạt tới ngưỡng cao nhất từ trước tới nay, còn khách hàng,
sau cao trào mua sắm hồi cuối những năm 1990, đang ng{y c{ng trở nên thực tế hơn. Kết
quả l{, “vạn người b|n” may ra mới có “trăm người mua”; vận gian nan đ~ tới gõ cửa từng
công ty bán lẻ. Hiện nay, chỉ những công ty tốt nhất mới phát triển được; và chúng tôi cho
rằng đó cũng l{ xu thế trong tương lai. Những năm tới đ}y, sẽ chẳng có công ty nào trụ được
nếu không vượt trội hơn đối thủ trong việc đ|p ứng nhu cầu khách hàng.
Vậy tại sao các bạn lại nên lắng nghe những gì chúng tôi nói? Chúng tôi có nhiều năm kinh
nghiệm trực tiếp tham gia, ph}n tích v{ tư vấn – chúng tôi vừa là nhà bán lẻ lại vừa là lực
lượng hoạt động xung quanh ngành này.
Vài nét về McMillan&Doolittle
Norm McMillan v{ Sid Doolittle, cha đẻ của McMillan&Doolittle, làm việc cùng nhau lần
đầu tiên vào cuối những năm 1970. Khi đó, Norm phụ trách một nhóm nghiên cứu phương
|n đổi mới công ty tại Montgomery Ward&Co; còn Sid, một nh}n viên l}u năm l{m việc tại
trụ sở của Wards ở Chicago, cũng thuộc nhóm đó. Trải qua bốn thập kỷ, Wards đ~ từ vị trí
một trong những nhà bán lẻ lớn nhất nước sang vị trí một công ty đang loay hoay tìm bước
ngoặt mới cho mình. Một phần nhiệm vụ của Norm v{ Sid l{ điều tra thị trường bán lẻ, tìm
ra những điểm khác biệt giữa người thắng và kẻ thua, rồi từ đó giúp Montgomery Ward đổi
mới bản th}n để trở th{nh người thắng cuộc. Có thể nói, đ}y l{ một nhiệm vụ vô cùng nặng
nề.
Hai người đ~ vận dụng nhiều kỹ năng kh|c nhau để thực hiện nhiệm vụ đó. Norm khởi
nghiệp trong lĩnh vực quảng cáo; bước chân chập chững đầu tiên trong giới bán lẻ của ông
là khi ông phát triển chiến lược cho Target, chuỗi cửa hàng giá rẻ đang gặp khó khăn. Trước
khi đầu qu}n cho Wards, Norm đứng đầu một nhóm hoạch định nhiệm vụ và tầm nhìn mới
cho Target hồi giữa những năm 1970. (V{ kết quả l{ nhóm n{y đ~ đưa ra một chiến lược mà
Target vẫn trung thành cho tới tận ngày nay; từ một đơn vị yếu kém trong một công ty bách
hóa, họ đ~ lớn mạnh và trở thành nhà bán lẻ lớn thứ năm ở Mỹ với gần 40 tỷ đô-la doanh
thu). Norm đ~ thiết kế một tài liệu mang tính cách mạng khi ấy (và cả bây giờ), có tựa đề
Những hướng dẫn để phát triển; tài liệu n{y đ~ giúp hướng Target theo con đường trở
thành công ty giá rẻ chuyên về thời trang.
Còn Sid thì dành cả sự nghiệp của mình ở Wards. Công việc của ông là bán, mua, tổ chức
trưng b{y, triển lãm và tham gia lập kế hoạch dài hạn. Hai người cùng có chung niềm đam
mê đối với các cửa hàng bán lẻ và khách hàng bán lẻ. Norm là chuyên gia về định vị và
thương hiệu (khi đó vẫn là những khái niệm chưa được đặt tên); và ông hiểu rõ những thứ
đó có ý nghĩa như thế n{o đối với các nhà bán lẻ. Sid thì biết rõ về các công việc thường
nhật trong ngành bán lẻ và biết c|ch l{m sao để các cửa hàng và hoạt động trưng b{y diễn
ra tốt đẹp và có lãi.
Wards đ~ hồi phục lại đôi chút – thực ra, họ sẽ còn tiếp tục thăng, trầm như vậy nhiều lần
trước khi đóng cửa ho{n to{n v{o đầu năm 2001. Năm 1981, Sid rời Wards và hoạt động
độc lập trong ngành bán lẻ; ông đồng sáng lập chuỗi câu lạc bộ Warehouse, lĩnh vực đang
phất thời đó. Norm thì tiếp tục giúp định vị trên thị trường cho các công ty bán lẻ thuộc sở
hữu của tập đo{n Household Merchandising, trong đó có cả những chuỗi cửa hàng nổi tiếng
như hệ thống siêu thị Vons và các cửa hàng bán phần cứng Coast-to-Coast.
Sid và Norm làm việc cùng nhóm trong một thời gian ngắn ở Household trước khi họ tách
ra hoạt động độc lập v{o năm 1986 v{ x}y dựng lên McMillan&Doolittle LLP, một công ty tư
vấn bán lẻ.
Quan điểm của McMillan&Doolittle
Ngay từ ban đầu, McMillan&Doolittle đ~ x}y dựng những nguyên tắc hoạt động nền tảng:
 Chúng tôi ủng hộ việc định vị một công ty; theo định nghĩa của chúng tôi, điều
đó có nghĩa l{ chiếm được một vị trí nhất định trong tâm trí khách hàng. Nó còn
bao gồm cả việc x|c định nhóm khách hàng cụ thể và cung cấp điều gì đó có ý
nghĩa đối với họ m{ không công ty đối thủ nào có thể l{m được.
 Chúng tôi theo dõi tiến trình hoạt động của các công ty chiến thắng và công
ty thất bại. Không bao lâu sau khi Norm và Sid chung tay thành lập công ty, họ
phát hành một hệ thống thư tin tức gọi là Theo dõi ngành bán lẻ với các bài viết
về các cửa hàng họ đ~ tới. Cho đến giờ chúng tôi vẫn đều đặn ph|t h{nh thư n{y
h{ng th|ng, đưa ra những ph}n tích v{ đ|nh gi| về các cửa hàng bán lẻ trên
khắp thế giới, thảo luận về c|c ý tưởng và hình thức mới trong những lĩnh vực
đa dạng như cửa hàng bán phần cứng và nhà hàng.
 Một nguyên tắc nòng cốt khác trong hoạt động của chúng tôi l{ quan điểm cho
rằng việc bán lẻ liên quan đến tất cả các khách hàng. Ngay từ đầu, chúng tôi
đ~ (v{ vẫn) làm việc với các siêu thị, trạm bán gas, và các cửa hàng bách hóa; bởi
vì chúng tôi luôn tin tưởng rằng h{nh vi v{ xu hướng của kh|ch h{ng l{ điều
không bao giờ thay đổi, cho dù ngành bán lẻ có thay hình đổi dạng ra sao. Chính
nhờ biết tập trung vào khách hàng, nên chúng tôi cũng có thể làm việc cho các
công ty phục vụ nhà bán lẻ, chẳng hạn như c|c nh{ sản xuất sản phẩm tiêu dùng,
các công ty quảng c|o, c|c ng}n h{ng đầu tư, v{ c|c công ty bất động sản. Dù
khách hàng là ai, thì cách thức tiếp cận với ngành bán lẻ của chúng tôi vẫn giữ
nguyên: Trao cho khách hàng những gì họ muốn, không trao cho khách hàng
những gì họ không muốn.
 Cuối cùng, chúng tôi nỗ lực hoạt động theo hướng trung thực và thẳng thắn.
Chúng tôi cũng không l{m phức tạp hóa vấn đề, v{ luôn nói đúng bản chất sự
việc. Trong ngành bán lẻ, không có chỗ cho tưởng tượng và những lý thuyết
phức tạp. V{ cũng không có chỗ cho những người khăng khăng dùng những từ
ngữ đ|ng gi| cả triệu đô trong khi chỉ cần những từ ngữ gi| v{i xu l{ đủ. Các nhà
bán lẻ không có thời gian mà họ cũng chẳng hề hứng thú khi phải tiêu thụ hàng
đống mỹ từ cùng những liệu pháp bọc đường.
Kh|ch h{ng đề cao tính ngay thẳng, công tâm của chúng tôi. Chính điều đó đ~ giúp chúng
tôi trở thành những diễn giả và nhà bình luận tiếng tăm trong ngành bán lẻ, đồng thời khiến
hệ thống thư tin tức Theo dõi ngành bán lẻ trở nên phổ biến. Các nhà bán lẻ sử dụng Theo
dõi ngành bán lẻ để theo dõi c|c đối thủ, cập nhật các khái niệm cửa hàng mới, và tìm kiếm
các sáng kiến cho những cách làm tốt nhất và tệ nhất. Các nhà môi giới bất động sản và nhà
sản xuất hàng tiêu dùng thì lấy đó l{m t{i liệu để tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Theo
chúng tôi, điều khiến cho hệ thống thư tin tức Theo dõi ngành bán lẻ nhận được sự ch{o đón
nồng nhiệt của đông đảo bạn đọc chính là các ý kiến của chúng tôi được trình b{y trong đó.
Chúng tôi có quan điểm riêng của mình, v{ chúng tôi nêu lên quan điểm đó. Chúng tôi
không nói giảm nói tr|nh. Chúng tôi cũng không ngần ngại nói về những gì mình thích,
không thích, các mối lo ngại hay nghi ngờ của mình. Dĩ nhiên chúng tôi cũng từng khiến một
số khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng thất vọng, song chúng tôi tin rằng các ý
kiến được phát ngôn không hề giấu giếm hay qua kiểm duyệt của mình chính l{ điều làm
nên giá trị cho hệ thống thư tin tức này. (Thực tế, chúng tôi được gọi là bộ đôi Siskel v{
Ebert của ngành bán lẻ, tuy rằng chúng tôi chưa bao giờ sử dụng hệ thống ngón tay chỉ lên,
ngón tay chỉ xuống như họ).
Với hơn 17 năm viết tin bài, Theo dõi ngành bán lẻ là hiện thân cho một khối lượng
nghiên cứu khổng lồ về các cửa hàng bán lẻ – đặc biệt là các khái niệm và hình mẫu bán lẻ
mới được định hình. Khi viết về các cửa hàng, chúng tôi tập trung vào việc xây dựng chiến
lược v{ định vị của nhà bán lẻ. Chúng tôi cũng quan t}m tới phương thức hoạt động cơ bản
của họ, nhưng quan trọng hơn cả l{ chúng tôi quan s|t kh|ch h{ng để đ|nh gi| chất lượng
hoạt động của cửa hàng. Giới kế toán sẽ đòi hỏi chúng tôi phải nghiên cứu sổ sách kế toán
trước khi đ|nh gi| về doanh số và lợi nhuận. Dĩ nhiên, có lý do để lý giải cho việc vì sao họ
lại là những nhà bán lẻ rẻ tiền. Dưới con mắt của chuyên gia, số lượng khách trong cửa
h{ng, nơi họ đến và việc họ ra về với một món hàng trong tay hay tay trắng bước đi l{ một
nguồn thông tin hữu hiệu cho biết chất lượng hoạt động của một nhà bán lẻ. Chúng tôi
khẳng định rằng khó có thể tìm được những chuyên gia “tinh mắt thính tai” hơn chúng tôi.
Chúng tôi giống như một nhà phê bình nghệ thuật, có thể nói bức tranh này vẽ đẹp hay vẽ
dở: “Khi bạn đ~ quan s|t 50.000 bức tranh, bạn sẽ biết liệu bức tranh thứ 50.001 kia có đẹp
hay không.”
Những người yêu âm nhạc thường thích nói về chuyện họ từng biết một ban nhạc trước
cả khi ban nhạc đó trở nên nổi tiếng: “Tôi biết họ khi….” Với các cửa h{ng, chúng tôi cũng
như vậy. Các bạn cứ thử kể tên bất kỳ một nhà bán lẻ thành công nào trong nửa sau thế kỷ
XX, chắc chắn rằng người của McMillan&Doolittle đ~ từng tới thăm một trong những cửa
h{ng đầu tiên của họ, nghiên cứu chiến lược của cửa h{ng v{ đ|nh gi| phản ứng của khách
hàng tại đó. Có lẽ chúng tôi cũng từng có lần viết bài về cửa h{ng đó, cùng với minh họa là
những bức ảnh chụp lén (vì đ}y l{ Theo dõi ng{nh b|n lẻ mà). Chẳng hạn, Norm
McMillan&Doolittle từng tới cửa h{ng Home Depot đầu tiên ở Atlanta. Sid
McMillan&Doolittle thì dạo một vòng quanh Price Club ở San Diego – cửa hàng hoạt động
theo hình thức câu lạc bộ Warehouse đầu tiên của Mỹ. Chúng tôi cộng tác với Staples khi họ
chỉ mới có hai cửa hàng ở ngoại ô Boston. Chúng tôi cũng từng đặt chân tới đại siêu thị đầu
tiên của Wal-Mart ở Washington, Missouri, cũng như cửa h{ng đầu tiên theo dạng kết hợp
giữa siêu thị với cửa hàng giảm gi| cũng của Wal-Mart – đó chính l{ đại siêu thị Mỹ ở
Garland, Texas. Chúng tôi thích tới thăm những cửa hàng hoạt động theo phương thức mới.
Điều đó rất hấp dẫn chúng tôi, bởi vì nó giống như l{ khe cửa mở hé cho chúng ta biết đôi
chút về tương lai.
Một trong những cái hay của ngành bán lẻ là tính trực tiếp của nó. H{ng hóa được mua và
đặt trên giá tại một gian hàng cụ thể, với một mức giá cụ thể, và tại một thời điểm cụ thể
trong năm. Không bao l}u sau khi cửa h{ng khai trương, nh{ b|n lẻ sẽ biết được kết quả của
những gì mình đ~ v{ đang l{m. Ban điều hành cửa hàng không cần phải đợi h{ng năm mới
x|c định được là cửa hàng mình thua lỗ hay lời lãi. Trong ngành bán lẻ, cơ hội là sự được –
mất diễn ra hàng ngày dựa trên hàng nghìn những điểm liên hệ tưởng như rất nhỏ nhặt với
khách hàng. Họ có đỗ xe ở gần cửa h{ng được không? Nơi để xe có đủ ánh sáng không? Họ
có thể dễ dàng tìm thấy những loại hàng hóa họ cần không? Giá cả ở đ}y có cạnh tranh so
với giá cả ở cửa hàng kế bên không? Thủ tục tại quầy thanh toán có nhanh chóng không?
Đó l{ tất cả những gì về ngành bán lẻ. Ngành bán lẻ không phải l{ vò đầu bứt tai đọc các
bản c}n đối tài chính và tỉ mẩn nghiên cứu các con số về doanh số bán hàng. Những chi tiết
kiểu đó đ~ biến bán lẻ trở thành một ngành khắc nghiệt và yêu cầu cao; trong khi thật ra, nó
lại hết sức đơn giản. Bán lẻ nghĩa l{ quan s|t cửa hàng và quan sát khách hàng. Nếu nhà bán
lẻ thực hiện tốt điều đó, họ sẽ không mấy khi phạm sai lầm.
Tuy rằng điều này nghe có vẻ dễ, nhưng thực ra kinh doanh trong ngành này lại vô cùng
khó khăn. Bởi bản chất của ngành này là nhà bán lẻ phải đưa ra h{ng nghìn quyết định nhỏ
mỗi ngày – trong khi chỉ có một số rất ít quyết định lớn. Do đó, nh{ b|n lẻ khó có thể nghĩ xa
qu| 5 năm, thậm chí là một năm, vì rằng công việc h{ng ng{y đ~ chiếm rất nhiều thời gian
và nỗ lực của họ rồi. Người ta nói rằng bán lẻ có nghĩa l{ ngoảnh nhìn ba tháng vào quá khứ
(cái gì bán được, c|i gì không), nhưng chỉ hướng một giờ tới tương lai. Đó l{ lý do tại sao
nhiều nhà bán lẻ lại chỉ “thấy cây mà không thấy rừng” v{ thất bại ở những chiến lược và
tầm nhìn dài hạn.
Điều mà chúng tôi thích nhất trong công việc bán lẻ là nó cho chúng tôi sống trong bầu
không khí sôi động mang tính tức thời của lĩnh vực n{y; đồng thời, chúng tôi vẫn có cơ hội
khám phá các chiến lược và cách thức định vị của các nhà bán lẻ – những yếu tố thiết yếu
bảo đảm cho thành công của họ trong tương lai. Chúng tôi có thể nhìn về phía trước, trong
khi nhiều khách hàng là các nhà bán lẻ của chúng tôi không có được cơ may đó. Điều này
đem đến cho chúng tôi một suy nghĩ độc đ|o l{ phải tìm cách nối liền khoảng c|ch đó, bởi vì
chúng tôi hiểu các vấn đề thường gặp trong ngành bán lẻ, v{ chúng tôi cũng hiểu rằng các
cửa hàng phải đưa ra được những chiến lược hướng tới tương lai, nếu không họ sẽ bị đ{o
thải.
PHẦN I.
LÝ THUYẾT
1. NHẤT: CHIẾC LA BÀN GIÚP TRÁNH HỐ ĐEN TRONG NGÀNH
BÁN LẺ
Hãy cẩn thận với Hố đen!
Hố đen l{ “tử địa”, l{ đích đến cuối cùng của những công ty bán lẻ không còn phù hợp với
khách hàng nữa. Nếu các bạn còn nhớ kiến thức vật lý ở trường phổ thông, thì hố đen l{
một điểm trong vũ trụ có lực hút mạnh tới nỗi |nh s|ng cũng không thể thoát khỏi nó. Hình
ảnh này rất phù hợp để ám chỉ các nhà bán lẻ không tự xây dựng mình thành cửa hàng tốt
nhất đ|p ứng một nhu cầu cụ thể n{o đó của khách hàng: Một khi đ~ rơi v{o Hố đen trong
ngành bán lẻ, chắc chắn họ sẽ không thể tho|t ra được.
Trong những năm gần đ}y, số lượng các nhà bán lẻ bị hút vào Hố đen ng{y c{ng tăng vì
năng suất bán hàng giảm trong khi cường độ cạnh tranh lại tăng lên. Không chỉ các chuỗi
cửa hàng nhỏ, quy mô vùng mới gặp thất bại. Các nhà bán lẻ lớn với h{ng trăm cửa hàng,
một số còn có quy mô hoạt động trên toàn quốc, cũng đang bị gạt ra khỏi cuộc chơi.
Chương 11 Luật Phá sản Mỹ giờ đ}y không còn l{ cụm từ xa lạ với người tiêu dùng Mỹ,
trong đó Kmart l{ vụ phá sản lớn nhất theo hình thức này trong lịch sử kinh doanh. Nhưng
điều không may là cụm từ Chương 22 cũng phổ dụng không kém – nhiều nhà bán lẻ thực
hiện t|i cơ cấu doanh nghiệp mình nhưng vẫn không thoát khỏi số phận phá sản một vài
năm sau đó.
Thật ra m{ nói, điều đó giúp ích cho c|c b{i thuyết trình của chúng tôi về Hố đen; chúng
tôi còn dành rất nhiều thời gian với giới truyền thông để lý giải cho họ hiểu những thất bại
n{y có ý nghĩa như thế n{o đối với ngành bán lẻ v{ người tiêu dùng. Chúng tôi cũng nhận
thấy rõ ràng là các cửa h{ng đó thất bại bởi họ không thể đ|p ứng được những xu hướng
thay đổi của khách hàng: Họ đ~ không thể trở th{nh người giỏi nhất trong bất kỳ lĩnh vực gì
(hoặc đ~ không còn đảm đương được vai trò đó nữa) để phục vụ khách hàng.
Ngày nay, nhờ Internet, khả năng tiếp cận nguồn vốn tuyệt vời, và công cụ giao tiếp
nhanh chóng trên toàn thế giới, nên những thay đổi trong ngành bán lẻ đang diễn ra với tốc
độ nhanh chưa từng có. Những chuỗi cửa h{ng th{nh công như Wal-Mart vẫn tiếp tục có
những bước tiến chiếm lĩnh thị phần đột ph|, trong khi đó c|c nh{ b|n lẻ nước ngoài với
bảng thành tích hoạt động xuất sắc, như Ikea, Zara v{ H&M, cũng đang dần trở thành lực
lượng đông đảo trong khu vực bán lẻ ở Mỹ. Kiểu cửa hàng bán lẻ nguyên thủy, chẳng hạn
như c|c cửa hàng tạp hóa, cửa hàng giá rẻ khu vực, chuỗi cửa h{ng điện tử khu vực và
phòng trưng b{y đều đ~ v{ đang biến mất dần. Những nhà bán lẻ thành công một thời nay
đang nhanh chóng trở nên lỗi thời.
Không có nhà bán lẻ nào miễn nhiễm. Kmart, chuỗi cửa hàng giá rẻ lớn thứ ba của Mỹ, đ~
buộc phải đệ đơn xin ph| sản theo Chương 11 Luật Phá sản Mỹ v{o th|ng 1 năm 2002. C|ch
đó chưa đầy một thập niên, Kmart còn là nhà bán lẻ lớn thứ hai tại Mỹ. Các chuỗi cửa hàng
bán lẻ khổng lồ kh|c tưởng như còn l}u mới phải lo lắng đến “ng{y tận thế” của mình thì
giờ đ}y cũng đang nằm trong vùng nguy hiểm. Đó l{ bởi vì những cửa h{ng như Kmart đ~
trôi dạt tới một nơi m{ chúng tôi gọi là Biển Tầm thường. Họ không nổi trội ở bất cứ mặt
nào, và họ cũng không có một phân khúc khách hàng rõ ràng, cụ thể.
Nhưng cũng không dễ để duy trì mãi vị thế h{ng đầu. Theo thời gian, những tấm gương
nhà bán lẻ thành công vẫn được chúng ta nêu lên cũng liên tục phải đối mặt với đổi thay.
Các nhà bán lẻ kiểu mẫu như Circuit City v{ Toys “R” cũng từng phải trải qua những giai
đoạn khốn đốn, không thể phản ứng với những thời điểm chuyển mình quan trọng của
chính bản thân họ. Ngay cả chiếc “khuôn v{ng thước ngọc” như Home Depot cũng phải nhìn
v{o gương chiếu hậu của mình, bởi vì những đối thủ nhanh tay lẹ bước hơn như Lowe’s
đang đ|p ứng các nhu cầu của khách hàng tốt hơn. Không khí khẩn trương trong ng{nh b|n
lẻ và phản ứng của kh|ch h{ng trước dịch vụ nhà bán lẻ cung cấp đ~ hình th{nh nên tấm
phiếu ghi điểm để đo mức độ thành công của nhà bán lẻ. Các số liệu về doanh số cửa hàng
có thể so s|nh được (ví dụ như doanh số của các cửa hàng hiện nay so với một năm trước)
mang đến một hình dung sống động về ngành này. Chúng ta gần như ngay lập tức biết được
một công ty đang hoạt động ra sao (trang Amazon.com hiển thị một thanh quà tặng trên
trang web của họ).
Sự thăng trầm của các công ty thành công không chỉ giới hạn trong ngành bán lẻ. Hiện
tượng n{y cũng diễn ra hàng ngày trong bất cứ ngành nghề nào phục vụ khách hàng. Tuy
nhiên, làm thế nào chúng ta có thể giải thích hiện tượng này một c|ch logic để giúp các công
ty luôn đón đầu mọi việc thay vì cứ phải chạy theo tình thế? Trong rất nhiều trường hợp,
khi một công ty đang tới gần ngưỡng cửa Chương 11 (hay Hố đen), thì đ~ qu| muộn, không
thể đưa ra những thay đổi ý nghĩa đối với khách hàng hay trên Phố Wall nữa. Dĩ nhiên, điểm
mấu chốt ở đ}y l{ phải x|c định được rắc rối trước khi nó xảy ra, từ đó tiến hành những
bước đi phù hợp.
Định nghĩa về lý thuyết nhất
Sự đột phá của McMillan&Doolittle l{ động lực giúp chúng tôi mạnh dạn nói từ “th{nh
công trong ngành bán lẻ” v{ tìm hiểu về những thay đổi tưởng như ngẫu nhiên mà chúng ta
vẫn được chứng kiến hàng ngày trong ngành bán lẻ. Mục tiêu của chúng tôi l{ đơn giản hóa
mọi việc, chứ không phải làm chúng phức tạp hơn. Chúng tôi luôn cố gắng trình bày thẳng
thắn và tìm ra cách lý giải sự việc hiệu quả hơn. Cuối cùng, điều đó đ~ dẫn đến sự ra đời của
cái mà chúng tôi gọi là Lý thuyết nhất cho thành công trong ngành bán lẻ đầu những năm
1990.
Thuyết Nhất xuất phát từ cụm từ tốt nhất, quan điểm của thuyết này là một nhà bán lẻ
phải tỏ ra vượt trội về một khía cạnh quan trọng đối với một nhóm khách hàng cụ thể nào
đó. Nh{ b|n lẻ phải cố gắng x|c định một vị trí cụ thể trong một nhóm khách hàng cụ thể
thay vì cố gắng làm tốt mọi việc cho mọi đối tượng kh|ch h{ng. Để đạt được điều này, các
công ty bán lẻ cần phải tập trung vào một phân khúc khách hàng cụ thể, hy sinh những sản
phẩm/dịch vụ có thể hiện tại vẫn sinh l~i hay tăng trưởng ngắn hạn để hướng tới thành
công lâu dài. Những quan điểm này khá mới mẻ với đại đa số các nhà bán lẻ khi đó, thậm chí
ngày nay chúng vẫn là những quan điểm gây tranh cãi nhất.
Thuyết Nhất xuất phát từ một hoạt động ph}n tích trong đó chúng tôi nghiên cứu một
cách hệ thống những nhà bán lẻ th{nh công (x|c định thông qua mức tăng trưởng doanh số
và khả năng sinh lợi nhuận) để tìm ra nguyên nhân thành công của họ. Khi đang cố gắng xác
định những yếu tố chính giúp các công ty này hoạt động hiệu quả, chúng tôi nhận thấy một
hình thái mới đ|ng ngạc nhiên. Trong số các công ty chỉ tập trung vào một đặc điểm duy
nhất n{o đó của khách hàng, chúng tôi phát hiện ra rằng họ đều có kết quả hoạt động tài
chính trên mức trung bình, ngay cả khi họ theo đuổi những mục tiêu tưởng như rất khác
nhau. Trong khi đó, những công ty không có mục đích tồn tại rõ r{ng thường chỉ hoạt động
ở mức trung bình. Từ đó, chúng tôi nhận thấy một điều là trở thành công ty tốt nhất trong
mắt kh|ch h{ng có t|c động rõ r{ng đối với thành công của nhà bán lẻ.
Liệu có nhất thiết phải là nhất thì mới th{nh công hay không? Chúng tôi thường gặp câu
hỏi đó từ phía các khách hàng công ty trong ngành bán lẻ và dịch vụ; họ thường tự hào khi
thể hiện mình tốt tới mức nào trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Jim Collins từng nói trong
cuốn Từ tốt đến vĩ đại: “Tốt là kẻ thù của vĩ đại.” Chúng tôi đồng ý với quan điểm này, và
thậm chí còn có một bước đi xa hơn. “Kh| tốt” l{ từ mà các nhà bán lẻ nên tránh xa, bởi nếu
anh không phải là nhà bán lẻ tốt nhất mà vẫn tham gia hoạt động, thì có thể từ mà khách
h{ng dùng để nói về anh l{: “Kh| tốt.” Điều đó có nghĩa kh|ch h{ng vẫn muốn mua ở các cửa
hàng khác. Chẳng sớm thì muộn (nhiều khả năng l{ sớm thôi), họ sẽ tìm ra các cửa h{ng đó
hoặc các cửa h{ng đó sẽ tìm đến họ, và rồi họ sẽ không quay trở lại cửa hàng của anh nữa.
Những vị kh|ch h{ng “đói” thời gian ng{y nay không còn thường xuyên lui tới những cửa
hàng tầm thường nữa.
Rõ ràng là khách hàng ngày nay có ít thời gian mua sắm hơn. Nhưng họ lại có nhiều thông
tin hơn về các sản phẩm họ muốn mua và các cửa hàng bán chúng. Vì vậy, họ có nhiều lựa
chọn về nơi mua hơn bao giờ hết.
Những khách hàng vẫn lui tới những cửa hàng tầm thường có lẽ là do một sự gắn bó nào
đó trong qu| khứ – có thể đó l{ nơi họ hay cha mẹ họ thường mua hàng. Hoặc họ bị hấp dẫn
bởi những chương trình khuyến mãi của cửa h{ng đó. Hoặc đơn giản là họ không có thời
gian hay không muốn mất công chạy xe tới cửa h{ng ưa thích của mình. Vậy là dẫu sao việc
ở gần nơi kh|ch h{ng sinh sống hay làm việc cũng có ích. Chúng ta khó có thể cãi lý với câu
châm ngôn truyền thống trong ngành bán lẻ – “nhất cận thị, nhị cận giang.” Song c|c nghiên
cứu về khách hàng cho thấy đó sẽ là án tử cho nhà bán lẻ nếu lý do chính khiến khách hàng
lui tới cửa hàng của họ l{ địa điểm – lúc n{o cũng có thể có nhà bán lẻ ở gần các khách hàng
n{y hơn họ.
Dù thế n{o đi nữa, các mối quan hệ khách hàng dạng này đều không có tương lai tốt đẹp –
v{ đó l{ lý do tại sao “kh| tốt” lại chẳng “tốt” chút n{o.
Rất nhiều cửa h{ng có tên trong “bảng phong thần” Hố đen l{ những cửa h{ng “kh| tốt”
(xem Hình 1.1). Chẳng hạn, Montgomery Ward được khách hàng xếp vị trí thứ ba hoặc bốn
với tư c|ch l{ cửa hàng họ có thể tới mua trong nhiều dịp khác nhau. Tuy Ward không nổi
trội ở bất cứ mặt n{o, nhưng chí ít thì họ cũng l{ nh{ b|n lẻ “thường thường bậc trung” ở
một số hạng mục sản phẩm và dịch vụ. Nghe có vẻ không đến nỗi tệ lắm. Không có mấy
người ghét các cửa hàng của Ward – nhưng có một điều tệ hơn: họ rất thờ ơ. Về giá cả thì
Ward thế n{o? “Kh| tốt.” Về dịch vụ thì Ward ra sao? “Kh| tốt.” Gu thời trang của Ward?
“Kh| tốt.” H{ng hóa ở Ward thế n{o? “Kh| tốt.” Những kết quả thế n{y thu được từ các
nghiên cứu khách hàng có thể giúp trấn an c|c nh{ l~nh đạo Ward. Thật ra, hoạt động “kh|
tốt” ở nhiều mặt như vậy là nền tảng cho kỷ nguyên bán lẻ đại trà hiện đại đối với những
cửa hàng bán nhiều loại mặt h{ng. Đó l{ công thức khá tốt vào thập niên 1980. Song giờ đ}y
nó không còn phù hợp nữa.
Các cửa h{ng “kh| tốt” không thể làm hài lòng những khách hàng ngày càng khó tính và
đòi hỏi hơn. C|c cửa h{ng “kh| tốt” cũng không thể cạnh tranh nổi với những chuỗi cửa
hàng bán lẻ nhanh nhạy nhất hiện nay. Những chuỗi cửa h{ng như Wal-Mart, Costco và
Kohl’s đ~ n}ng cao mức độ kỳ vọng của kh|ch h{ng. Không đ|p ứng được kỳ vọng của
kh|ch h{ng có nghĩa l{ nh{ b|n lẻ không thể làm họ h{i lòng, v{ đó l{ con đường ngắn nhất
dẫn tới Hố đen.
Thuyết nhất không chỉ là một công cụ marketing
Thuyết Nhất không chỉ đơn giản là một “công cụ marketing” – một c|ch để định vị công ty
thông qua quảng cáo và các hoạt động truyền thông bên ngoài. Từ thông dụng ngày nay là
thương hiệu, và mặc dù chúng ta tin vào quan điểm n{y, nhưng vẫn có rất nhiều công ty
nhầm lẫn giữa việc ghép thông điệp marketing và/hoặc thiết kế với bản chất công ty. Các
nhà bán lẻ Tốt nhất tập trung vào phân khúc khách hàng chủ chốt của mình – chúng tôi gọi
đó l{ vị thế Nhất. Họ tập trung toàn bộ nhân viên từ cấp thấp tới cấp cao trong cơ cấu công
ty vào vị thế đó. Họ quảng bá về vị thế đó tới các khách hàng và thực hiện nhiệm vụ đó một
cách kiên nhẫn, bền bỉ ở các cửa hàng của họ. Các nhà bán lẻ Tốt nhất cũng dựa vào vị thế
đó để đưa ra những quyết sách chiến lược và cách thức hoạt động thường nhật. Vị thế Nhất
không chỉ đơn thuần là một thông điệp marketing mới – đó l{ một phong cách sống của các
nhà bán lẻ th{nh đạt.
Wal-Mart là một ví dụ tiêu biểu. Mọi việc họ l{m đều nhằm củng cố vị thế là một nhà bán
lẻ giá rẻ h{ng đầu. Với khẩu hiệu “Luôn b|n gi| rẻ” v{ x|c định vị thế “Gi| rẻ mỗi ng{y”,
Wal-Mart đ~ gi{nh được khách hàng dựa trên giá cả. Nhưng đ}y không chỉ là một kế hoạch
quảng cáo – động lực bán giá rẻ cho người tiêu dùng l{ điều giúp xác định mọi h{nh động
của công ty này. Nó là trọng tâm nhiệm vụ của Wal-Mart, là lý do cho sự tồn tại của nó. Sam
Walton đ~ trở thành một trong những công ty lớn nhất thế giới (xin lưu ý l{ họ không chỉ
lớn nhất trong ngành bán lẻ) dựa trên một niềm tin đơn giản rằng khách hàng muốn trả ít
hơn cho những sản phẩm họ mua, và rằng nên tạo điều kiện cho người d}n bình thường
mua được những sản phẩm phục vụ tốt hơn cho cuộc sống của họ. Mỗi h{nh động mà công
ty này thực hiện đều dựa trên những nguyên tắc cơ bản này.
Chúng tôi gọi trường hợp Nhất đó l{ Rẻ nhất (rất đúng với trường hợp của Wal-Mart).
Các vị thế Nhất kh|c cũng thu hút được khách hàng là Lớn nhất, có nhiều loại sản phẩm
trong một hạng mục cụ thể nhất; Mới nhất, có đúng sản phẩm khi khách hàng bắt đầu mua
nhiều; Dễ nhất, kết hợp hợp lý giữa sản phẩm và dịch vụ khiến việc mua sắm trở nên dễ
dàng; và Nhanh nhất, sắp xếp cửa hàng sao cho cuộc mua sắm của khách hàng càng nhanh
chóng và hiệu quả càng tốt (xem hình 1.2).
Giới thiệu về thuyết nhất
Norm McMillan&Doolittle, một trong những người sáng lập công ty, lần đầu tiên giới
thiệu thuyết Nhất v{o đầu thập niên 1990 tại một triển l~m thương mại quốc tế ngành thực
phẩm ở Pháp. Thuyết n{y đ~ hoạt động khá hiệu quả ở Paris (sau đó l{ Peoria); từ đó tới
nay chúng tôi đ~ sử dụng và tinh chỉnh mô hình này. Thuyết n{y cũng tỏ ra phù hợp với các
khách hàng của chúng tôi (cũng như với nhiều khán thính giả khắp nơi trên thế giới) trong
hơn một thập kỷ qua, bởi vì thông điệp của nó dễ hiểu và có thể thực hiện được.
Khi nghiên cứu s}u hơn về những công ty n{y, chúng tôi cũng nhận ra một điều rằng họ
đ~ l{m nhiều việc hơn chứ không chỉ là tạo ra một chỗ đứng trên thị trường. Họ không bỗng
dưng có thể trở thành công ty tốt nhất so với c|c đối thủ trong lĩnh vực. Họ đ~ tập trung
toàn bộ tổ chức của mình, từ trên xuống dưới, phấn đấu trở thành công ty giỏi nhất trong
một lĩnh vực cụ thể n{o đó. Đó chính l{ động lực cho doanh nghiệp họ. Sau khi phát hiện ra
điều khiến cho các nhà bán lẻ thành công nỗ lực trở th{nh người giỏi nhất, thuyết Nhất đ~
ra đời.
Chúng tôi thích mô hình m{ chúng tôi đ~ “nh{o nặn” nên. Với chúng tôi nó có một ý nghĩa
lớn lao. Nhưng chúng tôi vẫn đợi có người lên tiếng phản đối, đặt câu hỏi hay đưa ra một ví
dụ mà thuyết Nhất không thể dễ dàng trả lời hay lý giải. Ngay cả bây giờ chúng tôi cũng vẫn
đang chờ đợi.
Thuyết nhất có thay đổi không? Chắc chắn có
Chúng tôi đưa ra vị thế Nhanh nhất vào giữa thập niên 1990 để khẳng định tầm quan
trọng ngày càng lớn của việc tiết kiệm thời gian cho kh|ch h{ng, đồng thời cũng nhằm
khẳng định rằng nhà bán lẻ có thể thành công nếu lấy mục tiêu tiết kiệm thời gian cho
khách hàng làm lợi thế chính của mình. Tuy rằng có thể điều n{y trước đó vẫn đúng, nhưng
xu hướng mới của người tiêu dùng (phụ nữ làm việc, có ít thời gian rảnh hơn) cuối cùng đ~
biến thời gian thành một loại tiền tệ thiết yếu mà chúng ta có thể xây dựng một mô hình
hiệu quả. Ai dám chắc sẽ không xuất hiện một nhân tố thúc đẩy nào nữa khi m{ người tiêu
dùng còn tiếp tục thay đổi? Tuy vậy, chúng tôi cũng vẫn hết sức cẩn thận trong việc phân
loại c|c xu hướng nhất thời v{ xu hướng chính.
Khoảng giữa thập niên 1990, chúng tôi nhận được nhiều ý kiến rằng nên đưa thêm một vị
thế mới vào mô hình Nhất bởi khi đó đang xuất hiện tr{o lưu của các cửa hàng bán lẻ tập
trung vào khía cạnh giải trí. Bạn hẳn còn nhớ “dịch vụ giải trí tại trung tâm mua sắm” chứ?
Khi đó, tất cả, từ nh{ h{ng ăn uống cho tới các cửa hàng bán lẻ, đều nhồi nhét thêm hoạt
động giải trí như một yếu tố hàng hóa chủ chốt của mình. Chúng tôi cũng c}n nhắc việc cho
thêm những phân loại như “Thú vị nhất” hay “Giải trí nhất”, nhưng ngay lập tức chúng tôi
gạt bỏ ý tưởng đó, vì rằng dù không khí ở một cửa h{ng có sôi động tới đ}u đi chăng nữa,
thì mục tiêu cuối cùng của họ vẫn chỉ l{ b|n được hàng mà thôi. Khách hàng cần lý do hợp lý
hơn để đặt chân vào một cửa hàng chứ không phải chỉ vì giá trị giải trí của nó.
Nếu tất cả những gì giúp duy trì một cửa hàng chỉ là vì cửa h{ng đó cung cấp dịch vụ giải
trí tốt nhất, thì liệu họ có thành công không? Chúng tôi không cho l{ như vậy – và các khách
h{ng cũng đồng tình. Warner Brothers đ~ phải đóng cửa các cửa hàng bán lẻ từng một thời
rất sôi động của mình, và còn nhiều nh{ h{ng giúp “thực khách tiêu khiển” cũng đ~ v{ đang
giảm sức phát triển.
Chúng tôi tin rằng một cửa hàng có thể thành công khi trở thành cửa hàng tốt nhất của
một trong năm khía cạnh chính sau đ}y: lựa chọn (Lớn nhất), giá cả (Rẻ nhất), thời trang
(Mới nhất), dịch vụ hướng đến giải pháp (Dễ nhất), hay dịch vụ hướng đến tốc độ (Nhanh
nhất). Có thể còn một số vị thế Nhất khác nữa (chẳng hạn như Đẹp nhất – áp dụng cho lĩnh
vực bán lẻ đồ chất lượng cao, đắt tiền), nhưng ng{y nay chúng ta có thể dễ d{ng x|c định
các nhà bán lẻ thành công phục vụ cho số đông kh|ch h{ng thông qua một trong số những
vị thế Nhất chủ đạo kể trên.
Một nhà bán lẻ Nhất có thể không cần tập trung vào các yếu tố bán lẻ kh|c không? Dĩ
nhiên là không rồi. Như c|c bạn sẽ thấy trong c|c chương sau, tất cả các nhà bán lẻ đều phải
có khả năng hoạt động ở cấp độ nền tảng đối với tất cả các khía cạnh quan trọng với người
tiêu dùng. Người thắng cuộc sẽ l{ người tìm ra được một vị thế Nhất n{o đó m{ họ có thể sở
hữu.
Sự xuất hiện của tr{o lưu thương mại điện tử cũng buộc chúng tôi phải kiểm tra lại
thuyết Nhất. Hẳn bạn đọc vẫn còn nhớ bán lẻ-điện tử chứ? Dĩ nhiên đ}y không phải là một
tr{o lưu ngắn ngủi, vụt đến vụt đi như “dịch vụ giải trí tại trung tâm mua sắm.” Chúng tôi đ~
nghiên cứu kỹ về thương mại điện tử cũng như c|ch kh|ch h{ng mua sắm trực tuyến, và
chúng tôi nhận ra rằng thương mại điện tử và một số công ty thành công với nó (như
Amazon.com, Priceline) không hề phản đối thuyết Nhất. Do đó, chúng tôi tin rằng lý thuyết
này áp dụng được cho cả thế giới trực tuyến và thế giới thực.
Như chúng tôi đ~ trình b{y, mô hình Nhất thay đổi theo thời gian, song lý thuyết nền tảng
thì có lẽ sẽ không bao giờ thay đổi. Ví dụ, khi cả kh|ch h{ng v{ c|c công ty đối thủ cùng phát
triển lên một cấp độ mới, thì có thể vị thế Lớn nhất có lẽ sẽ không đủ để giúp chúng ta thắng
cuộc. Tương tự, nếu khách hàng ngày càng quan tâm tới sự an toàn, chất lượng, hay sự hoàn
mỹ của sản phẩm, thì chúng tôi có thể sẽ lại đưa thêm một vị thế Nhất nữa để phản ánh thực
tế đó. Chất lượng, hay hoàn thành công việc ngay từ lần đầu tiên, là một yếu tố tối quan
trọng, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ bán lẻ. Một phần lợi thế của lý thuyết này là nó có thể
dễ d{ng thay đổi hoặc thích nghi, trong khi vẫn trung thành với bản chất của mình.
Các công ty có tên trong danh sách Fortune 500 như McDonald’s, Procter & Gamble, v{
The Limited đều đ~ v{ đang đưa thuyết Nhất vào công việc của doanh nghiệp họ. Sở dĩ như
thế là vì ngoài việc lý giải điều gì dẫn tới thành công trong ngành bán lẻ (đ}y l{ một bài học
thiết yếu trong những thời kỳ khó khăn của ngành), mô hình Nhất còn có thể được sử dụng
theo một số cách thức khả thi khác:
 Thuyết Nhất là công cụ phân tích mà các công ty – cả công ty bán lẻ và không
bán lẻ – đều có thể dùng để x|c định vị trí của họ đối với kh|ch h{ng, v{ tương
quan so sánh của họ với đối thủ cạnh tranh. Ở dạng thức đơn giản nhất, nó là
một công cụ chẩn đo|n giúp tìm hiểu vị trí của một công ty trên thị trường.
 Nó cũng l{ công cụ “kê đơn” giúp công ty x|c định các lỗ hổng trên thị trường và
c|c cơ hội phát triển. Nếu trên thị trường có lỗ hổng n{o đó, nó sẽ chỉ ra cho họ
thấy. Nếu không có cơ hội rõ r{ng n{o (m{ điều n{y thì ng{y c{ng đúng), nó sẽ
x|c định nên bắt đầu kinh doanh từ đ}u.
 Cuối cùng, có thể dùng mô hình Nhất làm nền tảng chiến lược cho một công ty.
Đó l{ một c|ch để tập trung các quyết định mang tính chiến lược và các hoạt
động thường nhật vào một tư tưởng lớn – một vị thế Nhất cho công ty.
Mô hình Nhất là công cụ đắc lực giúp nhà bán lẻ tr|nh được Hố đen, đồng thời giúp họ
phát triển, thu lời và tận hưởng thành công dài lâu.
Thực hiện mô hình nhất
Các ví dụ thực tế m{ chúng tôi ưa thích khi nói về việc thực hiện mô hình Nhất l{ trường
hợp của hai siêu thị Target và Vons.
Không bao lâu sau khi Target áp dụng chiến lược nâng cao chất lượng vào giữa thập niên
1970, vị chủ tịch hội đồng quản trị công ty khi đó đ~ đứng lên phát biểu trong một cuộc họp
gồm h{ng trăm nh{ điều h{nh công ty; ông giơ lên một đôi gi{y thể thao. Theo lời ông, đôi
gi{y đó l{ h{ng thứ cấp, đế giày lỏng lẻo v{ v{i kh|ch h{ng đ~ lên tiếng than phiền. Sau đó,
ông hỏi vị quản lý n{o đ~ mua đôi gi{y này. Một cánh tay rụt rè giơ lên. Người quản lý đó
nói rằng đ}y l{ một vụ giao dịch rất hời. Đôi gi{y n{y l{ h{ng thanh lý từ Trung Quốc. Target
chỉ phải bỏ ra 2 đô-la để mua, sau đó b|n lại với gi| 8 đô-la. Quả đúng l{ giao dịch n{y đem
lại nhiều lợi nhuận cho công ty, m{ cũng l{ một giá hời cho khách hàng nữa. Chỉ một số ít
khách hàng than phiền về đôi gi{y, đặc biệt l{ khi xét đến mức giá kỳ lạ của nó. Vị chủ tịch
lắng nghe rồi hỏi: “Chiến lược của chúng ta l{ gì?” Không ai trả lời. “Chiến lược của chúng ta
là Target bán hàng chất lượng tốt.” V{o thời điểm đó, c|c cửa hàng giảm gi| thường chỉ bán
các loại hàng hóa chất lượng kém, nhưng đó không phải là mong muốn của Target. Sau đó,
vị chủ tịch yêu cầu người quản lý đ~ mua loại giày này phải ngay lập tức loại bỏ và hủy tất
cả chúng. Vị chủ tịch n{y đ~ lựa chọn một địa điểm công cộng để đưa ra quan điểm về việc
tạo lập vị thế cũng như tầm quan trọng của việc trung thành với vị thế Nhất của mình, ngay
cả khi điều đó có nghĩa l{ bỏ qua c|c cơ hội kiếm lời.
Hồi giữa thập niên 1980, chúng tôi đ~ giúp hệ thống siêu thị Vons xây dựng một mô hình
cửa hàng bán lẻ thực phẩm mới gọi là Pavilions. Mục tiêu của họ là xây dựng một “siêu thị
mới mẻ, thức thời để phục vụ công chúng.” Chúng tôi đề xuất rằng để thành công ở vị thế
đó, Pavillions phải hướng tới đối tượng là các bà mẹ. Điều chúng tôi rút ra được sau các
cuộc điều tra khách hàng là: Các bà mẹ từng tới mua sắm ở Pavillions rất ghét cách bài trí
các máy bán kẹo cao su tự động ở gần mặt trước cửa hàng, và họ cũng không thích việc
người ta bày bán quá nhiều loại kẹo ở trước quầy thanh toán. Tóm lại, các khách hàng này
cảm thấy những chiếc kẹo đó chính l{ “tội nh}n” g}y ra những cuộc cãi vã giữa các bà mẹ và
con cái họ. Chúng tôi khuyên Pavillions dỡ bỏ các máy bán kẹo cao su tự động đó, bởi chúng
là thủ phạm chính gây ra rắc rối cho đối tượng khách hàng chính. Các nhà quản lý cửa hàng
phản đối, vì máy bán kẹo cao su tự động và việc bày bán kẹo ở quầy thanh toán mang lại
nguồn thu nhập lớn tại những nơi chẳng để làm gì đó. Tuy vậy, ban l~nh đạo hoạch định
chiến lược cho công ty đ~ nhận ra được tầm quan trọng của c|c thông điệp định vị đơn giản.
Họ dỡ bỏ các máy bán kẹo, và thậm chí còn sắp xếp để một số lối đi ở quầy thanh toán
không còn bày bán kẹo nữa. Công ty cho biết c|c l~nh đạo của Vons coi việc định vị
Pavilions rất nghiêm túc, và họ sẽ không để những món lợi trước mắt cản trở họ l{m điều
khiến khách hàng hài lòng. (Chúng tôi vẫn còn giữ một chiếc máy bán kẹo cũ trong văn
phòng, coi đó l{ vật nhắc nhở rằng định vị công ty không bao giờ là một việc làm dễ dàng).
Có một vị thế Nhất sẽ giúp nhà bán lẻ giao tiếp hiệu quả hơn với khách hàng và các cộng
sự của mình, đồng thời giúp các cửa hàng hoạt động nhất quán với nhau. Đổi lại, việc hoạt
động theo một lời tuyên bố Nhất sẽ nâng cao vị thế Nhất của công ty. Mỗi bằng chứng cho
việc cửa h{ng đi theo định hướng Nhất sẽ củng cố thêm cho mục tiêu cốt lõi của cửa hàng
đó. Đối với các nhà bán lẻ có vị thế Mới nhất, điều n{y có nghĩa l{ họ phải liên tục thể hiện
rằng cửa hàng của họ l{ nơi cập nhật nhanh nhất c|c xu hướng thời trang mới hoặc các sản
phẩm mới. Một hoặc hai lần như thế có thể là vận may. Nhưng nếu bền bỉ l{m như vậy từ
năm n{y qua năm kh|c, cửa h{ng đó sẽ trở th{nh nơi tuyệt vời nhất.
Đ}y l{ một chu kỳ liên tục, nhưng nó chỉ có thể xảy ra sau khi nhà bán lẻ quyết tâm theo
đuổi mục tiêu trở th{nh nơi tuyệt vời nhất cho một nhóm khách hàng cụ thể, và có thể kém
hấp dẫn hơn với những đối tượng kh|ch h{ng kh|c. Không gì đ|ng b|o động hơn cho chúng
tôi khi khách hàng tới khoe khoang rằng các cửa hàng khác phục vụ mọi thứ đều tốt và mọi
người đều tới đó mua h{ng. Điều đó có nghĩa l{ họ thực sự chẳng hiểu gì về nguyên tắc cơ
bản nhất của việc định vị hiệu quả.
Tuy thuyết Nhất nghe có vẻ tương đối ôn hòa và rõ ràng tới mức không cần giải thích,
nhưng thực ra nó lại rất cơ bản. Nó đối lập với quan điểm phải cố gắng làm mọi việc cho
kh|ch h{ng, v{ đ|nh bật ch}n lý l}u đời l{ “kh|ch h{ng luôn đúng.” Kh|ch h{ng không phải
lúc n{o cũng đúng. Họ luôn muốn một cửa hàng có mức giá bán thấp nhất, dịch vụ tốt nhất,
nhiều sự lựa chọn nhất, và cập nhật xu hướng mới nhất. Tuy rằng điều này sẽ đảm bảo cho
thành công của một cửa h{ng, v{ đó cũng có vẻ như l{ một mục tiêu đ|ng theo đuổi, song
chúng tôi đ~ v{ đang chứng kiến cảnh rất nhiều nhà bán lẻ phải bỏ cuộc chơi khi thực hiện
chiến lược trên. Thật ra, nhà bán lẻ sẽ không có lợi nhuận nếu cứ cố gắng chiều theo ý
khách hàng. Ấy vậy mà vẫn có nhiều nhà bán lẻ đ~ thử l{m như vậy. Họ muốn trở thành cửa
hàng tuyệt vời – chỉ có điều họ không biết phải “tuyệt vời” trong lĩnh vực gì v{ cho đối
tượng khách hàng nào.
Dĩ nhiên, chúng tôi không có ý khuyên c|c nh{ b|n lẻ không nên lắng nghe khách hàng.
Điều chúng tôi muốn nói là họ phải lắng nghe một cách chọn lọc, tức là phải tập trung vào
các nhu cầu thực sự của nhóm khách hàng nòng cốt. H~y luôn lưu t}m đến các câu hỏi này
như l{ bộ lọc cho mình: Ai là khách hàng nòng cốt của mình và ai không phải khách hàng
nòng cốt? Khách hàng nòng cốt muốn mình cung cấp thêm những gì? Họ muốn bớt đi
những gì? Từ đó, hãy cung cấp thêm những điều mà nhóm khách hàng nòng cốt muốn và
giảm đi những điều họ không muốn. Bằng c|ch đó, bạn sẽ trở thành cửa hàng tuyệt vời ở
một số khía cạnh nhất định. Bạn cũng sẽ tr|nh được cái bẫy của việc cứ cố gắng đ|p ứng
mọi yêu cầu của tất cả mọi đối tượng khách hàng.
Không phải ngẫu nhiên khi giao điểm của cả năm vị thế Nhất lại ở chính giữa vòng tròn
mô hình Nhất. Chúng tôi gọi đó l{ Hố đen trong ng{nh b|n lẻ. Một nhà bán lẻ cố công làm tốt
mọi việc, giỏi ở tất cả các vị thế Nhất, có thể sẽ hoạt động khá tốt ở một số lĩnh vực. Song họ
không phải là nhà bán lẻ giỏi nhất ở tất cả các khía cạnh – và chắc chắn là họ cũng không
phải là giỏi nhất ở bất kỳ khía cạnh nào.
Vì những lý do cả trên thực tế và thông qua kinh nghiệm, nhà bán lẻ không thể trở thành
người giỏi nhất ở tất cả c|c lĩnh vực phục vụ người tiêu dùng chủ chốt. Các nhà bán lẻ thành
công hiểu rằng họ phải hy sinh nhiều thứ để đạt được một vị thế Nhất. Ngay cả khi có nhà
bán lẻ nào có thể trở thành giỏi nhất trong một v{i lĩnh vực, thì họ cũng sẽ không thể kiếm
được nhiều tiền, vì để đạt tới và duy trì ở một vị thế Nhất, nhà bán lẻ phải đầu tư nhiều
nguồn lực và nhiều nguồn tài chính lớn.
Bằng chứng nằm ở kết quả
Các khái niệm như thuyết Nhất và Hố đen nghe có vẻ lọt tai và dễ nhớ. Tuy nhiên, trong
thế giới thực tế của lĩnh vực tư vấn bán lẻ, lý thuyết suông thôi chưa đủ. Các công ty luôn
yêu cầu phải có bằng chứng cụ thể cho thấy việc hướng tới một vị thế Nhất l{ con đường tài
chính đúng đắn. Thuyết Nhất t|c động mạnh tới kết quả tài chính của các doanh nghiệp. Đ}y
không phải là một lý thuyết hàn lâm – nó được xây dựng dựa trên những bằng chứng kinh
nghiệm rằng các công ty Nhất thường hoạt động tốt hơn v{ ph|t triển tốt hơn so với các
công ty khác vốn chỉ chăm chăm đạt tới mức độ “kh| tốt.”
Xét ở khía cạnh tài chính và thực tế, kết quả hoạt động của các công ty Nhất trong 10 năm
qua, từ 1993-2002, đ~ chứng minh cho quan điểm của chúng tôi (xem bảng 1.1) Trong giai
đoạn này, ở Mỹ, ngành bán lẻ nói chung đ~ đạt mức tăng trưởng trung bình 5,3%, doanh số
b|n h{ng tăng từ 1,7 nghìn tỷ tới gần 2,7 nghìn tỷ đô-la. Ở một số lĩnh vực, các nhà bán lẻ
Nhất đạt mức tăng trưởng hơn gấp đôi tỷ lệ trên trong cùng kỳ, trong đó c|c công ty đầu
bảng duy trì tỷ lệ tăng trưởng trên 15% (xem bảng 1.2). Những nhà bán lẻ tốt nhất trong
biểu đồ Nhất của chúng tôi thậm chí còn đạt mức tăng trưởng trên 30%, tức là gấp sáu lần
tỷ lệ trung bình của thị trường.
Còn lợi nhuận thì sao? Các nhà bán lẻ Nhất cũng hoạt động có lãi. Khi nghiên cứu 100 nhà
bán lẻ h{ng đầu ở Mỹ, chúng ta sẽ thấy lợi nhuận ròng trung bình của họ xét về phần trăm
doanh số là 2,72%. Còn khi tính riêng các nhà bán lẻ Nhất, lợi nhuận trung bình của họ là
trên 4%. Vậy còn những công ty hoạt động “thường thường bậc trung” thì thế nào? Lợi
nhuận của họ chỉ đạt mức trên 1%, nghĩa l{ họ đang chênh vênh bên miệng Hố đen. Liệu
một nhà bán lẻ “thường thường bậc trung” có thể tạo ra được những khoản lãi trên trung
bình không? Có chứ, nhưng họ không duy trì được lâu. Cuối cùng thì vị trí mờ nhạt trên thị
trường sẽ dẫn tới mức tăng trưởng doanh thu trì trệ, làm giảm lợi nhuận thu về.
Ở các phần sau cuốn sách, chúng tôi sẽ đề cập đến cả lý thuyết và kết quả thực tiễn. Giành
được kh|ch h{ng cũng đồng nghĩa với việc duy trì tình hình tài chính tốt đẹp. Hướng tới vị
thế Nhất là cách bền vững nhất để đạt được cả hai điều trên.
Bảng 1.1. Tình hình doanh số ngành bán lẻ
1993 (tỷ
đô-la)
2002 (tỷ
đô-la)
Tỷ lệ tăng trưởng
hàng năm 1993-2002
(%)
Doanh số bán lẻ nói chung, trang thiết bị đi
kèm, nội thất v{ c|c lĩnh vực bán lẻ khác
574 935 5,6
Tổng doanh số bán lẻ và các dịch vụ lương
thực thực phẩm (trừ các nhà bán lẻ xe có động
cơ v{ phụ tùng)
1.720 2.727 5,3
Tổng doanh số bán lẻ (bao gồm các nhà bán lẻ
xe có động cơ v{ phụ tùng)
1.986 3.245 5,6
Tổng doanh số bán lẻ (trừ các nhà bán lẻ xe có
động cơ v{ phụ tùng)
1.504 2.393 5,3
Bảng 1.2. Doanh số của các nhà bán lẻ Nhất
1993 (tỷ đô-
la)
2002 (tỷ đô-
la)
Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm 1993-2002
(%)
Rẻ nhất 55 245 16
Lớn nhất 9 58 23
Mới nhất 19 43 13
Dễ nhất 1 9 24
Nhanh
nhất
8 29 15
2. KHÁCH HÀNG LÀ SỐ 1
Đã đến lúc nhà bán lẻ phải đối xử với khách hàng theo đúng vị trí số một của họ
Chúng tôi xin bắt đầu chương n{y bằng việc thực hiện chính lời khuyên của bản thân, và
bàn luận về nhân tố quan trọng nhất (nhưng vẫn thường xuyên bị lờ đi) đảm bảo cho thành
công trong ngành bán lẻ: kh|ch h{ng. Chúng tôi cũng xin bắt đầu bằng việc tạo ra tiền lệ
trong cuốn s|ch n{y l{ “không nói giảm nói tr|nh”, v{ “rọi đèn pha” v{o một số điều ngộ
nhận vốn vẫn xuất hiện tràn lan trong giới bán lẻ.
Các nhà bán lẻ vẫn luôn nhanh mồm nhanh miệng khi thốt ra những c}u như: “Chúng tôi
đặt kh|ch h{ng lên h{ng đầu!” hay “Kh|ch h{ng l{ số một!” hoặc “Chúng tôi cung cấp những
dịch vụ khách hàng tuyệt hảo!.” Phải thừa nhận rằng chưa hề có một bản b|o c|o thường
niên, một bản tuyên bố về sứ mệnh của nhà bán lẻ, hay một thông điệp truyền thông chính
thức n{o m{ chúng tôi đọc lại không chứa những tuyên ngôn hay ho về việc khách hàng là
phần quan trọng nhất của công ty. Tuy rằng c|c tuyên ngôn đó xuất hiện nhan nhản trong
c|c b|o c|o thường niên và trên các bảng tin của nhà bán lẻ, nhưng thật không may đó chỉ
l{ tưởng tượng mà thôi.
Những ngộ nhận về dịch vụ khách hàng
Rất ít nhà bán lẻ hiểu được rằng việc đặt kh|ch h{ng lên h{ng đầu nghĩa l{ như thế nào.
Và càng ít nhà bán lẻ thực hiện điều đó. Giống như c|c ng{nh kh|c, dịch vụ khách hàng bán
lẻ bị vi phạm. Sở dĩ có điều đó l{ do, đối với nhiều nhà bán lẻ, dịch vụ khách hàng thực sự là
một điều bí ẩn.
Chúng ta hãy vén bức màn bí mật trong ngành bán lẻ có liên quan tới dịch vụ khách hàng.
Ngộ nhận 1: Nhà bán lẻ đặt kh|ch h{ng lên đầu tiên.
Thực tế: Nhà bán lẻ đặt lợi ích của họ lên trước cả lợi ích của khách hàng.
Có thể thấy rõ thực tế trên khi quan sát cách các nhà bán lẻ trưng b{y h{ng hóa trong cửa
hàng, bố trí các gian hàng, sắp xếp nhân viên phục vụ tại cửa hàng, và cách họ thường không
có đủ hàng hóa cần thiết ra sao.
Các nhà bán lẻ có trưng b{y h{ng hóa để giúp khách hàng mua sắm thuận tiện hơn
không? Rất hiếm khi. Bạn cứ thử bước vào một cửa hàng bách hóa rồi hỏi bất kỳ nhân viên
nào bạn bắt gặp về khu b|n |o sơ mi xanh m{ xem. Nếu may mắn gặp được một nhân viên
trung thực, bạn sẽ có câu trả lời rằng có tới 20 chỗ khác nhau tại cửa hàng này bày bán áo
sơ mi xanh. Có h{ng t| gian h{ng của các nhà thiết kế khác nhau, và tại mỗi gian h{ng đó lại
là cả một “bộ sưu tập” quần áo của nhà thiết kế; và mỗi gian hàng có lẽ cũng có tới vài cái áo
sơ mi xanh. Bạn cũng sẽ thấy nhiều |o sơ mi xanh treo đầy ở c|c gian h{ng được đ|nh m~
số kỳ lạ trong cửa hàng – n{o l{ gian “Quần áo trẻ em”, n{o l{ gian “Thiếu nữ”, gian “Hỗn
hợp” v{ cả gian “D{nh cho phụ nữ” nữa. Lại còn có cả những gian h{ng có thương hiệu riêng
nữa chứ. (Dù bạn tin hay không, nhưng thực tế là nhiều phụ nữ đ~ học cách nắm rõ “địa
hình địa thế” phức tạp này – đ}y l{ minh chứng cho thấy trí tuệ và lòng kiên nhẫn của khách
hàng). Cách bố trí này tồn tại l{ do c|c nh{ điều hành cửa hàng và các nhà thiết kế muốn nó
như thế, chứ không phải là vì chiều theo ý khách hàng.
Các cửa h{ng b|ch hóa cũng “nổi tiếng” vì c|ch b{i trí chẳng khác nào ma trận của họ,
trong khi hầu như chẳng có tấm biển chỉ dẫn nào cả. Bạn có phải đi bộ dọc cả tầng bách hóa
thì mới tìm được thang m|y để lên tầng trên không? Đó l{ do những người điều hành cửa
hàng (họ đ~ trị vì ngành bán lẻ trong vài thập kỷ nay rồi) muốn khách hàng phải lạc lối
trong cửa hàng của mình. Họ tin rằng khi lạc đường, khách hàng sẽ có nhiều thời gian ở cửa
h{ng hơn, v{ biết đ}u cuối cùng họ sẽ tìm được c|i gì đó để mua. Như vậy, lợi ích của cửa
h{ng đ~ được đặt lên trước lợi ích của khách hàng.
Cửa hàng bách hóa không phải là những người “vi phạm” duy nhất. Bạn hãy tới một siêu
thị và hỏi nhân viên bán hàng ở đó (trong trường hợp bạn tìm được một nh}n viên như thế)
nơi b|n b|nh pizza. Cũng giống trường hợp cửa hàng bách hóa, có lẽ pizza được bày bán ở
ít nhất bốn khu khác nhau trong cái siêu thị này. Bạn sẽ thấy có bán pizza ở cửa h{ng ăn
uống, khu trưng b{y tủ lạnh, khu bán thịt v{ khu đồ đông lạnh. Các siêu thị kh| hơn thậm
chí còn bán miếng hoặc nguyên chiếc pizza nóng hổi. Tại sao lại phải bày bán một loại sản
phẩm ở nhiều nơi như vậy? Đó l{ bởi vì cách các siêu thị (và vô số gian h{ng trong đó) mua
bánh pizza, chứ không phải vì rằng có một vài nghiên cứu phức tạp n{o đó tình cờ phát hiện
ra là khách hàng muốn tìm kiếm bánh pizza ở bốn hay năm gian h{ng kh|c nhau.
Ngo{i b|nh pizza, điều tương tự cũng xảy ra với danh s|ch đồ ăn cần mua của bạn như
trứng và sữa, những thứ thường được khách hàng tiêu thụ nhiều hơn. Chúng tôi d|m c|
rằng cứ 10 lần bạn tới cửa hàng/siêu thị thì có tới 9,9 lần bạn phải đi tới tận gian cuối cùng
ở siêu thị để mua những nhu yếu phẩm như trứng và sữa. Một lần nữa, người điều hành
siêu thị muốn giữ bạn ở càng lâu trong siêu thị càng tốt, vì họ tin rằng bạn sẽ mua thêm cho
họ thứ gì đó. Có lẽ nó cũng gần với nơi sản phẩm được phân phối vào cửa h{ng, v{ cũng l{
nơi thuận tiện nhất để làm các ô trữ lạnh. V{ cũng một lần nữa, lợi ích của nhà bán lẻ được
đặt lên trên lợi ích của khách hàng.
Hầu như đối với mọi hạng mục hàng hóa bán lẻ nào mà bạn có thể nghĩ tới, người ta đều
thực hiện những mánh nhỏ n{y để mưu đồ cho lợi nhuận và sự thuận tiện của nhà bán lẻ
chứ không phải của kh|ch h{ng. Đ}y không phải là cuốn b|ch khoa to{n thư về các mánh
khóe của giới bán lẻ; chúng tôi chỉ đưa ra một số ví dụ để lật tẩy ngộ nhận rằng nhà bán lẻ
đặt kh|ch h{ng lên h{ng đầu.
Trong nhiều trường hợp, nhà bán lẻ buộc phải nhờ vào những mánh khóe này vì lời
tuyên bố căn bản của họ với kh|ch h{ng đ~ bị vi phạm: Cách duy nhất để kiếm lời là lừa
khách hàng mua những thứ mà có thể họ không cần dùng. Như chúng tôi sẽ trình bày trong
c|c chương sau, chúng tôi không phản đối các yếu tố mang tính thực dụng giúp các nhà bán
lẻ thành công. Thật ra, chúng tôi cũng thừa nhận rằng nhà bán lẻ phải đưa ra những quyết
định khó khăn để xây dựng một mô hình sinh lời. Chỉ có điều, chúng tôi muốn bảo đảm rằng
nhà bán lẻ thẳng thắn nêu lên những lý do khiến họ h{nh động như thế chứ không phải gộp
chung vào cái quan niệm qu| vĩ đại l{ “h{nh động nh}n danh kh|ch h{ng.”
Ngộ nhận 2: Các nhà bán lẻ hiểu rõ về dịch vụ khách hàng.
Thực tế: Khách hàng còn hiểu rõ hơn.
Chúng tôi đ~ thay mặt cho các bạn hàng của mình tham gia sâu vào việc phân tích và tìm
hiểu hoạt động nghiên cứu khách hàng trong suốt gần 18 năm qua (v{ c|c đối tác của chúng
tôi còn thực hiện các nghiên cứu nội bộ cho các nhà bán lẻ trong gần 20 năm trước đó nữa).
Chúng tôi cho rằng mình đ~ tìm hiểu các nghiên cứu về người tiêu dùng, danh mục sản
phẩm nhiều hơn bất kỳ ai kh|c. Chúng tôi đọc hàng tá nghiên cứu như vậy và chuyện trò
cùng hàng nghìn khách hàng mỗi năm. Trong suốt qu| trình đó, chúng tôi nhận thấy có một
đại lượng không đổi – khách hàng và nhà bán lẻ có những quan điểm khác nhau về dịch vụ
khách hàng.
Một trong những câu hỏi đầu tiên chúng tôi đặt ra cho khách hàng mới là hãy cho chúng
tôi xem tất cả các nghiên cứu họ từng thực hiện với khách hàng của họ. Câu trả lời điển hình
có lẽ gây khá nhiều bất ngờ: Rất ít nghiên cứu tập trung vào việc khách hàng của họ nghĩ gì
về cửa hàng của họ. Chắc chắn l{ cũng có thể rải r|c đ}y đó l{ những nghiên cứu theo dõi,
điều tra về nhận thức quảng cáo, hay các buổi thảo luận nhóm kỳ quặc, song chẳng có mấy
nhà bán lẻ bận tâm tới chuyện tìm hiểu sâu về khách hàng của mình. Chúng tôi thường nghe
câu nói lặp đi lặp lại rằng: “Chúng tôi biết rõ khách hàng muốn gì – chúng tôi không cần phải
nghiên cứu.” C|c vị lại sai nữa rồi.
Khi được yêu cầu định nghĩa về một dịch vụ khách hàng tốt, các nhà bán lẻ hầu như luôn
chỉ tập trung nói về những nhân viên tuyệt vời. Từ trước tới nay, dịch vụ khách hàng vẫn
luôn đồng nghĩa với con người: mỉm cười, ch{o đón kh|ch mua h{ng, v{ dĩ nhiên l{ một
đống mỹ từ như “v}ng thưa b{, v}ng thưa ông, xin cảm ơn quý kh|ch v{ chúc quý kh|ch
một ngày tốt l{nh.”
Kh|ch h{ng cũng cho rằng dịch vụ khách hàng thực thụ và tác phong lịch thiệp l{ điều
tuyệt vời. Họ muốn có được trải nghiệm đó thường xuyên hơn. Tuy nhiên, đối với họ, đó chỉ
là yếu tố quan trọng thứ tư trong dịch vụ khách hàng. Bạn có ngạc nhiên không? Phần lớn
các nhà bán lẻ cũng vậy đấy.
Dưới đ}y l{ bốn lý do h{ng đầu m{ kh|ch h{ng đưa ra khi được yêu cầu định nghĩa về
một dịch vụ khách hàng tuyệt vời:
1. Có sản phẩm họ đang tìm kiếm để giúp họ giải quyết vấn đề đang gặp phải – và
phải luôn có sẵn sản phẩm đó. Nói đơn giản: Hãy bán thứ tôi cần và bảo đảm
rằng nó có sẵn trên giá khi tôi tới mua.
2. Bố trí cửa hàng một cách khoa học sao cho khách hàng có thể tìm thấy thứ họ
cần mà không mất thời gian. Yêu cầu này bao gồm lối đi ra/v{o thuận tiện từ nơi
gửi xe tới cửa hàng, có sẵn chỗ để xe, có sẵn giỏ đựng đồ và xe đẩy đồ hoạt động
tốt. Ngoài ra còn phải có sự điều hướng cơ bản (nói theo ngôn ngữ của giới bán
lẻ l{ “tìm đường”). Tức là các mặt hàng có mối liên hệ gần gũi với nhau được sắp
xếp ở một nơi, bảng chỉ dẫn dễ hiểu, và có nhãn hiệu sản phẩm rõ ràng. Cuối
cùng là kẻ thù chung số một của khách hàng – các quầy thanh toán. Phải có nhân
viên ở đó v{ phải làm thủ tục thanh toán nhanh – hoặc trong tương lai có lẽ nên
loại bỏ tất cả các thủ tục này.
3. Có sẵn thông tin để trả lời cho các câu hỏi của khách hàng và giúp họ quyết định
nên mua cái gì – có thể truyền tải thông tin qua biển hiệu, tờ rơi, hay nh}n viên
bán hàng. Hãy cung cấp những công cụ mà khách hàng cần để giúp họ đưa ra
những quyết định mua thông minh ở cửa hàng.
4. Cuối cùng, điều quan trọng là phải có nhân viên thân thiện và am hiểu. Trong khi
nhiều nhà bán lẻ đ|nh đồng dịch vụ khách hàng tốt với nguồn nhân lực tốt, thì
khách hàng lại cho rằng dịch vụ khách hàng tốt là những gì giúp cho việc mua
sắm của họ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Nguồn nhân lực tốt chỉ là một phần
trong đó.
Đó l{ một sự hiểu lầm tai hại cho các nhà bán lẻ, bởi nó tạo ra những kỳ vọng phi thực tế,
và thậm chí l{ đầy huyễn hoặc. Nếu dịch vụ khách hàng chỉ phụ thuộc vào việc có một đội
ngũ nh}n viên b|n h{ng tuyệt vời, có khả năng thần kỳ l{ “đ|nh hơi” v{ phản hồi kịp với
mọi mong muốn và tâm trạng của từng khách hàng, thì nhà bán lẻ sẽ l{m gì để tạo ra một hệ
thống giúp đảm bảo rằng điều đó xảy ra? Đó sẽ là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn, v{ gần
như chắc chắn là nhà bán lẻ không thể làm được điều đó. Không may l{ nhiều nhà bán lẻ lại
cứ cố l{m điều đó để rồi phải đối mặt với thất bại.
Rất ít nhà bán lẻ nổi tiếng vì cung cấp dịch vụ khách hàng hoàn hảo, một phần nguyên
nhân là bởi phần lớn họ đều theo đuổi một “cõi niết b{n” ngo{i tầm với. Điều đó giống như
cố công tìm một người bạn đời có thể đọc được suy nghĩ v{ hiểu rõ từng mong muốn, tâm
trạng của mình. Điều đó thật tuyệt vời – có lẽ vậy; nhưng nó có thực tế không? – Chắc là
không.
Nhiều nhà bán lẻ cứ mải bận rộn với công cuộc tìm kiếm và bồi dưỡng một đội ngũ nh}n
viên bán hàng bí ẩn, có khả năng hiểu thấu t}m tư người kh|c (dĩ nhiên l{ với điều kiện việc
l{m đó không qu| tốn kém); trong khi việc họ nên làm lại là xây dựng các quy trình không
có sự tham gia của con người nhưng giúp n}ng cao dịch vụ khách hàng theo mong muốn
của khách hàng.
Tin tốt ở đ}y l{ kh|ch h{ng có những kỳ vọng rất thực tế. Họ không yêu cầu một dàn
nhân viên bán hàng biết rõ suy nghĩ của họ – bởi họ biết đó l{ “nhiệm vụ bất khả thi.” Kh|ch
hàng chỉ muốn mặt hàng họ cần tìm có sẵn khi họ tới cửa hàng. Họ muốn có thông tin, có
thể là từ nhân viên bán hàng, biển hiệu hay tờ rơi, v{ họ muốn dễ d{ng tìm đường đi lối lại
trong cửa h{ng. Kh|ch h{ng đ|nh gi| cao những nhà bán lẻ có thể đ|p ứng tốt ba yếu tố
trên. Nếu cửa h{ng đó còn có những nhân viên hiểu biết và thân thiện thì còn gì tuyệt hơn
nữa.
Ngộ nhận 3: Nhà bán lẻ hiểu khách hàng của họ là ai.
Thực tế: Kh|ch h{ng đ~ thay đổi rất nhiều trong vài thập kỷ qua, nhưng nhiều nhà bán lẻ
vẫn chưa chịu thay đổi theo họ.
Đ~ có lúc việc x|c định khách hàng là một công việc tương đối dễ dàng. Hãy nhắm tới thế
hệ bùng nổ dân số, tuổi từ 25 tới 44, những người đang trong qu| trình lập gia đình, mua
xe, nh{, v{ tích lũy của cải vật chất. Từ thập niên 1950 đến 1970, những khách hàng này có
lẽ khá giống nhau: họ là những người da trắng thuộc tầng lớp trung lưu ở Mỹ; họ có cấu trúc
v{ cơ cấu gia đình tương tự nhau: mỗi gia đình có trung bình 2,6 con, vợ ở nhà, có xe ô tô,
chó, và nhà ở vùng ngoại ô thành phố. Tuy nhiên, thông tin về người tiêu dùng Mỹ đ~ thay
đổi rất nhiều kể từ đó; nhưng không may l{ c|c nh{ b|n lẻ của chúng ta vẫn dậm chân tại
chỗ.
Chúng ta hãy bắt đầu với vấn đề thu nhập. Báo chí cuối những năm 1990 đ~ tốn rất nhiều
giấy mực viết về sự thịnh vượng của quốc gia, và về thị trường theo chiều gi| lên d{i hơi
nhất trong lịch sử, dẫn đến tăng quỹ hưu trí 401(k), kích thích ham muốn chung đối với
những đồ trang trí lòe loẹt khoa trương, xe ô tô nhập khẩu, cùng nhiều xa xỉ phẩm khác. Tuy
vậy, người ta lại ít đề cập đến một câu chuyện bên lề l{ đối với đại bộ phận người dân Mỹ,
hai thập kỷ vừa qua họ không hề giàu có tới vậy (xem hình 2.1).
Trong giai đoạn 1980-2001, mức thu nhập hộ gia đình trung bình của 20% người Mỹ giàu
nhất tăng 49% (tỷ gi| đô-la không đổi) – tức là cao gần gấp năm lần thu nhập của 80% dân
số còn lại. Cũng trong 20 năm đó, thu nhập của 1/5 những người nghèo nhất nước chỉ tăng
4% (lên 10.136 đô-la), còn thu nhập của 1/5 tầng lớp trung lưu (gi{u nhất thứ ba, nghèo
nhất thứ ba) tăng lên 11% (tức 42.629 đô-la).
Trong khi người giàu càng trở nên gi{u có hơn, thì đại bộ phận dân số Mỹ vẫn chỉ có mức
tăng sức mua rất khiêm tốn trong hai thập kỷ qua. Thực tế n{y đ~ khiến xã hội Mỹ phân
thành hai thái cực – những người giàu có và những người không có gì. Vì thế, cũng dễ hiểu
khi những người không có gì ngày càng quan tâm tới giá trị của hàng hóa họ mua – v{ đ}y l{
t|c nh}n giúp đưa Wal-Mart lên vị trí nhà bán lẻ lớn nhất nước Mỹ và công ty lớn nhất nước
Mỹ. Nó cũng đồng thời góp phần thu hẹp tầng lớp trung lưu – nền tảng cho chiến lược kinh
doanh của đa phần các nhà bán lẻ trong suốt thế kỷ qua. Các nhà bán lẻ chỉ đơn giản cung
cấp h{ng hóa cho nhóm đối tượng trung tâm trong xã hội xét về mặt tuổi tác và thu nhập.
Ng{y nay, c|i trung t}m đó không còn dễ x|c định như trước nữa, m{ nó cũng dần trở nên ít
phù hợp hơn.
Có lẽ ai cũng biết rằng dân số Mỹ hiện giờ nhiều tuổi hơn trước kia. Năm 1980, chỉ có
khoảng 60 triệu người thuộc nhóm tuổi từ 50 trở lên. Ngày nay, con số n{y đ~ xấp xỉ
ngưỡng 100 triệu, tức chiếm gần 1/3 dân số (xem hình 2.2). Dù rằng chúng ta đ~ hết sức nỗ
lực để che giấu tuổi già – từ các liều thuốc tiêm Botox để xóa nếp nhăn cho tới những loại
dược phẩm “hỗ trợ” chức năng sinh lý như Viagra – nhưng c|i bóng của tuổi xế chiều vẫn
ngày càng tiến lại gần chúng ta hơn. Tuy c|c hệ thống siêu thị, cửa h{ng dược phẩm và
trung tâm mua sắm ở Mỹ đều đ~ chất đầy những sản phẩm phục vụ cho nhóm dân số già,
song thế hệ bùng nổ dân số đang ở cái dốc bên kia của cuộc đời vẫn khiến giới bán lẻ phải
đau đầu với những thách thức khác.
Những người trẻ ngày nay hiếm khi h{nh động giống thế hệ người tiêu dùng lớn tuổi
hơn, v{ mong muốn được giữ quyền kiểm soát của họ sẽ thay thế cho những áp lực căng
thẳng dồn lên vai các nhà bán lẻ. Các khách hàng lớn tuổi là những người mua sắm kỳ cựu;
họ từng mua rất nhiều tivi, ô tô, và nhà cửa. Chính vì thâm niên mua sắm của mình mà họ có
xu hướng trở thành những người tiêu dùng khắt khe. Họ đòi hỏi có được thứ tốt nhất cho số
tiền họ bỏ ra, và họ muốn có một phương ph|p b|n h{ng thực tế.
Nước Mỹ cũng có ít gia đình truyền thống hơn – tức l{ c|c gia đình chỉ có một người làm
việc (thường l{ người cha), còn người mẹ sẽ ở nhà nội trợ (xem hình 2.3). Năm 1950,
những gia đình như thế chiếm tới hơn 60% lực lượng lao động ở Mỹ. Ngày nay, họ chỉ góp
chưa đầy 15%, tức là chỉ nhỉnh hơn con số c|c gia đình có b{ mẹ đơn th}n l{m việc. Các gia
đình có hai nguồn thu nhập hiện chiếm hơn 40% lực lượng lao động, gấp đôi số liệu năm
1950.
Chúng tôi muốn nói với các nhà bán lẻ rằng: Ozzie và
Harriet không còn sống ở nước Mỹ nữa (xem hình 2.4).
Đ}y l{ một thông điệp quan trọng, vì rằng nhiều cửa
hàng bán lẻ từng được mở ra nhằm phục vụ những người
như Ozzie v{ Harriet, c|c nhân vật chính trong sê-ri
phim hài tình huống được ưa thích hồi những năm
1950, trong đó minh họa cuộc sống gia đình truyền
thống ở vùng ngoại ô nước Mỹ. Ngày nay, nhiều nhà bán
lẻ vẫn loay hoay tìm cách phục vụ nhóm đối tượng khách hàng này, mặc dù họ không Còn
nhiều nữa. (Có lẽ nguyên nhân là do nhiều nhà quản lý bán lẻ vẫn còn sống trong các gia
đình kiểu Ozzie và Harriet). Thực tế, kiểu gia đình hạt nh}n như ng{y nay có vẻ giống gia
đình của Ozzy Osbourne từng làm say lòng khán giả chương trình truyền hình thực tế.
Một lý do giải thích cho việc những khách hàng này không còn nhiều nữa là nàng Harriet
giờ đ}y đ~ đi l{m ngo{i x~ hội. Năm 1950, chỉ có 36,7% phụ nữ nhóm tuổi 20-64 tham gia
lực lượng lao động. Theo dự đo|n của Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ, năm 2005 sẽ có
75,2% phụ nữ thuộc nhóm tuổi trên tiếp tục kiếm việc l{m. Nhưng điều đ|ng ngạc nhiên là
có rất ít nhà bán lẻ đưa ra được phương ph|p phù hợp để đ|p ứng nhu cầu của những phụ
nữ đi l{m (xem hình 2.5).
Cuối cùng, người Mỹ ng{y c{ng đa dạng hóa về mặt dân tộc (xem hình 2.6).
Phần trăm ngƣời dân tộc khác trong tổng số dân
Nước Mỹ vẫn là một “nồi lẩu thập cẩm”, song “nước dùng chính” không còn l{ ch}u ]u
nữa. Đến năm 2010, người Tây Ban Nha, Bồ Đ{o Nha, người ch}u  v{ người da đen sẽ
chiếm gần 33% dân số Mỹ. Năm 1980, con số này chỉ dao động ở mức 19,7%. Xét về khả
năng nhận thức tầm quan trọng ngày càng lớn của các khách hàng thuộc nhiều dân tộc khác
nhau, các nhà bán lẻ đang bị tụt lại quá xa so với các nhà sản xuất sản phẩm tiêu dùng và
nhiều ngành công nghiệp khác. Cùng lúc, công chúng ngày càng tỏ ra ưa thích những sản
phẩm và dịch vụ có tinh thần dân tộc; v{ xu hướng này sẽ còn tiếp tục phát triển. Thị hiếu
của người Mỹ về ẩm thực, âm nhạc và thời trang cũng đ~ thay đổi đ|ng kể do tầm ảnh
hưởng ngày càng lớn của yếu tố dân tộc đối với xã hội.
Ngộ nhận 4: Các nhà bán lẻ tin rằng khách hàng ham mê mua sắm ở cửa hàng của họ.
Thực tế: Khách hàng không ham mê mua sắm – phần lớn trong số họ thậm chí còn không
thích mua sắm.
Cửa h{ng lung linh |nh s|ng. S{n nh{ bóng lo|ng. H{ng hóa được trưng b{y sạch sẽ và
trông rất mời gọi. Tiếng nhạc Muzak êm tai. Đội ngũ nh}n viên b|n h{ng đầy nhiệt huyết và
được đ{o tạo bài bản đang chờ sẵn và háo hức được chiều lòng kh|ch h{ng. Đối với nhà bán
lẻ, mọi thứ thật đẹp đẽ. Có điều gì đ|ng chê tr|ch ở đó chứ?
Có rất nhiều. Đối với đại đa số người tiêu dùng, mua sắm cũng chỉ là một dạng công việc
nhà – có chăng l{ thú vị hơn chút ít so với những việc như quét nh{ hay lau nh{. Ng{y nay,
nhiều người coi mua sắm là một mối phiền to|i v{ đau đầu. Trong khi các nhà bán lẻ cứ ra
sức thực hiện từ những tiểu tiết nhỏ nhất nhằm cải thiện trải nghiệm mua sắm của khách
hàng, thì khách hàng lại càng tỏ ra ít mặn mà với trải nghiệm đó. Họ chỉ muốn mau chóng
tìm thấy thứ mình cần rồi quay trở về với những công việc quan trọng hơn trong cuộc sống.
Cùng với những thay đổi trong đời sống của người dân Mỹ vài thập kỷ qua, một số xu
hướng mới trong quan niệm của người tiêu dùng về việc mua sắm cũng đ~ v{ đang nổi lên,
khiến giới bán lẻ phải đau đầu. C{ng ng{y người tiêu dùng càng cảm thấy mua sắm l{ điều
phiền phức, chiếm mất những khoảng thời gian rảnh rỗi quý giá của họ, và họ muốn dành ít
thời gian hơn cho việc mua sắm. Như chúng tôi đ~ đề cập ở trên rằng các hộ gia đình có hai
nguồn thu nhập l{ điều phổ biến ngày nay. Trong một cuộc điều tra thực hiện đối với những
gia đình đó, 71% cho biết họ thường đi mua sắm vào dịp cuối tuần. Và cứ hỏi 10 người thì
có tới 9 người nói rằng họ muốn mất ít thời gian hơn cho việc mua sắm. Một thời mua sắm
từng là trò tiêu khiển phi chính thức của cả nước Mỹ, còn giờ đ}y kh|ch h{ng đang có trước
mặt họ h{ng đống lựa chọn, và chúng cạnh tranh nhau để giành lấy từng giây phút rảnh rỗi
của họ. Mua sắm những nhu yếu phẩm đ~ l{ một việc buồn tẻ, cho nên lấy mua sắm làm trò
tiêu khiển thì lại càng hiếm gặp.
Xu hướng n{y đ~ t|c động không nhỏ đến các khu mua sắm trên khắp nước Mỹ. Năm
1980, người dân tới khu mua sắm trung bình 3,1 lần một th|ng. Năm 2000, con số này giảm
xuống còn 1,6 lần một th|ng. Điều ngạc nhiên hơn nữa l{ năm 1980, kh|ch h{ng d{nh 10
giờ mỗi tháng ở khu mua sắm; còn đến năm 2000, họ chỉ bỏ ra 3,5 giờ. Các số liệu n{y đ~
tính cả một số đông người thậm chí còn chưa từng bước chân vào các khu mua sắm.
Người tiêu dùng ngày nay mua sắm ít hơn so với 10 năm về trước, và họ còn muốn giảm
thời gian mua sắm xuống nữa. Họ tỏ ra kén chọn nơi mua hơn; họ tới địa điểm đ~ chọn sẵn
thay vì đi lang thang ở vài cửa hàng khác nhau. Và họ cũng thường đưa ra quyết định mua
ngay sau khi xem xét một hoặc hai lựa chọn đầu tiên.
Người tiêu dùng ng{y nay cũng quan t}m tới giá trị h{ng hóa hơn, một phần lý do có lẽ là
vì sức mua của họ chỉ tăng không đ|ng kể trong hai thập kỷ qua. Năm 1989, người Mỹ mua
sắm ở các cửa hàng bách hóa nhiều hơn so với ở các cửa hàng giảm gi|. Nhưng 10 năm sau,
họ mua sắm ở các cửa hàng giảm giá nhiều gấp ba lần so với các cửa h{ng b|ch hóa. Dĩ
nhiên là hệ thống cửa hàng giảm gi| đ~ mở rộng trong thập kỷ 1990 với tốc độ nhanh hơn
nhiều các cửa hàng bách hóa. Chúng tôi cho rằng một yếu tố quan trọng là sự thay đổi trong
quan niệm của khách hàng. Trong suốt những năm đó, khách hàng nhận ra rằng các cửa
hàng bán lẻ đồng nghĩa với giá trị. Cùng lúc, họ cũng nhận ra rằng các cửa hàng bách hóa có
mức giá trên trời, tốn thời gian và quá cồng kềnh.
Ng{y nay, người tiêu dùng thích mua sắm ở những nơi họ cho rằng sẽ cung cấp giá trị tốt
nhất bởi vì họ muốn tối ưu hóa ng}n quỹ có hạn của mình. Họ cũng tìm kiếm những mặt
hàng giá thấp của c|c thương hiệu quen thuộc để khỏi phải lo lắng xem chất lượng của
chúng có đạt yêu cầu không.
Cuối cùng, người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn về nơi mua h{ng hơn hẳn so với 10 hay
20 năm trước. Khi tìm mua h{ng, người tiêu dùng ng{y trước không có mấy nơi để đến. Dĩ
nhiên là họ có thể chuyển từ chuỗi hàng tạp hóa gần nhà sang mua sắm tại chuỗi cửa hàng
kh|c, nhưng hình thức cửa hàng thì vẫn như vậy. Thậm chí ngày nay, siêu thị vẫn tiếp cận
được với 100% khách mua hàng, song họ lui tới đó ít thường xuyên hơn; giờ đ}y họ có thể
mua đồ ăn thông dụng v{ đồ gia dụng thông qua những kênh mua sắm ng{y c{ng đa dạng
(xem hình 2.7).
Số lần đi mua sắm/hộ gia đình
Nguồn: ACNielsen Homescan (All Households, Total US)
Không nhà bán lẻ n{o được kỳ vọng rằng kh|ch h{ng đam mê mua sắm ở chuỗi cửa hàng
của họ. V{ cũng không nh{ b|n lẻ n{o được nói rằng khách hàng thực sự không có lựa chọn
nào khác.
Ngộ nhận 5: Các nhà bán lẻ tin rằng họ có thể kiểm soát khách hàng.
Thực tế: Khách hàng có quá nhiều sự lựa chọn, và họ sẽ tới cửa hàng khác nếu nhà bán lẻ
cứ buộc họ phải làm theo cách của mình.
Để thịnh vượng trong tương lai, nh{ b|n lẻ phải thật sự lấy khách hàng làm trọng tâm.
Điều đó có nghĩa l{ họ phải trao cho khách hàng quyền kiểm soát. Chúng tôi tin rằng đ}y
chính l{ tương lai của ngành dịch vụ kh|ch h{ng v{ cũng l{ tương lai của ngành bán lẻ. Nội
dung của nó là trao cho khách hàng quyền kiểm soát quá trình mua sắm.
Sau nhiều thế kỷ nắm quyền kiểm soát, các nhà bán lẻ ngày nay cảm thấy đó l{ một khái
niệm thật đ|ng sợ. Làm sao họ có thể từ bỏ quyền kiểm soát mà vẫn thu lợi nhuận theo cách
truyền thống được?
Có nhiều cách trao cho khách hàng quyền kiểm soát:
 Trao cho họ quyền mua sắm theo bất kỳ cách nào họ thích: qua catalog gửi theo
yêu cầu, qua một trang web có thể truy cập trên máy tính hay thiết bị hỗ trợ kỹ
thuật số cá nhân (PDA), hay tại cửa hàng.
 Giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm những gì họ cần tại cửa hàng. Loại bỏ tất cả
những yếu tố trong cửa hàng có thể gây phiền toái hay làm lãng phí thời gian
của khách hàng, ngay cả khi điều đó có nghĩa l{ phải bỏ qua c|c cơ hội bán hàng
khác.
 Có sẵn các thông tin về sản phẩm giúp khách hàng dễ d{ng đưa ra những quyết
định mua thông minh.
 Xây dựng một quy trình bán hàng cho phép khách hàng có thể quyết định họ sẽ
tự đi tìm h{ng hay nhờ nhân viên bán hàng hỗ trợ.
 Cho phép họ tự thực hiện thanh toán.
 Cung cấp cho họ trải nghiệm mua sắm từ cửa hàng tới catalog, tới website.
 Mở cửa hàng tại nơi có kh|ch h{ng – s}n bay, văn phòng, hiệu tạp hóa, vùng
ngoại ô, hay nội thị.
Nếu hiểu biết thực sự là sức mạnh, thì rõ ràng khách hàng ngày nay có nhiều sức mạnh
hơn bao giờ hết. Mạng Internet đem lại cho khách hàng nhiều thứ hơn là chỉ đơn thuần một
kênh mua sắm từ xa. Nó giúp họ tiếp cận kho thông tin khổng lồ – từ thông tin về các chi tiết
sản phẩm cho tới các so sánh về giá cả. Việc có nhiều sức mạnh hơn đ~ v{ đang củng cố cho
khao kh|t được nắm quyền kiểm soát của khách hàng.
Đó là lý do tại sao nhà bán lẻ ngày nay phải thay đổi phương thức hoạt động l}u đời l{ đặt
lợi ích bản th}n lên trước lợi ích của khách hàng. Tuy vậy, nói thì dễ hơn l{m. Bất kỳ ai
trong ngành bán lẻ tuyên bố rằng đó không phải là vấn đề đối với công ty của anh ta thì
người đó hoặc là không hiểu biết hoặc l{ đang “mũ ni che tai”, bưng tay bịt mắt trước thực
tế.
Kỷ nguyên hiện đại của ngành bán lẻ bắt đầu từ những năm 1930 với sự trỗi dậy của
nhiều nhà bán lẻ đại chúng như Sears v{ J.C. Penney; kể từ đó tới nay, ng{nh n{y đ~ tập
trung vào việc tận dụng lợi thế của quy mô để b|n h{ng nhanh hơn với giá rẻ hơn. Nguyên
nhân thành công chủ yếu của họ l{ chi phí điều hành thấp hơn, gi| rẻ hơn cho kh|ch h{ng,
và các cửa hàng hoạt động năng suất hơn. Điều đó mang lại mức lợi nhuận cao hơn v{ giúp
nhà bán lẻ phát triển. Đối với khách hàng, lợi ích chính họ có là sự lựa chọn hàng hóa phong
phú và giá cả thấp. Sự đ|nh đổi đó – mà khách hàng sẵn lòng chấp thuận – ít tập trung vào
dịch vụ và dẫn tới việc nhà bán lẻ không cần nhiều nhân viên bán hàng chuyên nghiệp.
Thêm nữa, khách hàng phải chấp nhận cách bày biện hàng hóa và cách bố trí hệ thống cửa
hàng vốn có lợi cho nhà bán lẻ hơn l{ cho bản thân họ.
Ngày nay, việc đưa ra mức giá cạnh tranh và nhiều hàng hóa phong phú mới chỉ là chiếc
vé đưa nh{ b|n lẻ v{o s}n chơi. C|c nh{ b|n lẻ thành công ngày mai phải biết trao cho
khách hàng quyền kiểm soát và tính hiệu quả. Trước đ}y, trong c|c buổi hội thảo, khi khách
h{ng được hỏi họ mong đợi những gì ở một cửa hàng, câu trả lời thường gặp nhất là sản
phẩm có chất lượng, giá cả phải chăng v{ dịch vụ tốt. Nhưng ng{y nay, kh|ch h{ng cho biết,
đối với họ, thời gian cũng có ý nghĩa quan trọng không kém. Họ thích những cửa hàng có
thể phục vụ nhanh chóng, không làm mất thời gian quý giá của họ. Cách duy nhất mà các
nhà bán lẻ có thể đ|p ứng được điều này là xây dựng những cửa hàng và quy trình bán hàng
hiệu quả đối với khách hàng và trao cho khách hàng quyền kiểm soát.
Kh|ch h{ng ng{y nay không đi sắm sửa m{ đi mua h{ng. Họ bỏ qua kh}u “dạo quanh thị
trường”, c|c cuộc mua sắm của họ cũng ng{y c{ng ngắn hơn v{ họ cũng tới ít cửa h{ng hơn.
Họ sẽ không trở lại cửa hàng nào làm mất thời gian của họ hay chỉ có một số ít mặt hàng họ
cần, vì như thế họ sẽ lại phải đi mua sắm đợt nữa. Khách hàng ng{y nay đang bỏ qua các
khâu trung gian. Họ không còn muốn đi tham khảo ba hay bốn cửa hàng rồi mới quyết định
mua một món đồ nữa. Đó l{ lý do tại sao các cửa hàng chỉ “l{ng nh{ng” đứng ở vị trí tốt thứ
ba hay thứ tư đang gặp nguy hiểm. Đó cũng l{ lý do tại sao việc chỉ là một cửa h{ng “kh|
tốt” hay bất cứ điều gì dưới mức “tốt nhất” đ~ không còn “tốt” chút n{o nữa.
Đặt kh|ch h{ng lên h{ng đầu sẽ trở thành một tr{o lưu thực tế trong giới bán lẻ ngày nay.
Càng nhanh chóng thực hiện chiến lược này, họ càng có cơ hội tồn tại trong tương lai.
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander
Vua bán lẻ - willard n. ander

More Related Content

Vua bán lẻ - willard n. ander

  • 2. Table of Contents Tựa sách LỜI NÓI ĐẦU Vài nét về McMillan&Doolittle Quan điểm của McMillan&Doolittle PHẦN I. LÝ THUYẾT 1. CHIẾC LA BÀN GIÚP TRÁNH HỐ ĐEN TRONG NG[NH BN LẺ Định nghĩa về lý thuyết nhất Thuyết nhất không chỉ là một công cụ marketing Giới thiệu về thuyết nhất Thuyết nhất có thay đổi không? Chắc chắn có Thực hiện mô hình nhất Bằng chứng nằm ở kết quả 2. KHÁCH HÀNG LÀ SỐ 1 Những ngộ nhận về dịch vụ khách hàng Phần trăm người dân tộc khác trong tổng số dân PHẦN II. THỰC HÀNH 3. RẺ NHẤT: CHIẾN THẮNG BẰNG GIÁ CẢ Định nghĩa về rẻ nhất Rẻ nhất: Costco Kmart 4. LỚN NHẤT: CHIẾN THẮNG VỚI SỰ ĐA DẠNG VỀ CHỦNG LOẠI HÀNG HÓA Liệu các mặt h{ng độc quyền có còn độc quyền? Lớn nhất: home depot v{ lowe’s Lớn – nhất: Amazon.com Toys “R” Us Incredible universe 5. MỚI NHẤT: CHIẾN THẮNG VỚI THỜI TRANG Mới nhất: Target Gap 6. DỄ NHẤT: CHIẾN THẮNG VỚI DỊCH VỤ TẬP TRUNG VÀO GIẢI PHÁP Dễ nhất: Container store Dễ nhất: Publix Nordstrom Saturn
  • 3. 7. NHANH NHẤT: CHIẾN THẮNG VỚI DỊCH VỤ NHANH Nhanh nhất: Walgreens Kozmo.com Tương lai s|ng sủa cho nhà bán lẻ nhanh nhất 8. ĐƯA MÔ HÌNH NHẤT VÀO THỰC TẾ Phí xanh, trung bình, và nhất Áp dụng mô hình nhất Mô hình nhất trong thực tế Mô hình nhất trong thực tế: Best Buy và Coach PHẦN III. TƯƠNG LAI 9. VỊ THẾ NHẤT KHÔNG TỒN TẠI MÃI Sự thống nhất trong ngành bán lẻ Vòng đời bị nén Có một đ|m đông Để mất vị thế nhất Siết chặt thị trường 10. PHÁT TRIỂN NHỮNG Ý TƯỞNG MỚI MẺ CHO NGÀY MAI Vùng nóng Thế hệ hạnh phúc Hai phương |n tiếp cận thế hệ Y: Nhắm tới phụ huynh, và nhắm tới con trẻ N}ng cao tính đa dạng về dân tộc Khách hàng giàu và khách hàng nghèo Nhìn lại mình để tìm kiếm ý tưởng mới Khách hàng ở đ}u ta đến đó Các nhà bán lẻ thành công luôn vận động 11. ĐẶT KHÁCH HÀNG VÀO THẾ KIỂM SOÁT Hiệu quả cho nhà bán lẻ và hiệu quả cho khách hàng 5 yếu tố khi đặt khách hàng vào thế kiểm soát Sự rõ ràng Lựa chọn Kiểm soát Giao tiếp Kết thúc Kh|ch h{ng được kiểm soát: Các chỉ dẫn nên theo Năm yếu tố: Kohl’s
  • 4. Sự rõ ràng Lựa chọn Kiểm soát Giao tiếp Kết thúc 12. VÉN BỨC MÀN TỚI TƯƠNG LAI Các xu thế trong tương lai Yếu tố wal-mart Bán lẻ đa kênh Đa hình thức Sự thay đổi trong vai trò của nhà cung cấp và nhà bán lẻ Công nghệ Khách hàng vẫn sẽ thống trị
  • 5. VUA BÁN LẺ Winning At Retail Tác giả: Willard N. Ander & Neil Z. Stern Nhà Xuất bản Lao Động – Xã Hội Công ty Phát hành Alphabooks Chia sẻ ebook : http://downloadsach.com/ Follow us on Facebook : https://www.facebook.com/caphebuoitoi
  • 6. LỜI NÓI ĐẦU ‘Quá trình phá sản của anh ra sao?’ ‘Dần dần, rồi đột ngột!’ —ERNEST HEMINGWAY, Mặt trời vẫn mọc Montgomery Ward. Woolworth. Florsheim. County Seat. Service Merchandise. Bradlees. Builders Square. eToys. Chiến trường bán lẻ rải đầy x|c c|c công ty không còn đủ sức cạnh tranh giành khách hàng. Nhiều công ty trong số đó từng l{ ngôi sao s|ng, l{ đối tượng tán dương của c|c nh{ ph}n tích v{ được đưa ra mổ xẻ l{m gương trong những cuốn s|ch (như cuốn này chẳng hạn). Vậy điều gì đ~ xảy ra với họ? Họ đ~ sa v{o Hố đen b|n lẻ – nghĩa địa của những nhà bán lẻ thất bại. Sự thật đ|ng buồn là lẽ ra c|c công ty n{y đ~ có thể tr|nh được số phận hẩm hiu đó. Nhưng họ lại không phản ứng lại những dấu hiệu xung quanh và chủ động thay đổi doanh nghiệp khi vẫn còn thời gian. Suy cho cùng, đa phần c|c công ty đều có phản ứng cho cuộc sinh tồn của mình, chỉ có điều họ làm việc đó khi đ~ qu| muộn. Thông thường, các công ty thành công sẽ phản ứng trước cả khi Phố Wall cảnh báo họ, trước cả khi doanh số bán hàng của họ giảm không phanh, trước cả khi một đối thủ phát triển quá nhanh và mạnh, quan trọng hơn cả l{ trước cả khi khách hàng từ bỏ và chuyển sang dành tiền lẻ cho h{ng đống những lựa chọn khác. Các nhà bán lẻ “giỏi nhất” – tức những công ty có vị thế rõ ràng trên thị trường – luôn biết cách tạo ra và duy trì chỗ đứng trong tâm trí khách hàng. Họ quyết liệt bảo vệ chỗ đứng này, nhưng đồng thời cũng đủ nhạy bén để nhận ra khi nào thì nên tìm kiếm điều gì đó mới mẻ. Tất cả các nhà bán lẻ đều phải trải qua thời kỳ thoái trào: một lực lượng hiện hữu – vòng đời bán lẻ tất yếu – sẽ đẩy các công ty tới bờ vực thất bại, trừ phi một điều kịch tính n{o đó xảy ra, phá vỡ chu kỳ tuần ho{n v{ l{m thay đổi cục diện. Có một điểm uốn tự nhiên trong vòng đời của mỗi quan niệm và mỗi nhà bán lẻ. Nếu không phản ứng kịp thời tại cái mốc quyết định đó, họ sẽ rơi v{o vòng xo|y đi xuống đầy đau đớn. Còn nếu biết phản ứng hợp lý, các công ty sẽ có thể hồi sinh và tồn tại để tiếp tục chiến đấu. Những nhà bán lẻ giỏi nhất là những người hiểu được vai trò cần thiết của việc tái tạo công ty v{ vươn lên dẫn đầu. Nhưng thật không may, hầu hết các nhà bán lẻ đều không phản ứng tại điểm uốn đó, không lắng nghe thông điệp m{ kh|ch h{ng đang cố nói với họ, và thường thỏa mãn về sự tồn tại lắt lay với chất lượng hoạt động “kh| tốt” của mình. “Kh| tốt” l{ c|nh cửa dẫn tới sân chơi của những kẻ thua cuộc, nơi sinh sống của rất nhiều nhà bán lẻ ng{y nay. S}n chơi của kẻ thua cuộc chỉ cách Hố đen một đoạn đường rất ngắn. Cuốn sách này không dựa vào những lý thuyết hàn lâm hão huyền, không có chỗ đứng trong thực tế. Ở đ}y không có c}u chuyện ngụ ngôn nào cả. Cuốn s|ch được xây dựng dựa trên những tài liệu về người thua kẻ thắng trong ngành bán lẻ mà McMillan&Doolittle đ~ mất nhiều năm x}y dựng nên. Nó cũng chính l{ những kinh nghiệm tư vấn của chúng tôi với các công ty bán lẻ và dịch vụ nổi tiếng nhất thế giới. Chúng tôi đ~ cùng kh|ch h{ng tạo ra nhiều thành công rực rỡ, và những trải nghiệm đó đ~ mang lại cho chúng tôi nhiều bài học quý gi|; nhưng cũng không ít lần chúng tôi vấp phải thất bại, để rồi trưởng th{nh hơn. Trong cuốn sách này, chúng tôi kể chuyện về các cửa hàng và khách hàng, về điều đ~ l{m
  • 7. nên sự khác biệt giữa người thắng kẻ thua, cuối cùng rút ra những bài học kinh nghiệm từ những câu chuyện đó. Đối với các nhà bán lẻ, đ}y chính l{ cuốn s|ch “gối đầu giường” giúp họ x|c định được vị trí hiện tại của công ty trong vòng đời của nó, từ đó lên kế hoạch cho c|c bước h{nh động tiếp theo. Đối với các nhà cung cấp, qua cuốn sách các bạn sẽ thấy những bài học trong ngành bán lẻ cũng hệt như trong ng{nh kinh doanh của mình; nó cho các bạn biết nên kết thân với ai, trong hiện tại và cả tương lai. Còn đối với c|c nh{ đầu tư trong lĩnh vực bán lẻ, các công ty bất động sản, các thể chế tài chính, cùng nhiều đối tượng khác có quan hệ chặt chẽ với giới bán lẻ, nó chính là một hệ thống cảnh báo sớm, trước khi doanh thu của các bạn bắt đầu chậm lại và giảm xuống. Suy cho cùng thì tất cả chúng ta đều là khách hàng – tất cả đều là chuyên gia, xét từ góc độ cá nhân, trong ngành có doanh thu ấn tượng ba nghìn tỷ đô- la một năm n{y. Chúng tôi không dè dặt khi nói lên những suy nghĩ của mình – đó không phải là phong cách của chúng tôi. Chúng tôi rất công bằng, thẳng thắn và say mê với ngành kinh doanh mà chúng tôi đ~ d{nh cả sự nghiệp để tìm hiểu. Chúng tôi luôn trung thành với khẩu hiệu dũng cảm của McMillan&Doolittle: “Có thể sai, nhưng không bao giờ ho{i nghi.” Tại sao chúng tôi lại viết cuốn s|ch n{y? Xin thưa rằng, cuộc đua trong ngành bán lẻ đang ngày càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết. Khách hàng ngày càng có nhiều sự lựa chọn hơn, và họ cũng dần trở nên khắt khe hơn khi quyết định nơi mua. Diện tích đất phục vụ hoạt động bán lẻ trên đầu người đ~ đạt tới ngưỡng cao nhất từ trước tới nay, còn khách hàng, sau cao trào mua sắm hồi cuối những năm 1990, đang ng{y c{ng trở nên thực tế hơn. Kết quả l{, “vạn người b|n” may ra mới có “trăm người mua”; vận gian nan đ~ tới gõ cửa từng công ty bán lẻ. Hiện nay, chỉ những công ty tốt nhất mới phát triển được; và chúng tôi cho rằng đó cũng l{ xu thế trong tương lai. Những năm tới đ}y, sẽ chẳng có công ty nào trụ được nếu không vượt trội hơn đối thủ trong việc đ|p ứng nhu cầu khách hàng. Vậy tại sao các bạn lại nên lắng nghe những gì chúng tôi nói? Chúng tôi có nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp tham gia, ph}n tích v{ tư vấn – chúng tôi vừa là nhà bán lẻ lại vừa là lực lượng hoạt động xung quanh ngành này.
  • 8. Vài nét về McMillan&Doolittle Norm McMillan v{ Sid Doolittle, cha đẻ của McMillan&Doolittle, làm việc cùng nhau lần đầu tiên vào cuối những năm 1970. Khi đó, Norm phụ trách một nhóm nghiên cứu phương |n đổi mới công ty tại Montgomery Ward&Co; còn Sid, một nh}n viên l}u năm l{m việc tại trụ sở của Wards ở Chicago, cũng thuộc nhóm đó. Trải qua bốn thập kỷ, Wards đ~ từ vị trí một trong những nhà bán lẻ lớn nhất nước sang vị trí một công ty đang loay hoay tìm bước ngoặt mới cho mình. Một phần nhiệm vụ của Norm v{ Sid l{ điều tra thị trường bán lẻ, tìm ra những điểm khác biệt giữa người thắng và kẻ thua, rồi từ đó giúp Montgomery Ward đổi mới bản th}n để trở th{nh người thắng cuộc. Có thể nói, đ}y l{ một nhiệm vụ vô cùng nặng nề. Hai người đ~ vận dụng nhiều kỹ năng kh|c nhau để thực hiện nhiệm vụ đó. Norm khởi nghiệp trong lĩnh vực quảng cáo; bước chân chập chững đầu tiên trong giới bán lẻ của ông là khi ông phát triển chiến lược cho Target, chuỗi cửa hàng giá rẻ đang gặp khó khăn. Trước khi đầu qu}n cho Wards, Norm đứng đầu một nhóm hoạch định nhiệm vụ và tầm nhìn mới cho Target hồi giữa những năm 1970. (V{ kết quả l{ nhóm n{y đ~ đưa ra một chiến lược mà Target vẫn trung thành cho tới tận ngày nay; từ một đơn vị yếu kém trong một công ty bách hóa, họ đ~ lớn mạnh và trở thành nhà bán lẻ lớn thứ năm ở Mỹ với gần 40 tỷ đô-la doanh thu). Norm đ~ thiết kế một tài liệu mang tính cách mạng khi ấy (và cả bây giờ), có tựa đề Những hướng dẫn để phát triển; tài liệu n{y đ~ giúp hướng Target theo con đường trở thành công ty giá rẻ chuyên về thời trang. Còn Sid thì dành cả sự nghiệp của mình ở Wards. Công việc của ông là bán, mua, tổ chức trưng b{y, triển lãm và tham gia lập kế hoạch dài hạn. Hai người cùng có chung niềm đam mê đối với các cửa hàng bán lẻ và khách hàng bán lẻ. Norm là chuyên gia về định vị và thương hiệu (khi đó vẫn là những khái niệm chưa được đặt tên); và ông hiểu rõ những thứ đó có ý nghĩa như thế n{o đối với các nhà bán lẻ. Sid thì biết rõ về các công việc thường nhật trong ngành bán lẻ và biết c|ch l{m sao để các cửa hàng và hoạt động trưng b{y diễn ra tốt đẹp và có lãi. Wards đ~ hồi phục lại đôi chút – thực ra, họ sẽ còn tiếp tục thăng, trầm như vậy nhiều lần trước khi đóng cửa ho{n to{n v{o đầu năm 2001. Năm 1981, Sid rời Wards và hoạt động độc lập trong ngành bán lẻ; ông đồng sáng lập chuỗi câu lạc bộ Warehouse, lĩnh vực đang phất thời đó. Norm thì tiếp tục giúp định vị trên thị trường cho các công ty bán lẻ thuộc sở hữu của tập đo{n Household Merchandising, trong đó có cả những chuỗi cửa hàng nổi tiếng như hệ thống siêu thị Vons và các cửa hàng bán phần cứng Coast-to-Coast. Sid và Norm làm việc cùng nhóm trong một thời gian ngắn ở Household trước khi họ tách ra hoạt động độc lập v{o năm 1986 v{ x}y dựng lên McMillan&Doolittle LLP, một công ty tư vấn bán lẻ.
  • 9. Quan điểm của McMillan&Doolittle Ngay từ ban đầu, McMillan&Doolittle đ~ x}y dựng những nguyên tắc hoạt động nền tảng:  Chúng tôi ủng hộ việc định vị một công ty; theo định nghĩa của chúng tôi, điều đó có nghĩa l{ chiếm được một vị trí nhất định trong tâm trí khách hàng. Nó còn bao gồm cả việc x|c định nhóm khách hàng cụ thể và cung cấp điều gì đó có ý nghĩa đối với họ m{ không công ty đối thủ nào có thể l{m được.  Chúng tôi theo dõi tiến trình hoạt động của các công ty chiến thắng và công ty thất bại. Không bao lâu sau khi Norm và Sid chung tay thành lập công ty, họ phát hành một hệ thống thư tin tức gọi là Theo dõi ngành bán lẻ với các bài viết về các cửa hàng họ đ~ tới. Cho đến giờ chúng tôi vẫn đều đặn ph|t h{nh thư n{y h{ng th|ng, đưa ra những ph}n tích v{ đ|nh gi| về các cửa hàng bán lẻ trên khắp thế giới, thảo luận về c|c ý tưởng và hình thức mới trong những lĩnh vực đa dạng như cửa hàng bán phần cứng và nhà hàng.  Một nguyên tắc nòng cốt khác trong hoạt động của chúng tôi l{ quan điểm cho rằng việc bán lẻ liên quan đến tất cả các khách hàng. Ngay từ đầu, chúng tôi đ~ (v{ vẫn) làm việc với các siêu thị, trạm bán gas, và các cửa hàng bách hóa; bởi vì chúng tôi luôn tin tưởng rằng h{nh vi v{ xu hướng của kh|ch h{ng l{ điều không bao giờ thay đổi, cho dù ngành bán lẻ có thay hình đổi dạng ra sao. Chính nhờ biết tập trung vào khách hàng, nên chúng tôi cũng có thể làm việc cho các công ty phục vụ nhà bán lẻ, chẳng hạn như c|c nh{ sản xuất sản phẩm tiêu dùng, các công ty quảng c|o, c|c ng}n h{ng đầu tư, v{ c|c công ty bất động sản. Dù khách hàng là ai, thì cách thức tiếp cận với ngành bán lẻ của chúng tôi vẫn giữ nguyên: Trao cho khách hàng những gì họ muốn, không trao cho khách hàng những gì họ không muốn.  Cuối cùng, chúng tôi nỗ lực hoạt động theo hướng trung thực và thẳng thắn. Chúng tôi cũng không l{m phức tạp hóa vấn đề, v{ luôn nói đúng bản chất sự việc. Trong ngành bán lẻ, không có chỗ cho tưởng tượng và những lý thuyết phức tạp. V{ cũng không có chỗ cho những người khăng khăng dùng những từ ngữ đ|ng gi| cả triệu đô trong khi chỉ cần những từ ngữ gi| v{i xu l{ đủ. Các nhà bán lẻ không có thời gian mà họ cũng chẳng hề hứng thú khi phải tiêu thụ hàng đống mỹ từ cùng những liệu pháp bọc đường. Kh|ch h{ng đề cao tính ngay thẳng, công tâm của chúng tôi. Chính điều đó đ~ giúp chúng tôi trở thành những diễn giả và nhà bình luận tiếng tăm trong ngành bán lẻ, đồng thời khiến hệ thống thư tin tức Theo dõi ngành bán lẻ trở nên phổ biến. Các nhà bán lẻ sử dụng Theo dõi ngành bán lẻ để theo dõi c|c đối thủ, cập nhật các khái niệm cửa hàng mới, và tìm kiếm các sáng kiến cho những cách làm tốt nhất và tệ nhất. Các nhà môi giới bất động sản và nhà sản xuất hàng tiêu dùng thì lấy đó l{m t{i liệu để tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Theo chúng tôi, điều khiến cho hệ thống thư tin tức Theo dõi ngành bán lẻ nhận được sự ch{o đón nồng nhiệt của đông đảo bạn đọc chính là các ý kiến của chúng tôi được trình b{y trong đó. Chúng tôi có quan điểm riêng của mình, v{ chúng tôi nêu lên quan điểm đó. Chúng tôi không nói giảm nói tr|nh. Chúng tôi cũng không ngần ngại nói về những gì mình thích,
  • 10. không thích, các mối lo ngại hay nghi ngờ của mình. Dĩ nhiên chúng tôi cũng từng khiến một số khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng thất vọng, song chúng tôi tin rằng các ý kiến được phát ngôn không hề giấu giếm hay qua kiểm duyệt của mình chính l{ điều làm nên giá trị cho hệ thống thư tin tức này. (Thực tế, chúng tôi được gọi là bộ đôi Siskel v{ Ebert của ngành bán lẻ, tuy rằng chúng tôi chưa bao giờ sử dụng hệ thống ngón tay chỉ lên, ngón tay chỉ xuống như họ). Với hơn 17 năm viết tin bài, Theo dõi ngành bán lẻ là hiện thân cho một khối lượng nghiên cứu khổng lồ về các cửa hàng bán lẻ – đặc biệt là các khái niệm và hình mẫu bán lẻ mới được định hình. Khi viết về các cửa hàng, chúng tôi tập trung vào việc xây dựng chiến lược v{ định vị của nhà bán lẻ. Chúng tôi cũng quan t}m tới phương thức hoạt động cơ bản của họ, nhưng quan trọng hơn cả l{ chúng tôi quan s|t kh|ch h{ng để đ|nh gi| chất lượng hoạt động của cửa hàng. Giới kế toán sẽ đòi hỏi chúng tôi phải nghiên cứu sổ sách kế toán trước khi đ|nh gi| về doanh số và lợi nhuận. Dĩ nhiên, có lý do để lý giải cho việc vì sao họ lại là những nhà bán lẻ rẻ tiền. Dưới con mắt của chuyên gia, số lượng khách trong cửa h{ng, nơi họ đến và việc họ ra về với một món hàng trong tay hay tay trắng bước đi l{ một nguồn thông tin hữu hiệu cho biết chất lượng hoạt động của một nhà bán lẻ. Chúng tôi khẳng định rằng khó có thể tìm được những chuyên gia “tinh mắt thính tai” hơn chúng tôi. Chúng tôi giống như một nhà phê bình nghệ thuật, có thể nói bức tranh này vẽ đẹp hay vẽ dở: “Khi bạn đ~ quan s|t 50.000 bức tranh, bạn sẽ biết liệu bức tranh thứ 50.001 kia có đẹp hay không.” Những người yêu âm nhạc thường thích nói về chuyện họ từng biết một ban nhạc trước cả khi ban nhạc đó trở nên nổi tiếng: “Tôi biết họ khi….” Với các cửa h{ng, chúng tôi cũng như vậy. Các bạn cứ thử kể tên bất kỳ một nhà bán lẻ thành công nào trong nửa sau thế kỷ XX, chắc chắn rằng người của McMillan&Doolittle đ~ từng tới thăm một trong những cửa h{ng đầu tiên của họ, nghiên cứu chiến lược của cửa h{ng v{ đ|nh gi| phản ứng của khách hàng tại đó. Có lẽ chúng tôi cũng từng có lần viết bài về cửa h{ng đó, cùng với minh họa là những bức ảnh chụp lén (vì đ}y l{ Theo dõi ng{nh b|n lẻ mà). Chẳng hạn, Norm McMillan&Doolittle từng tới cửa h{ng Home Depot đầu tiên ở Atlanta. Sid McMillan&Doolittle thì dạo một vòng quanh Price Club ở San Diego – cửa hàng hoạt động theo hình thức câu lạc bộ Warehouse đầu tiên của Mỹ. Chúng tôi cộng tác với Staples khi họ chỉ mới có hai cửa hàng ở ngoại ô Boston. Chúng tôi cũng từng đặt chân tới đại siêu thị đầu tiên của Wal-Mart ở Washington, Missouri, cũng như cửa h{ng đầu tiên theo dạng kết hợp giữa siêu thị với cửa hàng giảm gi| cũng của Wal-Mart – đó chính l{ đại siêu thị Mỹ ở Garland, Texas. Chúng tôi thích tới thăm những cửa hàng hoạt động theo phương thức mới. Điều đó rất hấp dẫn chúng tôi, bởi vì nó giống như l{ khe cửa mở hé cho chúng ta biết đôi chút về tương lai. Một trong những cái hay của ngành bán lẻ là tính trực tiếp của nó. H{ng hóa được mua và đặt trên giá tại một gian hàng cụ thể, với một mức giá cụ thể, và tại một thời điểm cụ thể trong năm. Không bao l}u sau khi cửa h{ng khai trương, nh{ b|n lẻ sẽ biết được kết quả của những gì mình đ~ v{ đang l{m. Ban điều hành cửa hàng không cần phải đợi h{ng năm mới x|c định được là cửa hàng mình thua lỗ hay lời lãi. Trong ngành bán lẻ, cơ hội là sự được – mất diễn ra hàng ngày dựa trên hàng nghìn những điểm liên hệ tưởng như rất nhỏ nhặt với khách hàng. Họ có đỗ xe ở gần cửa h{ng được không? Nơi để xe có đủ ánh sáng không? Họ
  • 11. có thể dễ dàng tìm thấy những loại hàng hóa họ cần không? Giá cả ở đ}y có cạnh tranh so với giá cả ở cửa hàng kế bên không? Thủ tục tại quầy thanh toán có nhanh chóng không? Đó l{ tất cả những gì về ngành bán lẻ. Ngành bán lẻ không phải l{ vò đầu bứt tai đọc các bản c}n đối tài chính và tỉ mẩn nghiên cứu các con số về doanh số bán hàng. Những chi tiết kiểu đó đ~ biến bán lẻ trở thành một ngành khắc nghiệt và yêu cầu cao; trong khi thật ra, nó lại hết sức đơn giản. Bán lẻ nghĩa l{ quan s|t cửa hàng và quan sát khách hàng. Nếu nhà bán lẻ thực hiện tốt điều đó, họ sẽ không mấy khi phạm sai lầm. Tuy rằng điều này nghe có vẻ dễ, nhưng thực ra kinh doanh trong ngành này lại vô cùng khó khăn. Bởi bản chất của ngành này là nhà bán lẻ phải đưa ra h{ng nghìn quyết định nhỏ mỗi ngày – trong khi chỉ có một số rất ít quyết định lớn. Do đó, nh{ b|n lẻ khó có thể nghĩ xa qu| 5 năm, thậm chí là một năm, vì rằng công việc h{ng ng{y đ~ chiếm rất nhiều thời gian và nỗ lực của họ rồi. Người ta nói rằng bán lẻ có nghĩa l{ ngoảnh nhìn ba tháng vào quá khứ (cái gì bán được, c|i gì không), nhưng chỉ hướng một giờ tới tương lai. Đó l{ lý do tại sao nhiều nhà bán lẻ lại chỉ “thấy cây mà không thấy rừng” v{ thất bại ở những chiến lược và tầm nhìn dài hạn. Điều mà chúng tôi thích nhất trong công việc bán lẻ là nó cho chúng tôi sống trong bầu không khí sôi động mang tính tức thời của lĩnh vực n{y; đồng thời, chúng tôi vẫn có cơ hội khám phá các chiến lược và cách thức định vị của các nhà bán lẻ – những yếu tố thiết yếu bảo đảm cho thành công của họ trong tương lai. Chúng tôi có thể nhìn về phía trước, trong khi nhiều khách hàng là các nhà bán lẻ của chúng tôi không có được cơ may đó. Điều này đem đến cho chúng tôi một suy nghĩ độc đ|o l{ phải tìm cách nối liền khoảng c|ch đó, bởi vì chúng tôi hiểu các vấn đề thường gặp trong ngành bán lẻ, v{ chúng tôi cũng hiểu rằng các cửa hàng phải đưa ra được những chiến lược hướng tới tương lai, nếu không họ sẽ bị đ{o thải.
  • 12. PHẦN I. LÝ THUYẾT 1. NHẤT: CHIẾC LA BÀN GIÚP TRÁNH HỐ ĐEN TRONG NGÀNH BÁN LẺ Hãy cẩn thận với Hố đen! Hố đen l{ “tử địa”, l{ đích đến cuối cùng của những công ty bán lẻ không còn phù hợp với khách hàng nữa. Nếu các bạn còn nhớ kiến thức vật lý ở trường phổ thông, thì hố đen l{ một điểm trong vũ trụ có lực hút mạnh tới nỗi |nh s|ng cũng không thể thoát khỏi nó. Hình ảnh này rất phù hợp để ám chỉ các nhà bán lẻ không tự xây dựng mình thành cửa hàng tốt nhất đ|p ứng một nhu cầu cụ thể n{o đó của khách hàng: Một khi đ~ rơi v{o Hố đen trong ngành bán lẻ, chắc chắn họ sẽ không thể tho|t ra được. Trong những năm gần đ}y, số lượng các nhà bán lẻ bị hút vào Hố đen ng{y c{ng tăng vì năng suất bán hàng giảm trong khi cường độ cạnh tranh lại tăng lên. Không chỉ các chuỗi cửa hàng nhỏ, quy mô vùng mới gặp thất bại. Các nhà bán lẻ lớn với h{ng trăm cửa hàng, một số còn có quy mô hoạt động trên toàn quốc, cũng đang bị gạt ra khỏi cuộc chơi. Chương 11 Luật Phá sản Mỹ giờ đ}y không còn l{ cụm từ xa lạ với người tiêu dùng Mỹ, trong đó Kmart l{ vụ phá sản lớn nhất theo hình thức này trong lịch sử kinh doanh. Nhưng điều không may là cụm từ Chương 22 cũng phổ dụng không kém – nhiều nhà bán lẻ thực hiện t|i cơ cấu doanh nghiệp mình nhưng vẫn không thoát khỏi số phận phá sản một vài năm sau đó. Thật ra m{ nói, điều đó giúp ích cho c|c b{i thuyết trình của chúng tôi về Hố đen; chúng tôi còn dành rất nhiều thời gian với giới truyền thông để lý giải cho họ hiểu những thất bại n{y có ý nghĩa như thế n{o đối với ngành bán lẻ v{ người tiêu dùng. Chúng tôi cũng nhận thấy rõ ràng là các cửa h{ng đó thất bại bởi họ không thể đ|p ứng được những xu hướng thay đổi của khách hàng: Họ đ~ không thể trở th{nh người giỏi nhất trong bất kỳ lĩnh vực gì (hoặc đ~ không còn đảm đương được vai trò đó nữa) để phục vụ khách hàng. Ngày nay, nhờ Internet, khả năng tiếp cận nguồn vốn tuyệt vời, và công cụ giao tiếp nhanh chóng trên toàn thế giới, nên những thay đổi trong ngành bán lẻ đang diễn ra với tốc độ nhanh chưa từng có. Những chuỗi cửa h{ng th{nh công như Wal-Mart vẫn tiếp tục có những bước tiến chiếm lĩnh thị phần đột ph|, trong khi đó c|c nh{ b|n lẻ nước ngoài với bảng thành tích hoạt động xuất sắc, như Ikea, Zara v{ H&M, cũng đang dần trở thành lực lượng đông đảo trong khu vực bán lẻ ở Mỹ. Kiểu cửa hàng bán lẻ nguyên thủy, chẳng hạn như c|c cửa hàng tạp hóa, cửa hàng giá rẻ khu vực, chuỗi cửa h{ng điện tử khu vực và phòng trưng b{y đều đ~ v{ đang biến mất dần. Những nhà bán lẻ thành công một thời nay đang nhanh chóng trở nên lỗi thời. Không có nhà bán lẻ nào miễn nhiễm. Kmart, chuỗi cửa hàng giá rẻ lớn thứ ba của Mỹ, đ~ buộc phải đệ đơn xin ph| sản theo Chương 11 Luật Phá sản Mỹ v{o th|ng 1 năm 2002. C|ch đó chưa đầy một thập niên, Kmart còn là nhà bán lẻ lớn thứ hai tại Mỹ. Các chuỗi cửa hàng bán lẻ khổng lồ kh|c tưởng như còn l}u mới phải lo lắng đến “ng{y tận thế” của mình thì giờ đ}y cũng đang nằm trong vùng nguy hiểm. Đó l{ bởi vì những cửa h{ng như Kmart đ~
  • 13. trôi dạt tới một nơi m{ chúng tôi gọi là Biển Tầm thường. Họ không nổi trội ở bất cứ mặt nào, và họ cũng không có một phân khúc khách hàng rõ ràng, cụ thể. Nhưng cũng không dễ để duy trì mãi vị thế h{ng đầu. Theo thời gian, những tấm gương nhà bán lẻ thành công vẫn được chúng ta nêu lên cũng liên tục phải đối mặt với đổi thay. Các nhà bán lẻ kiểu mẫu như Circuit City v{ Toys “R” cũng từng phải trải qua những giai đoạn khốn đốn, không thể phản ứng với những thời điểm chuyển mình quan trọng của chính bản thân họ. Ngay cả chiếc “khuôn v{ng thước ngọc” như Home Depot cũng phải nhìn v{o gương chiếu hậu của mình, bởi vì những đối thủ nhanh tay lẹ bước hơn như Lowe’s đang đ|p ứng các nhu cầu của khách hàng tốt hơn. Không khí khẩn trương trong ng{nh b|n lẻ và phản ứng của kh|ch h{ng trước dịch vụ nhà bán lẻ cung cấp đ~ hình th{nh nên tấm phiếu ghi điểm để đo mức độ thành công của nhà bán lẻ. Các số liệu về doanh số cửa hàng có thể so s|nh được (ví dụ như doanh số của các cửa hàng hiện nay so với một năm trước) mang đến một hình dung sống động về ngành này. Chúng ta gần như ngay lập tức biết được một công ty đang hoạt động ra sao (trang Amazon.com hiển thị một thanh quà tặng trên trang web của họ). Sự thăng trầm của các công ty thành công không chỉ giới hạn trong ngành bán lẻ. Hiện tượng n{y cũng diễn ra hàng ngày trong bất cứ ngành nghề nào phục vụ khách hàng. Tuy nhiên, làm thế nào chúng ta có thể giải thích hiện tượng này một c|ch logic để giúp các công ty luôn đón đầu mọi việc thay vì cứ phải chạy theo tình thế? Trong rất nhiều trường hợp, khi một công ty đang tới gần ngưỡng cửa Chương 11 (hay Hố đen), thì đ~ qu| muộn, không thể đưa ra những thay đổi ý nghĩa đối với khách hàng hay trên Phố Wall nữa. Dĩ nhiên, điểm mấu chốt ở đ}y l{ phải x|c định được rắc rối trước khi nó xảy ra, từ đó tiến hành những bước đi phù hợp. Định nghĩa về lý thuyết nhất Sự đột phá của McMillan&Doolittle l{ động lực giúp chúng tôi mạnh dạn nói từ “th{nh công trong ngành bán lẻ” v{ tìm hiểu về những thay đổi tưởng như ngẫu nhiên mà chúng ta vẫn được chứng kiến hàng ngày trong ngành bán lẻ. Mục tiêu của chúng tôi l{ đơn giản hóa mọi việc, chứ không phải làm chúng phức tạp hơn. Chúng tôi luôn cố gắng trình bày thẳng thắn và tìm ra cách lý giải sự việc hiệu quả hơn. Cuối cùng, điều đó đ~ dẫn đến sự ra đời của cái mà chúng tôi gọi là Lý thuyết nhất cho thành công trong ngành bán lẻ đầu những năm 1990. Thuyết Nhất xuất phát từ cụm từ tốt nhất, quan điểm của thuyết này là một nhà bán lẻ phải tỏ ra vượt trội về một khía cạnh quan trọng đối với một nhóm khách hàng cụ thể nào đó. Nh{ b|n lẻ phải cố gắng x|c định một vị trí cụ thể trong một nhóm khách hàng cụ thể thay vì cố gắng làm tốt mọi việc cho mọi đối tượng kh|ch h{ng. Để đạt được điều này, các công ty bán lẻ cần phải tập trung vào một phân khúc khách hàng cụ thể, hy sinh những sản phẩm/dịch vụ có thể hiện tại vẫn sinh l~i hay tăng trưởng ngắn hạn để hướng tới thành công lâu dài. Những quan điểm này khá mới mẻ với đại đa số các nhà bán lẻ khi đó, thậm chí ngày nay chúng vẫn là những quan điểm gây tranh cãi nhất. Thuyết Nhất xuất phát từ một hoạt động ph}n tích trong đó chúng tôi nghiên cứu một cách hệ thống những nhà bán lẻ th{nh công (x|c định thông qua mức tăng trưởng doanh số và khả năng sinh lợi nhuận) để tìm ra nguyên nhân thành công của họ. Khi đang cố gắng xác định những yếu tố chính giúp các công ty này hoạt động hiệu quả, chúng tôi nhận thấy một
  • 14. hình thái mới đ|ng ngạc nhiên. Trong số các công ty chỉ tập trung vào một đặc điểm duy nhất n{o đó của khách hàng, chúng tôi phát hiện ra rằng họ đều có kết quả hoạt động tài chính trên mức trung bình, ngay cả khi họ theo đuổi những mục tiêu tưởng như rất khác nhau. Trong khi đó, những công ty không có mục đích tồn tại rõ r{ng thường chỉ hoạt động ở mức trung bình. Từ đó, chúng tôi nhận thấy một điều là trở thành công ty tốt nhất trong mắt kh|ch h{ng có t|c động rõ r{ng đối với thành công của nhà bán lẻ. Liệu có nhất thiết phải là nhất thì mới th{nh công hay không? Chúng tôi thường gặp câu hỏi đó từ phía các khách hàng công ty trong ngành bán lẻ và dịch vụ; họ thường tự hào khi thể hiện mình tốt tới mức nào trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Jim Collins từng nói trong cuốn Từ tốt đến vĩ đại: “Tốt là kẻ thù của vĩ đại.” Chúng tôi đồng ý với quan điểm này, và thậm chí còn có một bước đi xa hơn. “Kh| tốt” l{ từ mà các nhà bán lẻ nên tránh xa, bởi nếu anh không phải là nhà bán lẻ tốt nhất mà vẫn tham gia hoạt động, thì có thể từ mà khách h{ng dùng để nói về anh l{: “Kh| tốt.” Điều đó có nghĩa kh|ch h{ng vẫn muốn mua ở các cửa hàng khác. Chẳng sớm thì muộn (nhiều khả năng l{ sớm thôi), họ sẽ tìm ra các cửa h{ng đó hoặc các cửa h{ng đó sẽ tìm đến họ, và rồi họ sẽ không quay trở lại cửa hàng của anh nữa. Những vị kh|ch h{ng “đói” thời gian ng{y nay không còn thường xuyên lui tới những cửa hàng tầm thường nữa. Rõ ràng là khách hàng ngày nay có ít thời gian mua sắm hơn. Nhưng họ lại có nhiều thông tin hơn về các sản phẩm họ muốn mua và các cửa hàng bán chúng. Vì vậy, họ có nhiều lựa chọn về nơi mua hơn bao giờ hết. Những khách hàng vẫn lui tới những cửa hàng tầm thường có lẽ là do một sự gắn bó nào đó trong qu| khứ – có thể đó l{ nơi họ hay cha mẹ họ thường mua hàng. Hoặc họ bị hấp dẫn bởi những chương trình khuyến mãi của cửa h{ng đó. Hoặc đơn giản là họ không có thời gian hay không muốn mất công chạy xe tới cửa h{ng ưa thích của mình. Vậy là dẫu sao việc ở gần nơi kh|ch h{ng sinh sống hay làm việc cũng có ích. Chúng ta khó có thể cãi lý với câu châm ngôn truyền thống trong ngành bán lẻ – “nhất cận thị, nhị cận giang.” Song c|c nghiên cứu về khách hàng cho thấy đó sẽ là án tử cho nhà bán lẻ nếu lý do chính khiến khách hàng lui tới cửa hàng của họ l{ địa điểm – lúc n{o cũng có thể có nhà bán lẻ ở gần các khách hàng n{y hơn họ. Dù thế n{o đi nữa, các mối quan hệ khách hàng dạng này đều không có tương lai tốt đẹp – v{ đó l{ lý do tại sao “kh| tốt” lại chẳng “tốt” chút n{o. Rất nhiều cửa h{ng có tên trong “bảng phong thần” Hố đen l{ những cửa h{ng “kh| tốt” (xem Hình 1.1). Chẳng hạn, Montgomery Ward được khách hàng xếp vị trí thứ ba hoặc bốn với tư c|ch l{ cửa hàng họ có thể tới mua trong nhiều dịp khác nhau. Tuy Ward không nổi trội ở bất cứ mặt n{o, nhưng chí ít thì họ cũng l{ nh{ b|n lẻ “thường thường bậc trung” ở một số hạng mục sản phẩm và dịch vụ. Nghe có vẻ không đến nỗi tệ lắm. Không có mấy người ghét các cửa hàng của Ward – nhưng có một điều tệ hơn: họ rất thờ ơ. Về giá cả thì Ward thế n{o? “Kh| tốt.” Về dịch vụ thì Ward ra sao? “Kh| tốt.” Gu thời trang của Ward? “Kh| tốt.” H{ng hóa ở Ward thế n{o? “Kh| tốt.” Những kết quả thế n{y thu được từ các nghiên cứu khách hàng có thể giúp trấn an c|c nh{ l~nh đạo Ward. Thật ra, hoạt động “kh| tốt” ở nhiều mặt như vậy là nền tảng cho kỷ nguyên bán lẻ đại trà hiện đại đối với những cửa hàng bán nhiều loại mặt h{ng. Đó l{ công thức khá tốt vào thập niên 1980. Song giờ đ}y nó không còn phù hợp nữa.
  • 15. Các cửa h{ng “kh| tốt” không thể làm hài lòng những khách hàng ngày càng khó tính và đòi hỏi hơn. C|c cửa h{ng “kh| tốt” cũng không thể cạnh tranh nổi với những chuỗi cửa hàng bán lẻ nhanh nhạy nhất hiện nay. Những chuỗi cửa h{ng như Wal-Mart, Costco và Kohl’s đ~ n}ng cao mức độ kỳ vọng của kh|ch h{ng. Không đ|p ứng được kỳ vọng của kh|ch h{ng có nghĩa l{ nh{ b|n lẻ không thể làm họ h{i lòng, v{ đó l{ con đường ngắn nhất dẫn tới Hố đen. Thuyết nhất không chỉ là một công cụ marketing Thuyết Nhất không chỉ đơn giản là một “công cụ marketing” – một c|ch để định vị công ty thông qua quảng cáo và các hoạt động truyền thông bên ngoài. Từ thông dụng ngày nay là thương hiệu, và mặc dù chúng ta tin vào quan điểm n{y, nhưng vẫn có rất nhiều công ty nhầm lẫn giữa việc ghép thông điệp marketing và/hoặc thiết kế với bản chất công ty. Các nhà bán lẻ Tốt nhất tập trung vào phân khúc khách hàng chủ chốt của mình – chúng tôi gọi đó l{ vị thế Nhất. Họ tập trung toàn bộ nhân viên từ cấp thấp tới cấp cao trong cơ cấu công ty vào vị thế đó. Họ quảng bá về vị thế đó tới các khách hàng và thực hiện nhiệm vụ đó một cách kiên nhẫn, bền bỉ ở các cửa hàng của họ. Các nhà bán lẻ Tốt nhất cũng dựa vào vị thế đó để đưa ra những quyết sách chiến lược và cách thức hoạt động thường nhật. Vị thế Nhất không chỉ đơn thuần là một thông điệp marketing mới – đó l{ một phong cách sống của các nhà bán lẻ th{nh đạt. Wal-Mart là một ví dụ tiêu biểu. Mọi việc họ l{m đều nhằm củng cố vị thế là một nhà bán lẻ giá rẻ h{ng đầu. Với khẩu hiệu “Luôn b|n gi| rẻ” v{ x|c định vị thế “Gi| rẻ mỗi ng{y”, Wal-Mart đ~ gi{nh được khách hàng dựa trên giá cả. Nhưng đ}y không chỉ là một kế hoạch quảng cáo – động lực bán giá rẻ cho người tiêu dùng l{ điều giúp xác định mọi h{nh động của công ty này. Nó là trọng tâm nhiệm vụ của Wal-Mart, là lý do cho sự tồn tại của nó. Sam Walton đ~ trở thành một trong những công ty lớn nhất thế giới (xin lưu ý l{ họ không chỉ lớn nhất trong ngành bán lẻ) dựa trên một niềm tin đơn giản rằng khách hàng muốn trả ít hơn cho những sản phẩm họ mua, và rằng nên tạo điều kiện cho người d}n bình thường mua được những sản phẩm phục vụ tốt hơn cho cuộc sống của họ. Mỗi h{nh động mà công ty này thực hiện đều dựa trên những nguyên tắc cơ bản này. Chúng tôi gọi trường hợp Nhất đó l{ Rẻ nhất (rất đúng với trường hợp của Wal-Mart). Các vị thế Nhất kh|c cũng thu hút được khách hàng là Lớn nhất, có nhiều loại sản phẩm trong một hạng mục cụ thể nhất; Mới nhất, có đúng sản phẩm khi khách hàng bắt đầu mua
  • 16. nhiều; Dễ nhất, kết hợp hợp lý giữa sản phẩm và dịch vụ khiến việc mua sắm trở nên dễ dàng; và Nhanh nhất, sắp xếp cửa hàng sao cho cuộc mua sắm của khách hàng càng nhanh chóng và hiệu quả càng tốt (xem hình 1.2). Giới thiệu về thuyết nhất Norm McMillan&Doolittle, một trong những người sáng lập công ty, lần đầu tiên giới thiệu thuyết Nhất v{o đầu thập niên 1990 tại một triển l~m thương mại quốc tế ngành thực phẩm ở Pháp. Thuyết n{y đ~ hoạt động khá hiệu quả ở Paris (sau đó l{ Peoria); từ đó tới nay chúng tôi đ~ sử dụng và tinh chỉnh mô hình này. Thuyết n{y cũng tỏ ra phù hợp với các khách hàng của chúng tôi (cũng như với nhiều khán thính giả khắp nơi trên thế giới) trong hơn một thập kỷ qua, bởi vì thông điệp của nó dễ hiểu và có thể thực hiện được. Khi nghiên cứu s}u hơn về những công ty n{y, chúng tôi cũng nhận ra một điều rằng họ đ~ l{m nhiều việc hơn chứ không chỉ là tạo ra một chỗ đứng trên thị trường. Họ không bỗng dưng có thể trở thành công ty tốt nhất so với c|c đối thủ trong lĩnh vực. Họ đ~ tập trung toàn bộ tổ chức của mình, từ trên xuống dưới, phấn đấu trở thành công ty giỏi nhất trong một lĩnh vực cụ thể n{o đó. Đó chính l{ động lực cho doanh nghiệp họ. Sau khi phát hiện ra điều khiến cho các nhà bán lẻ thành công nỗ lực trở th{nh người giỏi nhất, thuyết Nhất đ~ ra đời. Chúng tôi thích mô hình m{ chúng tôi đ~ “nh{o nặn” nên. Với chúng tôi nó có một ý nghĩa lớn lao. Nhưng chúng tôi vẫn đợi có người lên tiếng phản đối, đặt câu hỏi hay đưa ra một ví dụ mà thuyết Nhất không thể dễ dàng trả lời hay lý giải. Ngay cả bây giờ chúng tôi cũng vẫn đang chờ đợi. Thuyết nhất có thay đổi không? Chắc chắn có Chúng tôi đưa ra vị thế Nhanh nhất vào giữa thập niên 1990 để khẳng định tầm quan trọng ngày càng lớn của việc tiết kiệm thời gian cho kh|ch h{ng, đồng thời cũng nhằm khẳng định rằng nhà bán lẻ có thể thành công nếu lấy mục tiêu tiết kiệm thời gian cho khách hàng làm lợi thế chính của mình. Tuy rằng có thể điều n{y trước đó vẫn đúng, nhưng xu hướng mới của người tiêu dùng (phụ nữ làm việc, có ít thời gian rảnh hơn) cuối cùng đ~ biến thời gian thành một loại tiền tệ thiết yếu mà chúng ta có thể xây dựng một mô hình hiệu quả. Ai dám chắc sẽ không xuất hiện một nhân tố thúc đẩy nào nữa khi m{ người tiêu dùng còn tiếp tục thay đổi? Tuy vậy, chúng tôi cũng vẫn hết sức cẩn thận trong việc phân loại c|c xu hướng nhất thời v{ xu hướng chính. Khoảng giữa thập niên 1990, chúng tôi nhận được nhiều ý kiến rằng nên đưa thêm một vị thế mới vào mô hình Nhất bởi khi đó đang xuất hiện tr{o lưu của các cửa hàng bán lẻ tập trung vào khía cạnh giải trí. Bạn hẳn còn nhớ “dịch vụ giải trí tại trung tâm mua sắm” chứ?
  • 17. Khi đó, tất cả, từ nh{ h{ng ăn uống cho tới các cửa hàng bán lẻ, đều nhồi nhét thêm hoạt động giải trí như một yếu tố hàng hóa chủ chốt của mình. Chúng tôi cũng c}n nhắc việc cho thêm những phân loại như “Thú vị nhất” hay “Giải trí nhất”, nhưng ngay lập tức chúng tôi gạt bỏ ý tưởng đó, vì rằng dù không khí ở một cửa h{ng có sôi động tới đ}u đi chăng nữa, thì mục tiêu cuối cùng của họ vẫn chỉ l{ b|n được hàng mà thôi. Khách hàng cần lý do hợp lý hơn để đặt chân vào một cửa hàng chứ không phải chỉ vì giá trị giải trí của nó. Nếu tất cả những gì giúp duy trì một cửa hàng chỉ là vì cửa h{ng đó cung cấp dịch vụ giải trí tốt nhất, thì liệu họ có thành công không? Chúng tôi không cho l{ như vậy – và các khách h{ng cũng đồng tình. Warner Brothers đ~ phải đóng cửa các cửa hàng bán lẻ từng một thời rất sôi động của mình, và còn nhiều nh{ h{ng giúp “thực khách tiêu khiển” cũng đ~ v{ đang giảm sức phát triển. Chúng tôi tin rằng một cửa hàng có thể thành công khi trở thành cửa hàng tốt nhất của một trong năm khía cạnh chính sau đ}y: lựa chọn (Lớn nhất), giá cả (Rẻ nhất), thời trang (Mới nhất), dịch vụ hướng đến giải pháp (Dễ nhất), hay dịch vụ hướng đến tốc độ (Nhanh nhất). Có thể còn một số vị thế Nhất khác nữa (chẳng hạn như Đẹp nhất – áp dụng cho lĩnh vực bán lẻ đồ chất lượng cao, đắt tiền), nhưng ng{y nay chúng ta có thể dễ d{ng x|c định các nhà bán lẻ thành công phục vụ cho số đông kh|ch h{ng thông qua một trong số những vị thế Nhất chủ đạo kể trên. Một nhà bán lẻ Nhất có thể không cần tập trung vào các yếu tố bán lẻ kh|c không? Dĩ nhiên là không rồi. Như c|c bạn sẽ thấy trong c|c chương sau, tất cả các nhà bán lẻ đều phải có khả năng hoạt động ở cấp độ nền tảng đối với tất cả các khía cạnh quan trọng với người tiêu dùng. Người thắng cuộc sẽ l{ người tìm ra được một vị thế Nhất n{o đó m{ họ có thể sở hữu. Sự xuất hiện của tr{o lưu thương mại điện tử cũng buộc chúng tôi phải kiểm tra lại thuyết Nhất. Hẳn bạn đọc vẫn còn nhớ bán lẻ-điện tử chứ? Dĩ nhiên đ}y không phải là một tr{o lưu ngắn ngủi, vụt đến vụt đi như “dịch vụ giải trí tại trung tâm mua sắm.” Chúng tôi đ~ nghiên cứu kỹ về thương mại điện tử cũng như c|ch kh|ch h{ng mua sắm trực tuyến, và chúng tôi nhận ra rằng thương mại điện tử và một số công ty thành công với nó (như Amazon.com, Priceline) không hề phản đối thuyết Nhất. Do đó, chúng tôi tin rằng lý thuyết này áp dụng được cho cả thế giới trực tuyến và thế giới thực. Như chúng tôi đ~ trình b{y, mô hình Nhất thay đổi theo thời gian, song lý thuyết nền tảng thì có lẽ sẽ không bao giờ thay đổi. Ví dụ, khi cả kh|ch h{ng v{ c|c công ty đối thủ cùng phát triển lên một cấp độ mới, thì có thể vị thế Lớn nhất có lẽ sẽ không đủ để giúp chúng ta thắng cuộc. Tương tự, nếu khách hàng ngày càng quan tâm tới sự an toàn, chất lượng, hay sự hoàn mỹ của sản phẩm, thì chúng tôi có thể sẽ lại đưa thêm một vị thế Nhất nữa để phản ánh thực tế đó. Chất lượng, hay hoàn thành công việc ngay từ lần đầu tiên, là một yếu tố tối quan trọng, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ bán lẻ. Một phần lợi thế của lý thuyết này là nó có thể dễ d{ng thay đổi hoặc thích nghi, trong khi vẫn trung thành với bản chất của mình. Các công ty có tên trong danh sách Fortune 500 như McDonald’s, Procter & Gamble, v{ The Limited đều đ~ v{ đang đưa thuyết Nhất vào công việc của doanh nghiệp họ. Sở dĩ như thế là vì ngoài việc lý giải điều gì dẫn tới thành công trong ngành bán lẻ (đ}y l{ một bài học thiết yếu trong những thời kỳ khó khăn của ngành), mô hình Nhất còn có thể được sử dụng theo một số cách thức khả thi khác:
  • 18.  Thuyết Nhất là công cụ phân tích mà các công ty – cả công ty bán lẻ và không bán lẻ – đều có thể dùng để x|c định vị trí của họ đối với kh|ch h{ng, v{ tương quan so sánh của họ với đối thủ cạnh tranh. Ở dạng thức đơn giản nhất, nó là một công cụ chẩn đo|n giúp tìm hiểu vị trí của một công ty trên thị trường.  Nó cũng l{ công cụ “kê đơn” giúp công ty x|c định các lỗ hổng trên thị trường và c|c cơ hội phát triển. Nếu trên thị trường có lỗ hổng n{o đó, nó sẽ chỉ ra cho họ thấy. Nếu không có cơ hội rõ r{ng n{o (m{ điều n{y thì ng{y c{ng đúng), nó sẽ x|c định nên bắt đầu kinh doanh từ đ}u.  Cuối cùng, có thể dùng mô hình Nhất làm nền tảng chiến lược cho một công ty. Đó l{ một c|ch để tập trung các quyết định mang tính chiến lược và các hoạt động thường nhật vào một tư tưởng lớn – một vị thế Nhất cho công ty. Mô hình Nhất là công cụ đắc lực giúp nhà bán lẻ tr|nh được Hố đen, đồng thời giúp họ phát triển, thu lời và tận hưởng thành công dài lâu. Thực hiện mô hình nhất Các ví dụ thực tế m{ chúng tôi ưa thích khi nói về việc thực hiện mô hình Nhất l{ trường hợp của hai siêu thị Target và Vons. Không bao lâu sau khi Target áp dụng chiến lược nâng cao chất lượng vào giữa thập niên 1970, vị chủ tịch hội đồng quản trị công ty khi đó đ~ đứng lên phát biểu trong một cuộc họp gồm h{ng trăm nh{ điều h{nh công ty; ông giơ lên một đôi gi{y thể thao. Theo lời ông, đôi gi{y đó l{ h{ng thứ cấp, đế giày lỏng lẻo v{ v{i kh|ch h{ng đ~ lên tiếng than phiền. Sau đó, ông hỏi vị quản lý n{o đ~ mua đôi gi{y này. Một cánh tay rụt rè giơ lên. Người quản lý đó nói rằng đ}y l{ một vụ giao dịch rất hời. Đôi gi{y n{y l{ h{ng thanh lý từ Trung Quốc. Target chỉ phải bỏ ra 2 đô-la để mua, sau đó b|n lại với gi| 8 đô-la. Quả đúng l{ giao dịch n{y đem lại nhiều lợi nhuận cho công ty, m{ cũng l{ một giá hời cho khách hàng nữa. Chỉ một số ít khách hàng than phiền về đôi gi{y, đặc biệt l{ khi xét đến mức giá kỳ lạ của nó. Vị chủ tịch lắng nghe rồi hỏi: “Chiến lược của chúng ta l{ gì?” Không ai trả lời. “Chiến lược của chúng ta là Target bán hàng chất lượng tốt.” V{o thời điểm đó, c|c cửa hàng giảm gi| thường chỉ bán các loại hàng hóa chất lượng kém, nhưng đó không phải là mong muốn của Target. Sau đó, vị chủ tịch yêu cầu người quản lý đ~ mua loại giày này phải ngay lập tức loại bỏ và hủy tất cả chúng. Vị chủ tịch n{y đ~ lựa chọn một địa điểm công cộng để đưa ra quan điểm về việc tạo lập vị thế cũng như tầm quan trọng của việc trung thành với vị thế Nhất của mình, ngay cả khi điều đó có nghĩa l{ bỏ qua c|c cơ hội kiếm lời. Hồi giữa thập niên 1980, chúng tôi đ~ giúp hệ thống siêu thị Vons xây dựng một mô hình cửa hàng bán lẻ thực phẩm mới gọi là Pavilions. Mục tiêu của họ là xây dựng một “siêu thị mới mẻ, thức thời để phục vụ công chúng.” Chúng tôi đề xuất rằng để thành công ở vị thế đó, Pavillions phải hướng tới đối tượng là các bà mẹ. Điều chúng tôi rút ra được sau các cuộc điều tra khách hàng là: Các bà mẹ từng tới mua sắm ở Pavillions rất ghét cách bài trí các máy bán kẹo cao su tự động ở gần mặt trước cửa hàng, và họ cũng không thích việc người ta bày bán quá nhiều loại kẹo ở trước quầy thanh toán. Tóm lại, các khách hàng này cảm thấy những chiếc kẹo đó chính l{ “tội nh}n” g}y ra những cuộc cãi vã giữa các bà mẹ và con cái họ. Chúng tôi khuyên Pavillions dỡ bỏ các máy bán kẹo cao su tự động đó, bởi chúng là thủ phạm chính gây ra rắc rối cho đối tượng khách hàng chính. Các nhà quản lý cửa hàng phản đối, vì máy bán kẹo cao su tự động và việc bày bán kẹo ở quầy thanh toán mang lại
  • 19. nguồn thu nhập lớn tại những nơi chẳng để làm gì đó. Tuy vậy, ban l~nh đạo hoạch định chiến lược cho công ty đ~ nhận ra được tầm quan trọng của c|c thông điệp định vị đơn giản. Họ dỡ bỏ các máy bán kẹo, và thậm chí còn sắp xếp để một số lối đi ở quầy thanh toán không còn bày bán kẹo nữa. Công ty cho biết c|c l~nh đạo của Vons coi việc định vị Pavilions rất nghiêm túc, và họ sẽ không để những món lợi trước mắt cản trở họ l{m điều khiến khách hàng hài lòng. (Chúng tôi vẫn còn giữ một chiếc máy bán kẹo cũ trong văn phòng, coi đó l{ vật nhắc nhở rằng định vị công ty không bao giờ là một việc làm dễ dàng). Có một vị thế Nhất sẽ giúp nhà bán lẻ giao tiếp hiệu quả hơn với khách hàng và các cộng sự của mình, đồng thời giúp các cửa hàng hoạt động nhất quán với nhau. Đổi lại, việc hoạt động theo một lời tuyên bố Nhất sẽ nâng cao vị thế Nhất của công ty. Mỗi bằng chứng cho việc cửa h{ng đi theo định hướng Nhất sẽ củng cố thêm cho mục tiêu cốt lõi của cửa hàng đó. Đối với các nhà bán lẻ có vị thế Mới nhất, điều n{y có nghĩa l{ họ phải liên tục thể hiện rằng cửa hàng của họ l{ nơi cập nhật nhanh nhất c|c xu hướng thời trang mới hoặc các sản phẩm mới. Một hoặc hai lần như thế có thể là vận may. Nhưng nếu bền bỉ l{m như vậy từ năm n{y qua năm kh|c, cửa h{ng đó sẽ trở th{nh nơi tuyệt vời nhất. Đ}y l{ một chu kỳ liên tục, nhưng nó chỉ có thể xảy ra sau khi nhà bán lẻ quyết tâm theo đuổi mục tiêu trở th{nh nơi tuyệt vời nhất cho một nhóm khách hàng cụ thể, và có thể kém hấp dẫn hơn với những đối tượng kh|ch h{ng kh|c. Không gì đ|ng b|o động hơn cho chúng tôi khi khách hàng tới khoe khoang rằng các cửa hàng khác phục vụ mọi thứ đều tốt và mọi người đều tới đó mua h{ng. Điều đó có nghĩa l{ họ thực sự chẳng hiểu gì về nguyên tắc cơ bản nhất của việc định vị hiệu quả. Tuy thuyết Nhất nghe có vẻ tương đối ôn hòa và rõ ràng tới mức không cần giải thích, nhưng thực ra nó lại rất cơ bản. Nó đối lập với quan điểm phải cố gắng làm mọi việc cho kh|ch h{ng, v{ đ|nh bật ch}n lý l}u đời l{ “kh|ch h{ng luôn đúng.” Kh|ch h{ng không phải lúc n{o cũng đúng. Họ luôn muốn một cửa hàng có mức giá bán thấp nhất, dịch vụ tốt nhất, nhiều sự lựa chọn nhất, và cập nhật xu hướng mới nhất. Tuy rằng điều này sẽ đảm bảo cho thành công của một cửa h{ng, v{ đó cũng có vẻ như l{ một mục tiêu đ|ng theo đuổi, song chúng tôi đ~ v{ đang chứng kiến cảnh rất nhiều nhà bán lẻ phải bỏ cuộc chơi khi thực hiện chiến lược trên. Thật ra, nhà bán lẻ sẽ không có lợi nhuận nếu cứ cố gắng chiều theo ý khách hàng. Ấy vậy mà vẫn có nhiều nhà bán lẻ đ~ thử l{m như vậy. Họ muốn trở thành cửa hàng tuyệt vời – chỉ có điều họ không biết phải “tuyệt vời” trong lĩnh vực gì v{ cho đối tượng khách hàng nào. Dĩ nhiên, chúng tôi không có ý khuyên c|c nh{ b|n lẻ không nên lắng nghe khách hàng. Điều chúng tôi muốn nói là họ phải lắng nghe một cách chọn lọc, tức là phải tập trung vào các nhu cầu thực sự của nhóm khách hàng nòng cốt. H~y luôn lưu t}m đến các câu hỏi này như l{ bộ lọc cho mình: Ai là khách hàng nòng cốt của mình và ai không phải khách hàng nòng cốt? Khách hàng nòng cốt muốn mình cung cấp thêm những gì? Họ muốn bớt đi những gì? Từ đó, hãy cung cấp thêm những điều mà nhóm khách hàng nòng cốt muốn và giảm đi những điều họ không muốn. Bằng c|ch đó, bạn sẽ trở thành cửa hàng tuyệt vời ở một số khía cạnh nhất định. Bạn cũng sẽ tr|nh được cái bẫy của việc cứ cố gắng đ|p ứng mọi yêu cầu của tất cả mọi đối tượng khách hàng. Không phải ngẫu nhiên khi giao điểm của cả năm vị thế Nhất lại ở chính giữa vòng tròn mô hình Nhất. Chúng tôi gọi đó l{ Hố đen trong ng{nh b|n lẻ. Một nhà bán lẻ cố công làm tốt
  • 20. mọi việc, giỏi ở tất cả các vị thế Nhất, có thể sẽ hoạt động khá tốt ở một số lĩnh vực. Song họ không phải là nhà bán lẻ giỏi nhất ở tất cả các khía cạnh – và chắc chắn là họ cũng không phải là giỏi nhất ở bất kỳ khía cạnh nào. Vì những lý do cả trên thực tế và thông qua kinh nghiệm, nhà bán lẻ không thể trở thành người giỏi nhất ở tất cả c|c lĩnh vực phục vụ người tiêu dùng chủ chốt. Các nhà bán lẻ thành công hiểu rằng họ phải hy sinh nhiều thứ để đạt được một vị thế Nhất. Ngay cả khi có nhà bán lẻ nào có thể trở thành giỏi nhất trong một v{i lĩnh vực, thì họ cũng sẽ không thể kiếm được nhiều tiền, vì để đạt tới và duy trì ở một vị thế Nhất, nhà bán lẻ phải đầu tư nhiều nguồn lực và nhiều nguồn tài chính lớn. Bằng chứng nằm ở kết quả Các khái niệm như thuyết Nhất và Hố đen nghe có vẻ lọt tai và dễ nhớ. Tuy nhiên, trong thế giới thực tế của lĩnh vực tư vấn bán lẻ, lý thuyết suông thôi chưa đủ. Các công ty luôn yêu cầu phải có bằng chứng cụ thể cho thấy việc hướng tới một vị thế Nhất l{ con đường tài chính đúng đắn. Thuyết Nhất t|c động mạnh tới kết quả tài chính của các doanh nghiệp. Đ}y không phải là một lý thuyết hàn lâm – nó được xây dựng dựa trên những bằng chứng kinh nghiệm rằng các công ty Nhất thường hoạt động tốt hơn v{ ph|t triển tốt hơn so với các công ty khác vốn chỉ chăm chăm đạt tới mức độ “kh| tốt.” Xét ở khía cạnh tài chính và thực tế, kết quả hoạt động của các công ty Nhất trong 10 năm qua, từ 1993-2002, đ~ chứng minh cho quan điểm của chúng tôi (xem bảng 1.1) Trong giai đoạn này, ở Mỹ, ngành bán lẻ nói chung đ~ đạt mức tăng trưởng trung bình 5,3%, doanh số b|n h{ng tăng từ 1,7 nghìn tỷ tới gần 2,7 nghìn tỷ đô-la. Ở một số lĩnh vực, các nhà bán lẻ Nhất đạt mức tăng trưởng hơn gấp đôi tỷ lệ trên trong cùng kỳ, trong đó c|c công ty đầu bảng duy trì tỷ lệ tăng trưởng trên 15% (xem bảng 1.2). Những nhà bán lẻ tốt nhất trong biểu đồ Nhất của chúng tôi thậm chí còn đạt mức tăng trưởng trên 30%, tức là gấp sáu lần tỷ lệ trung bình của thị trường. Còn lợi nhuận thì sao? Các nhà bán lẻ Nhất cũng hoạt động có lãi. Khi nghiên cứu 100 nhà bán lẻ h{ng đầu ở Mỹ, chúng ta sẽ thấy lợi nhuận ròng trung bình của họ xét về phần trăm doanh số là 2,72%. Còn khi tính riêng các nhà bán lẻ Nhất, lợi nhuận trung bình của họ là trên 4%. Vậy còn những công ty hoạt động “thường thường bậc trung” thì thế nào? Lợi nhuận của họ chỉ đạt mức trên 1%, nghĩa l{ họ đang chênh vênh bên miệng Hố đen. Liệu một nhà bán lẻ “thường thường bậc trung” có thể tạo ra được những khoản lãi trên trung bình không? Có chứ, nhưng họ không duy trì được lâu. Cuối cùng thì vị trí mờ nhạt trên thị trường sẽ dẫn tới mức tăng trưởng doanh thu trì trệ, làm giảm lợi nhuận thu về. Ở các phần sau cuốn sách, chúng tôi sẽ đề cập đến cả lý thuyết và kết quả thực tiễn. Giành được kh|ch h{ng cũng đồng nghĩa với việc duy trì tình hình tài chính tốt đẹp. Hướng tới vị thế Nhất là cách bền vững nhất để đạt được cả hai điều trên. Bảng 1.1. Tình hình doanh số ngành bán lẻ 1993 (tỷ đô-la) 2002 (tỷ đô-la) Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm 1993-2002 (%) Doanh số bán lẻ nói chung, trang thiết bị đi kèm, nội thất v{ c|c lĩnh vực bán lẻ khác 574 935 5,6
  • 21. Tổng doanh số bán lẻ và các dịch vụ lương thực thực phẩm (trừ các nhà bán lẻ xe có động cơ v{ phụ tùng) 1.720 2.727 5,3 Tổng doanh số bán lẻ (bao gồm các nhà bán lẻ xe có động cơ v{ phụ tùng) 1.986 3.245 5,6 Tổng doanh số bán lẻ (trừ các nhà bán lẻ xe có động cơ v{ phụ tùng) 1.504 2.393 5,3 Bảng 1.2. Doanh số của các nhà bán lẻ Nhất 1993 (tỷ đô- la) 2002 (tỷ đô- la) Tỷ lệ tăng trưởng hàng năm 1993-2002 (%) Rẻ nhất 55 245 16 Lớn nhất 9 58 23 Mới nhất 19 43 13 Dễ nhất 1 9 24 Nhanh nhất 8 29 15
  • 22. 2. KHÁCH HÀNG LÀ SỐ 1 Đã đến lúc nhà bán lẻ phải đối xử với khách hàng theo đúng vị trí số một của họ Chúng tôi xin bắt đầu chương n{y bằng việc thực hiện chính lời khuyên của bản thân, và bàn luận về nhân tố quan trọng nhất (nhưng vẫn thường xuyên bị lờ đi) đảm bảo cho thành công trong ngành bán lẻ: kh|ch h{ng. Chúng tôi cũng xin bắt đầu bằng việc tạo ra tiền lệ trong cuốn s|ch n{y l{ “không nói giảm nói tr|nh”, v{ “rọi đèn pha” v{o một số điều ngộ nhận vốn vẫn xuất hiện tràn lan trong giới bán lẻ. Các nhà bán lẻ vẫn luôn nhanh mồm nhanh miệng khi thốt ra những c}u như: “Chúng tôi đặt kh|ch h{ng lên h{ng đầu!” hay “Kh|ch h{ng l{ số một!” hoặc “Chúng tôi cung cấp những dịch vụ khách hàng tuyệt hảo!.” Phải thừa nhận rằng chưa hề có một bản b|o c|o thường niên, một bản tuyên bố về sứ mệnh của nhà bán lẻ, hay một thông điệp truyền thông chính thức n{o m{ chúng tôi đọc lại không chứa những tuyên ngôn hay ho về việc khách hàng là phần quan trọng nhất của công ty. Tuy rằng c|c tuyên ngôn đó xuất hiện nhan nhản trong c|c b|o c|o thường niên và trên các bảng tin của nhà bán lẻ, nhưng thật không may đó chỉ l{ tưởng tượng mà thôi. Những ngộ nhận về dịch vụ khách hàng Rất ít nhà bán lẻ hiểu được rằng việc đặt kh|ch h{ng lên h{ng đầu nghĩa l{ như thế nào. Và càng ít nhà bán lẻ thực hiện điều đó. Giống như c|c ng{nh kh|c, dịch vụ khách hàng bán lẻ bị vi phạm. Sở dĩ có điều đó l{ do, đối với nhiều nhà bán lẻ, dịch vụ khách hàng thực sự là một điều bí ẩn. Chúng ta hãy vén bức màn bí mật trong ngành bán lẻ có liên quan tới dịch vụ khách hàng. Ngộ nhận 1: Nhà bán lẻ đặt kh|ch h{ng lên đầu tiên. Thực tế: Nhà bán lẻ đặt lợi ích của họ lên trước cả lợi ích của khách hàng. Có thể thấy rõ thực tế trên khi quan sát cách các nhà bán lẻ trưng b{y h{ng hóa trong cửa hàng, bố trí các gian hàng, sắp xếp nhân viên phục vụ tại cửa hàng, và cách họ thường không có đủ hàng hóa cần thiết ra sao. Các nhà bán lẻ có trưng b{y h{ng hóa để giúp khách hàng mua sắm thuận tiện hơn không? Rất hiếm khi. Bạn cứ thử bước vào một cửa hàng bách hóa rồi hỏi bất kỳ nhân viên nào bạn bắt gặp về khu b|n |o sơ mi xanh m{ xem. Nếu may mắn gặp được một nhân viên trung thực, bạn sẽ có câu trả lời rằng có tới 20 chỗ khác nhau tại cửa hàng này bày bán áo sơ mi xanh. Có h{ng t| gian h{ng của các nhà thiết kế khác nhau, và tại mỗi gian h{ng đó lại là cả một “bộ sưu tập” quần áo của nhà thiết kế; và mỗi gian hàng có lẽ cũng có tới vài cái áo sơ mi xanh. Bạn cũng sẽ thấy nhiều |o sơ mi xanh treo đầy ở c|c gian h{ng được đ|nh m~ số kỳ lạ trong cửa hàng – n{o l{ gian “Quần áo trẻ em”, n{o l{ gian “Thiếu nữ”, gian “Hỗn hợp” v{ cả gian “D{nh cho phụ nữ” nữa. Lại còn có cả những gian h{ng có thương hiệu riêng nữa chứ. (Dù bạn tin hay không, nhưng thực tế là nhiều phụ nữ đ~ học cách nắm rõ “địa hình địa thế” phức tạp này – đ}y l{ minh chứng cho thấy trí tuệ và lòng kiên nhẫn của khách hàng). Cách bố trí này tồn tại l{ do c|c nh{ điều hành cửa hàng và các nhà thiết kế muốn nó như thế, chứ không phải là vì chiều theo ý khách hàng.
  • 23. Các cửa h{ng b|ch hóa cũng “nổi tiếng” vì c|ch b{i trí chẳng khác nào ma trận của họ, trong khi hầu như chẳng có tấm biển chỉ dẫn nào cả. Bạn có phải đi bộ dọc cả tầng bách hóa thì mới tìm được thang m|y để lên tầng trên không? Đó l{ do những người điều hành cửa hàng (họ đ~ trị vì ngành bán lẻ trong vài thập kỷ nay rồi) muốn khách hàng phải lạc lối trong cửa hàng của mình. Họ tin rằng khi lạc đường, khách hàng sẽ có nhiều thời gian ở cửa h{ng hơn, v{ biết đ}u cuối cùng họ sẽ tìm được c|i gì đó để mua. Như vậy, lợi ích của cửa h{ng đ~ được đặt lên trước lợi ích của khách hàng. Cửa hàng bách hóa không phải là những người “vi phạm” duy nhất. Bạn hãy tới một siêu thị và hỏi nhân viên bán hàng ở đó (trong trường hợp bạn tìm được một nh}n viên như thế) nơi b|n b|nh pizza. Cũng giống trường hợp cửa hàng bách hóa, có lẽ pizza được bày bán ở ít nhất bốn khu khác nhau trong cái siêu thị này. Bạn sẽ thấy có bán pizza ở cửa h{ng ăn uống, khu trưng b{y tủ lạnh, khu bán thịt v{ khu đồ đông lạnh. Các siêu thị kh| hơn thậm chí còn bán miếng hoặc nguyên chiếc pizza nóng hổi. Tại sao lại phải bày bán một loại sản phẩm ở nhiều nơi như vậy? Đó l{ bởi vì cách các siêu thị (và vô số gian h{ng trong đó) mua bánh pizza, chứ không phải vì rằng có một vài nghiên cứu phức tạp n{o đó tình cờ phát hiện ra là khách hàng muốn tìm kiếm bánh pizza ở bốn hay năm gian h{ng kh|c nhau. Ngo{i b|nh pizza, điều tương tự cũng xảy ra với danh s|ch đồ ăn cần mua của bạn như trứng và sữa, những thứ thường được khách hàng tiêu thụ nhiều hơn. Chúng tôi d|m c| rằng cứ 10 lần bạn tới cửa hàng/siêu thị thì có tới 9,9 lần bạn phải đi tới tận gian cuối cùng ở siêu thị để mua những nhu yếu phẩm như trứng và sữa. Một lần nữa, người điều hành siêu thị muốn giữ bạn ở càng lâu trong siêu thị càng tốt, vì họ tin rằng bạn sẽ mua thêm cho họ thứ gì đó. Có lẽ nó cũng gần với nơi sản phẩm được phân phối vào cửa h{ng, v{ cũng l{ nơi thuận tiện nhất để làm các ô trữ lạnh. V{ cũng một lần nữa, lợi ích của nhà bán lẻ được đặt lên trên lợi ích của khách hàng. Hầu như đối với mọi hạng mục hàng hóa bán lẻ nào mà bạn có thể nghĩ tới, người ta đều thực hiện những mánh nhỏ n{y để mưu đồ cho lợi nhuận và sự thuận tiện của nhà bán lẻ chứ không phải của kh|ch h{ng. Đ}y không phải là cuốn b|ch khoa to{n thư về các mánh khóe của giới bán lẻ; chúng tôi chỉ đưa ra một số ví dụ để lật tẩy ngộ nhận rằng nhà bán lẻ đặt kh|ch h{ng lên h{ng đầu. Trong nhiều trường hợp, nhà bán lẻ buộc phải nhờ vào những mánh khóe này vì lời tuyên bố căn bản của họ với kh|ch h{ng đ~ bị vi phạm: Cách duy nhất để kiếm lời là lừa khách hàng mua những thứ mà có thể họ không cần dùng. Như chúng tôi sẽ trình bày trong c|c chương sau, chúng tôi không phản đối các yếu tố mang tính thực dụng giúp các nhà bán lẻ thành công. Thật ra, chúng tôi cũng thừa nhận rằng nhà bán lẻ phải đưa ra những quyết định khó khăn để xây dựng một mô hình sinh lời. Chỉ có điều, chúng tôi muốn bảo đảm rằng nhà bán lẻ thẳng thắn nêu lên những lý do khiến họ h{nh động như thế chứ không phải gộp chung vào cái quan niệm qu| vĩ đại l{ “h{nh động nh}n danh kh|ch h{ng.” Ngộ nhận 2: Các nhà bán lẻ hiểu rõ về dịch vụ khách hàng. Thực tế: Khách hàng còn hiểu rõ hơn. Chúng tôi đ~ thay mặt cho các bạn hàng của mình tham gia sâu vào việc phân tích và tìm hiểu hoạt động nghiên cứu khách hàng trong suốt gần 18 năm qua (v{ c|c đối tác của chúng tôi còn thực hiện các nghiên cứu nội bộ cho các nhà bán lẻ trong gần 20 năm trước đó nữa). Chúng tôi cho rằng mình đ~ tìm hiểu các nghiên cứu về người tiêu dùng, danh mục sản
  • 24. phẩm nhiều hơn bất kỳ ai kh|c. Chúng tôi đọc hàng tá nghiên cứu như vậy và chuyện trò cùng hàng nghìn khách hàng mỗi năm. Trong suốt qu| trình đó, chúng tôi nhận thấy có một đại lượng không đổi – khách hàng và nhà bán lẻ có những quan điểm khác nhau về dịch vụ khách hàng. Một trong những câu hỏi đầu tiên chúng tôi đặt ra cho khách hàng mới là hãy cho chúng tôi xem tất cả các nghiên cứu họ từng thực hiện với khách hàng của họ. Câu trả lời điển hình có lẽ gây khá nhiều bất ngờ: Rất ít nghiên cứu tập trung vào việc khách hàng của họ nghĩ gì về cửa hàng của họ. Chắc chắn l{ cũng có thể rải r|c đ}y đó l{ những nghiên cứu theo dõi, điều tra về nhận thức quảng cáo, hay các buổi thảo luận nhóm kỳ quặc, song chẳng có mấy nhà bán lẻ bận tâm tới chuyện tìm hiểu sâu về khách hàng của mình. Chúng tôi thường nghe câu nói lặp đi lặp lại rằng: “Chúng tôi biết rõ khách hàng muốn gì – chúng tôi không cần phải nghiên cứu.” C|c vị lại sai nữa rồi. Khi được yêu cầu định nghĩa về một dịch vụ khách hàng tốt, các nhà bán lẻ hầu như luôn chỉ tập trung nói về những nhân viên tuyệt vời. Từ trước tới nay, dịch vụ khách hàng vẫn luôn đồng nghĩa với con người: mỉm cười, ch{o đón kh|ch mua h{ng, v{ dĩ nhiên l{ một đống mỹ từ như “v}ng thưa b{, v}ng thưa ông, xin cảm ơn quý kh|ch v{ chúc quý kh|ch một ngày tốt l{nh.” Kh|ch h{ng cũng cho rằng dịch vụ khách hàng thực thụ và tác phong lịch thiệp l{ điều tuyệt vời. Họ muốn có được trải nghiệm đó thường xuyên hơn. Tuy nhiên, đối với họ, đó chỉ là yếu tố quan trọng thứ tư trong dịch vụ khách hàng. Bạn có ngạc nhiên không? Phần lớn các nhà bán lẻ cũng vậy đấy. Dưới đ}y l{ bốn lý do h{ng đầu m{ kh|ch h{ng đưa ra khi được yêu cầu định nghĩa về một dịch vụ khách hàng tuyệt vời: 1. Có sản phẩm họ đang tìm kiếm để giúp họ giải quyết vấn đề đang gặp phải – và phải luôn có sẵn sản phẩm đó. Nói đơn giản: Hãy bán thứ tôi cần và bảo đảm rằng nó có sẵn trên giá khi tôi tới mua. 2. Bố trí cửa hàng một cách khoa học sao cho khách hàng có thể tìm thấy thứ họ cần mà không mất thời gian. Yêu cầu này bao gồm lối đi ra/v{o thuận tiện từ nơi gửi xe tới cửa hàng, có sẵn chỗ để xe, có sẵn giỏ đựng đồ và xe đẩy đồ hoạt động tốt. Ngoài ra còn phải có sự điều hướng cơ bản (nói theo ngôn ngữ của giới bán lẻ l{ “tìm đường”). Tức là các mặt hàng có mối liên hệ gần gũi với nhau được sắp xếp ở một nơi, bảng chỉ dẫn dễ hiểu, và có nhãn hiệu sản phẩm rõ ràng. Cuối cùng là kẻ thù chung số một của khách hàng – các quầy thanh toán. Phải có nhân viên ở đó v{ phải làm thủ tục thanh toán nhanh – hoặc trong tương lai có lẽ nên loại bỏ tất cả các thủ tục này. 3. Có sẵn thông tin để trả lời cho các câu hỏi của khách hàng và giúp họ quyết định nên mua cái gì – có thể truyền tải thông tin qua biển hiệu, tờ rơi, hay nh}n viên bán hàng. Hãy cung cấp những công cụ mà khách hàng cần để giúp họ đưa ra những quyết định mua thông minh ở cửa hàng. 4. Cuối cùng, điều quan trọng là phải có nhân viên thân thiện và am hiểu. Trong khi nhiều nhà bán lẻ đ|nh đồng dịch vụ khách hàng tốt với nguồn nhân lực tốt, thì khách hàng lại cho rằng dịch vụ khách hàng tốt là những gì giúp cho việc mua
  • 25. sắm của họ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Nguồn nhân lực tốt chỉ là một phần trong đó. Đó l{ một sự hiểu lầm tai hại cho các nhà bán lẻ, bởi nó tạo ra những kỳ vọng phi thực tế, và thậm chí l{ đầy huyễn hoặc. Nếu dịch vụ khách hàng chỉ phụ thuộc vào việc có một đội ngũ nh}n viên b|n h{ng tuyệt vời, có khả năng thần kỳ l{ “đ|nh hơi” v{ phản hồi kịp với mọi mong muốn và tâm trạng của từng khách hàng, thì nhà bán lẻ sẽ l{m gì để tạo ra một hệ thống giúp đảm bảo rằng điều đó xảy ra? Đó sẽ là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn, v{ gần như chắc chắn là nhà bán lẻ không thể làm được điều đó. Không may l{ nhiều nhà bán lẻ lại cứ cố l{m điều đó để rồi phải đối mặt với thất bại. Rất ít nhà bán lẻ nổi tiếng vì cung cấp dịch vụ khách hàng hoàn hảo, một phần nguyên nhân là bởi phần lớn họ đều theo đuổi một “cõi niết b{n” ngo{i tầm với. Điều đó giống như cố công tìm một người bạn đời có thể đọc được suy nghĩ v{ hiểu rõ từng mong muốn, tâm trạng của mình. Điều đó thật tuyệt vời – có lẽ vậy; nhưng nó có thực tế không? – Chắc là không. Nhiều nhà bán lẻ cứ mải bận rộn với công cuộc tìm kiếm và bồi dưỡng một đội ngũ nh}n viên bán hàng bí ẩn, có khả năng hiểu thấu t}m tư người kh|c (dĩ nhiên l{ với điều kiện việc l{m đó không qu| tốn kém); trong khi việc họ nên làm lại là xây dựng các quy trình không có sự tham gia của con người nhưng giúp n}ng cao dịch vụ khách hàng theo mong muốn của khách hàng. Tin tốt ở đ}y l{ kh|ch h{ng có những kỳ vọng rất thực tế. Họ không yêu cầu một dàn nhân viên bán hàng biết rõ suy nghĩ của họ – bởi họ biết đó l{ “nhiệm vụ bất khả thi.” Kh|ch hàng chỉ muốn mặt hàng họ cần tìm có sẵn khi họ tới cửa hàng. Họ muốn có thông tin, có thể là từ nhân viên bán hàng, biển hiệu hay tờ rơi, v{ họ muốn dễ d{ng tìm đường đi lối lại trong cửa h{ng. Kh|ch h{ng đ|nh gi| cao những nhà bán lẻ có thể đ|p ứng tốt ba yếu tố trên. Nếu cửa h{ng đó còn có những nhân viên hiểu biết và thân thiện thì còn gì tuyệt hơn nữa. Ngộ nhận 3: Nhà bán lẻ hiểu khách hàng của họ là ai. Thực tế: Kh|ch h{ng đ~ thay đổi rất nhiều trong vài thập kỷ qua, nhưng nhiều nhà bán lẻ vẫn chưa chịu thay đổi theo họ. Đ~ có lúc việc x|c định khách hàng là một công việc tương đối dễ dàng. Hãy nhắm tới thế hệ bùng nổ dân số, tuổi từ 25 tới 44, những người đang trong qu| trình lập gia đình, mua xe, nh{, v{ tích lũy của cải vật chất. Từ thập niên 1950 đến 1970, những khách hàng này có lẽ khá giống nhau: họ là những người da trắng thuộc tầng lớp trung lưu ở Mỹ; họ có cấu trúc v{ cơ cấu gia đình tương tự nhau: mỗi gia đình có trung bình 2,6 con, vợ ở nhà, có xe ô tô, chó, và nhà ở vùng ngoại ô thành phố. Tuy nhiên, thông tin về người tiêu dùng Mỹ đ~ thay đổi rất nhiều kể từ đó; nhưng không may l{ c|c nh{ b|n lẻ của chúng ta vẫn dậm chân tại chỗ. Chúng ta hãy bắt đầu với vấn đề thu nhập. Báo chí cuối những năm 1990 đ~ tốn rất nhiều giấy mực viết về sự thịnh vượng của quốc gia, và về thị trường theo chiều gi| lên d{i hơi nhất trong lịch sử, dẫn đến tăng quỹ hưu trí 401(k), kích thích ham muốn chung đối với những đồ trang trí lòe loẹt khoa trương, xe ô tô nhập khẩu, cùng nhiều xa xỉ phẩm khác. Tuy
  • 26. vậy, người ta lại ít đề cập đến một câu chuyện bên lề l{ đối với đại bộ phận người dân Mỹ, hai thập kỷ vừa qua họ không hề giàu có tới vậy (xem hình 2.1). Trong giai đoạn 1980-2001, mức thu nhập hộ gia đình trung bình của 20% người Mỹ giàu nhất tăng 49% (tỷ gi| đô-la không đổi) – tức là cao gần gấp năm lần thu nhập của 80% dân số còn lại. Cũng trong 20 năm đó, thu nhập của 1/5 những người nghèo nhất nước chỉ tăng 4% (lên 10.136 đô-la), còn thu nhập của 1/5 tầng lớp trung lưu (gi{u nhất thứ ba, nghèo nhất thứ ba) tăng lên 11% (tức 42.629 đô-la). Trong khi người giàu càng trở nên gi{u có hơn, thì đại bộ phận dân số Mỹ vẫn chỉ có mức tăng sức mua rất khiêm tốn trong hai thập kỷ qua. Thực tế n{y đ~ khiến xã hội Mỹ phân thành hai thái cực – những người giàu có và những người không có gì. Vì thế, cũng dễ hiểu khi những người không có gì ngày càng quan tâm tới giá trị của hàng hóa họ mua – v{ đ}y l{ t|c nh}n giúp đưa Wal-Mart lên vị trí nhà bán lẻ lớn nhất nước Mỹ và công ty lớn nhất nước Mỹ. Nó cũng đồng thời góp phần thu hẹp tầng lớp trung lưu – nền tảng cho chiến lược kinh doanh của đa phần các nhà bán lẻ trong suốt thế kỷ qua. Các nhà bán lẻ chỉ đơn giản cung cấp h{ng hóa cho nhóm đối tượng trung tâm trong xã hội xét về mặt tuổi tác và thu nhập. Ng{y nay, c|i trung t}m đó không còn dễ x|c định như trước nữa, m{ nó cũng dần trở nên ít phù hợp hơn. Có lẽ ai cũng biết rằng dân số Mỹ hiện giờ nhiều tuổi hơn trước kia. Năm 1980, chỉ có khoảng 60 triệu người thuộc nhóm tuổi từ 50 trở lên. Ngày nay, con số n{y đ~ xấp xỉ ngưỡng 100 triệu, tức chiếm gần 1/3 dân số (xem hình 2.2). Dù rằng chúng ta đ~ hết sức nỗ lực để che giấu tuổi già – từ các liều thuốc tiêm Botox để xóa nếp nhăn cho tới những loại dược phẩm “hỗ trợ” chức năng sinh lý như Viagra – nhưng c|i bóng của tuổi xế chiều vẫn ngày càng tiến lại gần chúng ta hơn. Tuy c|c hệ thống siêu thị, cửa h{ng dược phẩm và trung tâm mua sắm ở Mỹ đều đ~ chất đầy những sản phẩm phục vụ cho nhóm dân số già, song thế hệ bùng nổ dân số đang ở cái dốc bên kia của cuộc đời vẫn khiến giới bán lẻ phải đau đầu với những thách thức khác.
  • 27. Những người trẻ ngày nay hiếm khi h{nh động giống thế hệ người tiêu dùng lớn tuổi hơn, v{ mong muốn được giữ quyền kiểm soát của họ sẽ thay thế cho những áp lực căng thẳng dồn lên vai các nhà bán lẻ. Các khách hàng lớn tuổi là những người mua sắm kỳ cựu; họ từng mua rất nhiều tivi, ô tô, và nhà cửa. Chính vì thâm niên mua sắm của mình mà họ có xu hướng trở thành những người tiêu dùng khắt khe. Họ đòi hỏi có được thứ tốt nhất cho số tiền họ bỏ ra, và họ muốn có một phương ph|p b|n h{ng thực tế. Nước Mỹ cũng có ít gia đình truyền thống hơn – tức l{ c|c gia đình chỉ có một người làm việc (thường l{ người cha), còn người mẹ sẽ ở nhà nội trợ (xem hình 2.3). Năm 1950, những gia đình như thế chiếm tới hơn 60% lực lượng lao động ở Mỹ. Ngày nay, họ chỉ góp chưa đầy 15%, tức là chỉ nhỉnh hơn con số c|c gia đình có b{ mẹ đơn th}n l{m việc. Các gia đình có hai nguồn thu nhập hiện chiếm hơn 40% lực lượng lao động, gấp đôi số liệu năm 1950. Chúng tôi muốn nói với các nhà bán lẻ rằng: Ozzie và Harriet không còn sống ở nước Mỹ nữa (xem hình 2.4). Đ}y l{ một thông điệp quan trọng, vì rằng nhiều cửa hàng bán lẻ từng được mở ra nhằm phục vụ những người như Ozzie v{ Harriet, c|c nhân vật chính trong sê-ri phim hài tình huống được ưa thích hồi những năm 1950, trong đó minh họa cuộc sống gia đình truyền thống ở vùng ngoại ô nước Mỹ. Ngày nay, nhiều nhà bán lẻ vẫn loay hoay tìm cách phục vụ nhóm đối tượng khách hàng này, mặc dù họ không Còn nhiều nữa. (Có lẽ nguyên nhân là do nhiều nhà quản lý bán lẻ vẫn còn sống trong các gia đình kiểu Ozzie và Harriet). Thực tế, kiểu gia đình hạt nh}n như ng{y nay có vẻ giống gia đình của Ozzy Osbourne từng làm say lòng khán giả chương trình truyền hình thực tế. Một lý do giải thích cho việc những khách hàng này không còn nhiều nữa là nàng Harriet giờ đ}y đ~ đi l{m ngo{i x~ hội. Năm 1950, chỉ có 36,7% phụ nữ nhóm tuổi 20-64 tham gia
  • 28. lực lượng lao động. Theo dự đo|n của Cục Thống kê Lao động Hoa Kỳ, năm 2005 sẽ có 75,2% phụ nữ thuộc nhóm tuổi trên tiếp tục kiếm việc l{m. Nhưng điều đ|ng ngạc nhiên là có rất ít nhà bán lẻ đưa ra được phương ph|p phù hợp để đ|p ứng nhu cầu của những phụ nữ đi l{m (xem hình 2.5). Cuối cùng, người Mỹ ng{y c{ng đa dạng hóa về mặt dân tộc (xem hình 2.6). Phần trăm ngƣời dân tộc khác trong tổng số dân Nước Mỹ vẫn là một “nồi lẩu thập cẩm”, song “nước dùng chính” không còn l{ ch}u ]u nữa. Đến năm 2010, người Tây Ban Nha, Bồ Đ{o Nha, người ch}u v{ người da đen sẽ chiếm gần 33% dân số Mỹ. Năm 1980, con số này chỉ dao động ở mức 19,7%. Xét về khả năng nhận thức tầm quan trọng ngày càng lớn của các khách hàng thuộc nhiều dân tộc khác nhau, các nhà bán lẻ đang bị tụt lại quá xa so với các nhà sản xuất sản phẩm tiêu dùng và nhiều ngành công nghiệp khác. Cùng lúc, công chúng ngày càng tỏ ra ưa thích những sản phẩm và dịch vụ có tinh thần dân tộc; v{ xu hướng này sẽ còn tiếp tục phát triển. Thị hiếu của người Mỹ về ẩm thực, âm nhạc và thời trang cũng đ~ thay đổi đ|ng kể do tầm ảnh hưởng ngày càng lớn của yếu tố dân tộc đối với xã hội. Ngộ nhận 4: Các nhà bán lẻ tin rằng khách hàng ham mê mua sắm ở cửa hàng của họ. Thực tế: Khách hàng không ham mê mua sắm – phần lớn trong số họ thậm chí còn không thích mua sắm. Cửa h{ng lung linh |nh s|ng. S{n nh{ bóng lo|ng. H{ng hóa được trưng b{y sạch sẽ và trông rất mời gọi. Tiếng nhạc Muzak êm tai. Đội ngũ nh}n viên b|n h{ng đầy nhiệt huyết và được đ{o tạo bài bản đang chờ sẵn và háo hức được chiều lòng kh|ch h{ng. Đối với nhà bán lẻ, mọi thứ thật đẹp đẽ. Có điều gì đ|ng chê tr|ch ở đó chứ? Có rất nhiều. Đối với đại đa số người tiêu dùng, mua sắm cũng chỉ là một dạng công việc nhà – có chăng l{ thú vị hơn chút ít so với những việc như quét nh{ hay lau nh{. Ng{y nay,
  • 29. nhiều người coi mua sắm là một mối phiền to|i v{ đau đầu. Trong khi các nhà bán lẻ cứ ra sức thực hiện từ những tiểu tiết nhỏ nhất nhằm cải thiện trải nghiệm mua sắm của khách hàng, thì khách hàng lại càng tỏ ra ít mặn mà với trải nghiệm đó. Họ chỉ muốn mau chóng tìm thấy thứ mình cần rồi quay trở về với những công việc quan trọng hơn trong cuộc sống. Cùng với những thay đổi trong đời sống của người dân Mỹ vài thập kỷ qua, một số xu hướng mới trong quan niệm của người tiêu dùng về việc mua sắm cũng đ~ v{ đang nổi lên, khiến giới bán lẻ phải đau đầu. C{ng ng{y người tiêu dùng càng cảm thấy mua sắm l{ điều phiền phức, chiếm mất những khoảng thời gian rảnh rỗi quý giá của họ, và họ muốn dành ít thời gian hơn cho việc mua sắm. Như chúng tôi đ~ đề cập ở trên rằng các hộ gia đình có hai nguồn thu nhập l{ điều phổ biến ngày nay. Trong một cuộc điều tra thực hiện đối với những gia đình đó, 71% cho biết họ thường đi mua sắm vào dịp cuối tuần. Và cứ hỏi 10 người thì có tới 9 người nói rằng họ muốn mất ít thời gian hơn cho việc mua sắm. Một thời mua sắm từng là trò tiêu khiển phi chính thức của cả nước Mỹ, còn giờ đ}y kh|ch h{ng đang có trước mặt họ h{ng đống lựa chọn, và chúng cạnh tranh nhau để giành lấy từng giây phút rảnh rỗi của họ. Mua sắm những nhu yếu phẩm đ~ l{ một việc buồn tẻ, cho nên lấy mua sắm làm trò tiêu khiển thì lại càng hiếm gặp. Xu hướng n{y đ~ t|c động không nhỏ đến các khu mua sắm trên khắp nước Mỹ. Năm 1980, người dân tới khu mua sắm trung bình 3,1 lần một th|ng. Năm 2000, con số này giảm xuống còn 1,6 lần một th|ng. Điều ngạc nhiên hơn nữa l{ năm 1980, kh|ch h{ng d{nh 10 giờ mỗi tháng ở khu mua sắm; còn đến năm 2000, họ chỉ bỏ ra 3,5 giờ. Các số liệu n{y đ~ tính cả một số đông người thậm chí còn chưa từng bước chân vào các khu mua sắm. Người tiêu dùng ngày nay mua sắm ít hơn so với 10 năm về trước, và họ còn muốn giảm thời gian mua sắm xuống nữa. Họ tỏ ra kén chọn nơi mua hơn; họ tới địa điểm đ~ chọn sẵn thay vì đi lang thang ở vài cửa hàng khác nhau. Và họ cũng thường đưa ra quyết định mua ngay sau khi xem xét một hoặc hai lựa chọn đầu tiên. Người tiêu dùng ng{y nay cũng quan t}m tới giá trị h{ng hóa hơn, một phần lý do có lẽ là vì sức mua của họ chỉ tăng không đ|ng kể trong hai thập kỷ qua. Năm 1989, người Mỹ mua sắm ở các cửa hàng bách hóa nhiều hơn so với ở các cửa hàng giảm gi|. Nhưng 10 năm sau, họ mua sắm ở các cửa hàng giảm giá nhiều gấp ba lần so với các cửa h{ng b|ch hóa. Dĩ nhiên là hệ thống cửa hàng giảm gi| đ~ mở rộng trong thập kỷ 1990 với tốc độ nhanh hơn nhiều các cửa hàng bách hóa. Chúng tôi cho rằng một yếu tố quan trọng là sự thay đổi trong quan niệm của khách hàng. Trong suốt những năm đó, khách hàng nhận ra rằng các cửa hàng bán lẻ đồng nghĩa với giá trị. Cùng lúc, họ cũng nhận ra rằng các cửa hàng bách hóa có mức giá trên trời, tốn thời gian và quá cồng kềnh. Ng{y nay, người tiêu dùng thích mua sắm ở những nơi họ cho rằng sẽ cung cấp giá trị tốt nhất bởi vì họ muốn tối ưu hóa ng}n quỹ có hạn của mình. Họ cũng tìm kiếm những mặt hàng giá thấp của c|c thương hiệu quen thuộc để khỏi phải lo lắng xem chất lượng của chúng có đạt yêu cầu không. Cuối cùng, người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn về nơi mua h{ng hơn hẳn so với 10 hay 20 năm trước. Khi tìm mua h{ng, người tiêu dùng ng{y trước không có mấy nơi để đến. Dĩ nhiên là họ có thể chuyển từ chuỗi hàng tạp hóa gần nhà sang mua sắm tại chuỗi cửa hàng kh|c, nhưng hình thức cửa hàng thì vẫn như vậy. Thậm chí ngày nay, siêu thị vẫn tiếp cận được với 100% khách mua hàng, song họ lui tới đó ít thường xuyên hơn; giờ đ}y họ có thể
  • 30. mua đồ ăn thông dụng v{ đồ gia dụng thông qua những kênh mua sắm ng{y c{ng đa dạng (xem hình 2.7). Số lần đi mua sắm/hộ gia đình Nguồn: ACNielsen Homescan (All Households, Total US) Không nhà bán lẻ n{o được kỳ vọng rằng kh|ch h{ng đam mê mua sắm ở chuỗi cửa hàng của họ. V{ cũng không nh{ b|n lẻ n{o được nói rằng khách hàng thực sự không có lựa chọn nào khác. Ngộ nhận 5: Các nhà bán lẻ tin rằng họ có thể kiểm soát khách hàng. Thực tế: Khách hàng có quá nhiều sự lựa chọn, và họ sẽ tới cửa hàng khác nếu nhà bán lẻ cứ buộc họ phải làm theo cách của mình. Để thịnh vượng trong tương lai, nh{ b|n lẻ phải thật sự lấy khách hàng làm trọng tâm. Điều đó có nghĩa l{ họ phải trao cho khách hàng quyền kiểm soát. Chúng tôi tin rằng đ}y chính l{ tương lai của ngành dịch vụ kh|ch h{ng v{ cũng l{ tương lai của ngành bán lẻ. Nội dung của nó là trao cho khách hàng quyền kiểm soát quá trình mua sắm. Sau nhiều thế kỷ nắm quyền kiểm soát, các nhà bán lẻ ngày nay cảm thấy đó l{ một khái niệm thật đ|ng sợ. Làm sao họ có thể từ bỏ quyền kiểm soát mà vẫn thu lợi nhuận theo cách truyền thống được? Có nhiều cách trao cho khách hàng quyền kiểm soát:  Trao cho họ quyền mua sắm theo bất kỳ cách nào họ thích: qua catalog gửi theo yêu cầu, qua một trang web có thể truy cập trên máy tính hay thiết bị hỗ trợ kỹ thuật số cá nhân (PDA), hay tại cửa hàng.  Giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm những gì họ cần tại cửa hàng. Loại bỏ tất cả những yếu tố trong cửa hàng có thể gây phiền toái hay làm lãng phí thời gian của khách hàng, ngay cả khi điều đó có nghĩa l{ phải bỏ qua c|c cơ hội bán hàng khác.  Có sẵn các thông tin về sản phẩm giúp khách hàng dễ d{ng đưa ra những quyết định mua thông minh.  Xây dựng một quy trình bán hàng cho phép khách hàng có thể quyết định họ sẽ tự đi tìm h{ng hay nhờ nhân viên bán hàng hỗ trợ.  Cho phép họ tự thực hiện thanh toán.  Cung cấp cho họ trải nghiệm mua sắm từ cửa hàng tới catalog, tới website.  Mở cửa hàng tại nơi có kh|ch h{ng – s}n bay, văn phòng, hiệu tạp hóa, vùng ngoại ô, hay nội thị.
  • 31. Nếu hiểu biết thực sự là sức mạnh, thì rõ ràng khách hàng ngày nay có nhiều sức mạnh hơn bao giờ hết. Mạng Internet đem lại cho khách hàng nhiều thứ hơn là chỉ đơn thuần một kênh mua sắm từ xa. Nó giúp họ tiếp cận kho thông tin khổng lồ – từ thông tin về các chi tiết sản phẩm cho tới các so sánh về giá cả. Việc có nhiều sức mạnh hơn đ~ v{ đang củng cố cho khao kh|t được nắm quyền kiểm soát của khách hàng. Đó là lý do tại sao nhà bán lẻ ngày nay phải thay đổi phương thức hoạt động l}u đời l{ đặt lợi ích bản th}n lên trước lợi ích của khách hàng. Tuy vậy, nói thì dễ hơn l{m. Bất kỳ ai trong ngành bán lẻ tuyên bố rằng đó không phải là vấn đề đối với công ty của anh ta thì người đó hoặc là không hiểu biết hoặc l{ đang “mũ ni che tai”, bưng tay bịt mắt trước thực tế. Kỷ nguyên hiện đại của ngành bán lẻ bắt đầu từ những năm 1930 với sự trỗi dậy của nhiều nhà bán lẻ đại chúng như Sears v{ J.C. Penney; kể từ đó tới nay, ng{nh n{y đ~ tập trung vào việc tận dụng lợi thế của quy mô để b|n h{ng nhanh hơn với giá rẻ hơn. Nguyên nhân thành công chủ yếu của họ l{ chi phí điều hành thấp hơn, gi| rẻ hơn cho kh|ch h{ng, và các cửa hàng hoạt động năng suất hơn. Điều đó mang lại mức lợi nhuận cao hơn v{ giúp nhà bán lẻ phát triển. Đối với khách hàng, lợi ích chính họ có là sự lựa chọn hàng hóa phong phú và giá cả thấp. Sự đ|nh đổi đó – mà khách hàng sẵn lòng chấp thuận – ít tập trung vào dịch vụ và dẫn tới việc nhà bán lẻ không cần nhiều nhân viên bán hàng chuyên nghiệp. Thêm nữa, khách hàng phải chấp nhận cách bày biện hàng hóa và cách bố trí hệ thống cửa hàng vốn có lợi cho nhà bán lẻ hơn l{ cho bản thân họ. Ngày nay, việc đưa ra mức giá cạnh tranh và nhiều hàng hóa phong phú mới chỉ là chiếc vé đưa nh{ b|n lẻ v{o s}n chơi. C|c nh{ b|n lẻ thành công ngày mai phải biết trao cho khách hàng quyền kiểm soát và tính hiệu quả. Trước đ}y, trong c|c buổi hội thảo, khi khách h{ng được hỏi họ mong đợi những gì ở một cửa hàng, câu trả lời thường gặp nhất là sản phẩm có chất lượng, giá cả phải chăng v{ dịch vụ tốt. Nhưng ng{y nay, kh|ch h{ng cho biết, đối với họ, thời gian cũng có ý nghĩa quan trọng không kém. Họ thích những cửa hàng có thể phục vụ nhanh chóng, không làm mất thời gian quý giá của họ. Cách duy nhất mà các nhà bán lẻ có thể đ|p ứng được điều này là xây dựng những cửa hàng và quy trình bán hàng hiệu quả đối với khách hàng và trao cho khách hàng quyền kiểm soát. Kh|ch h{ng ng{y nay không đi sắm sửa m{ đi mua h{ng. Họ bỏ qua kh}u “dạo quanh thị trường”, c|c cuộc mua sắm của họ cũng ng{y c{ng ngắn hơn v{ họ cũng tới ít cửa h{ng hơn. Họ sẽ không trở lại cửa hàng nào làm mất thời gian của họ hay chỉ có một số ít mặt hàng họ cần, vì như thế họ sẽ lại phải đi mua sắm đợt nữa. Khách hàng ng{y nay đang bỏ qua các khâu trung gian. Họ không còn muốn đi tham khảo ba hay bốn cửa hàng rồi mới quyết định mua một món đồ nữa. Đó l{ lý do tại sao các cửa hàng chỉ “l{ng nh{ng” đứng ở vị trí tốt thứ ba hay thứ tư đang gặp nguy hiểm. Đó cũng l{ lý do tại sao việc chỉ là một cửa h{ng “kh| tốt” hay bất cứ điều gì dưới mức “tốt nhất” đ~ không còn “tốt” chút n{o nữa. Đặt kh|ch h{ng lên h{ng đầu sẽ trở thành một tr{o lưu thực tế trong giới bán lẻ ngày nay. Càng nhanh chóng thực hiện chiến lược này, họ càng có cơ hội tồn tại trong tương lai.