Location via proxy:   [ UP ]  
[Report a bug]   [Manage cookies]                

ĐỀ HÓA SỐ 5 - BÁM SÁT ĐỀ MINH HỌA

Télécharger au format docx, pdf ou txt
Télécharger au format docx, pdf ou txt
Vous êtes sur la page 1sur 21

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2023

ĐỀ THI THAM KHẢO Bài thi: KHOA HỌC TỰ NHIÊN

ĐỀ SỐ 05 Môn thi thành phần: HÓA HỌC


Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề

Họ và tên học sinh:…………………………………………… Số báo danh:……………………


* Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg =
24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; Br = 80; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65;
Ag = 108; I = 127; Ba = 137.
* Các thể tích khí đều đo ở (đktc).

Câu 41: Dung dịch HNO3 loãng tác dụng được với chất nào sau đây không theo kiểu phản ứng
oxi hoá – khử?
A. FeO. B. Fe2O3. C. Fe(OH)2. D. Cu.
Câu 42: Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?
A. Fructozơ. B. Saccarozơ. C. Amilopectin. D. Glucozơ.
Câu 43: Phản ứng thuỷ phân chất béo luôn thu được:
A. Ancol etylic. B. Glixerol. C. Axit béo. D. Etylen glicol.
Câu 44: Dung dịch HNO3 đặc, nguội không phản ứng với kim loại nào sau đây?
A. Cu. B. Fe. C. Mg. D. Ag.
Câu 45: Công thức phân tử của glucozơ là:
A. C6H14O6. B. C12H22O11. C. C6H12O6. D. C6H10O5.
Câu 46: Thuỷ phân metyl axetat trong NaOH thu được CH3COONa và ancol nào sau đây?
A. C2H5OH. B. C3H7OH. C. CH3CHO. D. CH3OH.
Câu 47: Tên gọi của este có mùi thơm của quả đào chín là:
A. Etyl fomat. B. Etyl propionat. C. Metyl axetat. D. Isoamyl axetat.
Câu 48: Công thức phân tử tổng quát của este no, đơn chức, mạch hở là:
A. CnH2nO2 (n ≥ 2). B. CnH2n+2O2 (n ≥ 2).
C. CnH2nO2 (n ≥ 1). D. CnH2n-2O2 (n ≥ 2).
Câu 49: Thuỷ phân saccarozơ trong môi trường axit thu được sản phẩm:
A. Glucozơ và fructozơ. B. Glucozơ.
C. Fructozơ. D. Ancol etylic.
Câu 50: Etylamin là tên gọi của:
A. CH3-NH2. B. (CH3)2NH. C. CH3-NH-C2H5. D. C2H5-NH2.
Câu 51: Tơ nào sau đây được điều chế bằng phương pháp trùng hợp?
A. Tơ nitron. B. Tơ visco. C. Tơ tằm. D. Tơ nilon-6,6.
Câu 52: Kim loại Fe tác dụng với dung dịch chứa chất nào sau đây tạo ra khí H2?
A. AgNO3. B. NaOH. C. HNO3 đặc, nóng. D. H2SO4 loãng.
Câu 53: Kim loại M tác dụng được với axit HCl và oxit của nó bị khử bởi CO ở nhiệt độ cao. M
có thể là kim loại nào sau đây?
A. Fe. B. Ag. C. Mg. D. Cu.
Câu 54: Kim loại nào sau đây không tác dụng với H2SO4 đặc, nóng?
A. Cu. B. Fe. C. Al. D. Au.
Câu 55: Trong công nghiệp, nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là
A. Quặng manhetit. B. Quặng pirit. C. Quặng đolomit. D. Quặng boxit.
Câu 56: Al2O3 phản ứng được với cả hai dung dịch nào sau đây?
A. Na2SO4, KOH. B. NaOH, HCl. C. KCl, NaNO3. D. NaCl, H2SO4.
Câu 57: Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Glucozơ bị khử bởi AgNO3 trong NH3. B. Saccarozơ làm mất màu nước brom.
C. Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh. D. Amilopectin có cấu trúc phân nhánh.
Câu 58: Khi cho glyxin tác dụng với dung dịch NaOH, thu được sản phẩm muối có công thức là
A. H2NCH2CONa. B. CH3COONa. C. H2NCH2COONa. D. H2NCOONa.
Câu 59: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Ở điều kiện thường, triolein là chất lỏng.
B. Thủy phân metyl benzoat thu được ancol metylic.
C. Mỡ bò, mỡ cừu, dầu dừa hoặc dầu cọ có thể làm nguyên liệu để sản xuất xà phòng.
D. Metyl acrylat không làm mất màu dung dịch brom.
Câu 60: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là
A. Tính axit. B. Tính khử. C. Tính oxi hóa. D. Tính bazơ.
Câu 61: Cho 2,8 gam một kim loại M tác dụng với khí Cl 2 dư, thu được 8,125 gam muối. Kim
loại M là
A. Fe. B. Mg. C. Ca. D. Al.
Câu 62: Nhiệt phân hoàn toàn 20 gam CaCO3, thu được khối lượng CaO là
A. 11,2 gam. B. 16,8 gam. C. 14,4 gam. D. 8,8 gam.
Câu 63: Cho các nhận xét sau
(a) Để bảo quản kim loại natri, người ta ngâm chúng trong etanol.
(b) Có thể dùng thùng nhôm để dựng axit sunfuric đặc nguội.
(c) Dùng dung dịch HNO3 có thể phân biệt được Fe2O3 và Fe3O4.
(d) Phèn chua được ứng dụng trong ngành thuộc da, công nghiệp giấy.
(e) Cho dung dịch NH4HCO3 vào dung dịch NaOH đun nóng nhẹ, thấy có khí mùi khai thoát ra.
Số nhận xét đúng là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 2.
Câu 64: Thủy phân m gam tinh bột sau một thời gian thu được m gam glucozơ (giả sử chỉ xảy
ra phản ứng thủy phân tinh bột thành glucozơ). Hiệu suất của phản ứng thủy phân là
A. 90%. B. 80%. C. 75%. D. 60%.
Câu 65: Cho các chất sau: etilen, acrilonitrin, benzen và metyl metacrylat. Số chất tham gia
phản ứng trùng hợp tạo thành polime có tính dẻo là
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 66: Khi sản xuất rượu etylic bằng phương pháp lên men tinh bột, phần còn lại sau chưng
cất được gọi là bỗng rượu. Bỗng rượu để trong không khí lâu ngày thường có vị chua, khi dùng
bỗng rượu nấu canh thì thường có mùi thơm. Chất tạo nên mùi thơm của bỗng rượu là
A. C6H12O6. B. CH3COOH. C. CH3COOC2H5. D. C2H5OH.
Câu 67: Fe2O3 không phản ứng với hóa chất nào sau đây?
A. Khí H2 (nung nóng). B. Dung dịch HCl.
C. Dung dịch NaOH. D. Kim loại Al (nung nóng).
Câu 68: Cho 0,2 mol alanin phản ứng với dung dịch NaOH dư. Khối lượng NaOH đã tham gia
phản ứng là
A. 16 gam. B. 6 gam. C. 4 gam. D. 8 gam.
Câu 69: Xà phòng hóa hoàn toàn este X (C5H10O2) mạch hở trong dung dịch NaOH, thu được
hỗn hợp gồm muối natri propionat và ancol Y. Tên gọi của Y là
A. Ancol propylic. B. Ancol etylic. C. Etilenglicol. D. Ancol metylic.
Câu 70: Triglixerit X được tạo bởi glixerol và ba axit béo gồm: axit panmitic, axit oleic và axit
Y. Cho 49,56 gam E gồm X và Y (tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2) tác dụng vừa đủ với dung dịch
KOH, thu được glixerol và 54,88 gam muối. Mặt khác, a mol hỗn hợp E tác dụng vừa đủ với Br 2
trong dung dịch, thu được 63,40 gam sản phẩm hữu cơ. Giá trị của a là
A. 0,070. B. 0,105. C. 0,075. D. 0,125.
Câu 71: Este X đa chức, no, mạch hở có công thức phân tử dạng C nH8On. Xà phòng hoá hoàn
toàn X bởi dung dịch NaOH dư thu được hỗn hợp Y gồm 2 muối E và F (M E < MF) của 2 axit
cacboxylic hơn kém nhau 1 nguyên tử Cacbon và hỗn hợp ancol Z gồm hai chất G và T (M G <
MT) cũng hơn kém nhau 1 nguyên tử cacbon trong phân tử.
Cho các phát biểu sau:
(a) Có hai công thức cấu tạo của E thỏa mãn sơ đồ trên.
(b) Các chất trong Y đều có khả năng tráng bạc.
(c) Từ etilen có thể tạo ra T bằng một phản ứng.
(d) Đốt cháy hoàn toàn F thu được hỗn hợp Na2CO3, CO2, H2O.
(e) Từ G điều chế axit axetic là phương pháp hiện đại
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 72: Ngô là loại cây trồng “phàm ăn”, để đảm bảo độ dinh dưỡng trong đất, với mỗi
hecta đất trồng ngô, người nông dân cần cung cấp 150 kg N; 60 kg P 2O5 và 110 kg K2O. Loại
phân mà người nông dân sử dụng là phân hỗn hợp NPK (20 – 20 – 15) trộn với phân kali
KCl (độ dinh dưỡng 60%) và ure (độ dinh dưỡng 46%). Tổng khối lượng phân bón đã sử
dụng cho 1 hecta đất gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 810 kg. B. 783 kg. C. 300 kg. D. 604 kg.
Câu 73: Cho sơ đồ chuyển hoá sau:

Công thức của X, Y, Z lần lượt là:


A. HCl, HNO3, Na2CO3. B. Cl2, HNO3, CO2.
C. HCl, AgNO3, (NH4)2CO3. D. Cl2, AgNO3, MgCO3.
Câu 74: Cho các nhận xét sau:
(a) Ở nhiệt độ phòng, dầu thực vật thường ở trạng thái lỏng.
(b) Xenlulozơ bị thủy phân khi đun nóng với dung dịch axit HCl.
(c) Nhỏ vài giọt chanh vào cốc sữa thấy xuất hiện kết tủa.
(d) Trùng ngưng axit ε-aminocaproic, thu được policaproamit.
(e) Nước ép quả nho chín có phản ứng màu biure.
Số nhận xét đúng là
A. 4. B. 2. C. 5. D. 3.
Câu 75: Nung hỗn hợp gồm x mol Fe(NO3)2, y mol FeS2 và z mol FeCO3 trong bình kín chứa
một lượng dư không khí. Sau khi các phản ứng xảy hoàn toàn đưa bình về nhiệt độ ban đầu thấy
áp suất bình không đổi so với ban đầu. Mối liên hệ giữa x, y, z là
A. 6x + 2z = y. B. 3x + z = y. C. 9x + 2z = 3y. D. 6x + 4z = 3y.
Câu 76: Điện phân dung dịch hỗn hợp NaCl và 0,05 mol CuSO 4 bằng dòng điện một chiều có
cường độ 2A (điện cực trơ, có màng ngăn). Sau thời gian t giây thì ngừng điện phân, thu được
khí ở hai điện cực có tổng thể tích là 2,352 lít (đktc) và dung dịch X. X hoà tan được tối đa 2,04
gam Al2O3. Hiệu suất điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của t

A. 9408. B. 7720. C. 9650. D. 8685.
Câu 77: Chất hữu cơ X mạch hở có công thức phân tử là C6H8O4. Từ X thực hiện sơ đồ sau:
(1) X + NaOH → Y + Z + T
(2) Y + H2SO4 → Na2SO4 + E
(3) Z (H2SO4 đặc, 170°C) → F + H2O
(4) Z + CuO → T + Cu + H2O
Cho các phát biểu sau:
(a) T dùng làm nguyên liệu sản xuất nhựa phenolfomanđehit.
(b) Trong y tế, Z được dùng để sát trùng vết thương.
(c) T vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
(d) E có công thức CH2(COOH)2
(e) X có đồng phân hình học.
(g) Oxi hoá không hoàn toàn etilen là phương pháp hiện đại sản xuất T.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.
Câu 78: Trong pin propan – oxi, phản ứng tổng cộng xảy ra khi pin hoạt động như sau:
C3H8(k) + 5O2(k) + 6OH– (dd) => 3CO32- (dd) + 7H2O(l)
Ở điều kiện chuẩn, khi đốt cháy hoàn toàn 1 mol propan theo phản ứng trên thì sinh ra một
lượng năng lượng là 2497,66 kJ. Một bóng đèn LED công suất 20W được thắp sáng bằng pin
nhiên liệu propan – oxi. Biết hiệu suất quá trình oxi hóa propan là 80,0%; hiệu suất sử dụng
năng lượng là 75% và trung bình cứ 1 giờ bóng đèn LED nói trên nếu được thắp sáng liên tục thì
cần tiêu thụ hết một lượng năng lượng bằng 72,00 kJ. Thời gian bóng đèn được thắp sáng khi sử
dụng 176 gam propan làm nhiên liệu ở điều kiện chuẩn gần nhất với giá trị nào, giả sử mỗi ngày
cần sử dụng đèn liên tục trong 6 giờ và cứ mỗi chu kỳ tắt đèn – bật lại đèn làm tiêu tốn thêm 10
kJ nhiệt lượng.
A. 8 ngày. B. 21 ngày. C. 15 ngày. D. 13 ngày.
Câu 79: Chia 37,52 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe 3O4, CuO và FeCO3 thành hai phần bằng nhau.
Hòa tan hoàn toàn phần một trong dung dịch chứa 0,4 mol HCl, thu được 0,1 mol hỗn hợp hai
khí (có tỉ khối so với H2 bằng 11,5), dung dịch Y (chỉ chứa muối) và hỗn hợp rắn G (gồm hai
kim loại). Hòa tan hết phần hai với lượng dư dung dịch H 2SO4 đặc, nóng. Sau khi các phản ứng
xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Z và 0,265 mol hỗn hợp khí T gồm CO 2 và SO2 (sản phẩm
khử duy nhất của S+6). Phần trăm khối lượng của CuO có trong 37,52 gam hỗn hợp X là:
A. 4,26%. B. 8,53%. C. 2,13%. D. 6,40%.
Câu 80: Hỗn hợp E gồm este đa chức X (mạch hở) và este đơn chức Y. Thủy phân hoàn toàn m
gam E bằng lượng vừa đủ dung dịch NaOH 12,8%. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được
hỗn hợp rắn khan T gồm ba muối N, P, Q (M N < MP < MQ < 120) và 185,36 gam chất lỏng Z.
Đốt cháy hoàn toàn T cần vừa đủ 2,18 mol O2, thu được 0,32 mol Na2CO3, 1,88 mol CO2 và 0,72
mol H2O. Phần trăm khối lượng của X trong E có giá trị gần nhất với:
A. 53. B. 64. C. 35. D. 46.

--------------------- HẾT ----------------------


ĐÁP ÁN ĐỀ THI SỐ 5

41-B 42-C 43-B 44-B 45-C 46-B 47-A 48-A 49-A 50-D
51-A 52-D 53-A 54-D 55-D 56-B 57-D 58-C 59-D 60-B
61-A 62-A 63-B 64-A 65-B 66-C 67-C 68-D 69-B 70-C
71-B 72-D 73-C 74-A 75-B 76-B 77-D 78-D 79-B 80-C

ĐÁP ÁN CHI TIẾT


Câu 41:
Hướng dẫn giải:
Ta xét phản ứng của từng chất trong đáp án với HNO3 như sau:
FeO + 4HNO3 đặc → Fe(NO3)3 + NO2↑ + 2H2O
→ Đây là phản ứng oxi hóa - khử. Nguyên tử N trong HNO 3 bị khử từ số oxi hóa +5 xuống số
oxi hóa +4 trong NO2 và nguyên tử Fe trong FeO bị oxi hóa từ số oxi hóa +2 lên số oxi hóa +3
trong muối Fe(NO3)3.
6HNO3 + Fe2O3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O
→ Đây không phải phản ứng oxi hóa khử vì không có sự thay đổi số oxi hóa của bất kỳ nguyên
tử nào. Nguyên nhân là do HNO3 có tính oxi hóa mạnh nhưng Fe 2O3 là hợp chất chứa nguyên
tử Fe có số oxi hóa là +3, là số oxi hóa cao nhất nên không thể bị HNO 3 oxi hóa lên số oxi hóa
cao hơn mà đây chỉ là phản ứng giữa axit mạnh và oxit bazo bình thường.
3Fe(OH)2 + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 8H2O
→ Đây là phản ứng oxi hóa - khử. Nguyên tử N trong HNO 3 bị khử từ số oxi hóa +5 xuống số
oxi hóa +2 trong NO và nguyên tử Fe trong Fe(OH)2 bị oxi hóa từ số oxi hóa +2 lên số oxi hóa
+3 trong muối Fe(NO3)3.
Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
→ Đây là phản ứng oxi hóa - khử. Nguyên tử N trong HNO 3 bị khử từ số oxi hóa +5 xuống số
oxi hóa +4 trong NO2 và nguyên tử Cu bị oxi hóa từ số oxi hóa 0 ở dạng đơn chất lên số oxi hóa
+2 trong muối Cu(NO3)2.
Chọn B.
Câu 42:
Hướng dẫn giải:
+ Tinh bột là hỗn hợp của hai polisaccarit: amilozơ và amilopectin. Cả hai đều có công thức
phân tử là (C6H10O5)n trong đó C6H10O5 là gốc α – glucozơ.
+ Amilozơ chiếm từ 20 – 30 % khối lượng tinh bột. Trong phân tử amilozơ các gốc α – glucozơ
nối với nhau bởi liên kết α – 1,4 – glicozit tạo thành chuỗi dài không phân nhánh.
+ Amilopectin chiếm khoảng 70 – 80% khối lượng tinh bột. Amilopectin có cấu tạo phân
nhánh. Cứ khoảng 20 – 30 mắt xích α – glucozơ nối với nhau bởi liên kết α – 1,4 – glicozit thì
tạo thành một chuỗi.

Vậy amilopectin là polisaccarit.


Chọn C.
Câu 43:
Hướng dẫn giải:
Thủy phân trong môi trường axit: đun nóng chất béo với nước, có axit làm xúc tác, chất béo tác
dụng với nước tạo ra glixerol và các axit béo:
(RCOO)3C3H5 + 3H2O → 3RCOOH + C3H5(OH)3
Chất béo Axit béo Glixerol
Thủy phân trong môi trường kiềm: đun nóng chất béo với dung dịch kiềm NaOH hoặc KOH thì
tạo ra glixerol và hỗn hợp muối của các axit béo. Muối natri hoặc kali của các axit béo chính là
xà phòng.
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3.
Chất béo Muối của axit béo Glixerol

- Phản ứng của chất béo với dung dịch kiềm được gọi là phản ứng xà phòng hóa, xảy ra nhanh
hơn phản ứng thủy phân trong môi trường axit và là phản ứng không thuận nghịch.
Vậy phản ứng thủy phân chất béo luôn thu được glixerol.
Chọn B.
Câu 44:
Hướng dẫn giải:
Các kim loại như Al, Fe và Cr bị thụ động hóa trong HNO3 hay H2SO4 đặc, nguội.
Người ta đã thực hiện các thí nghiệm và thấy rằng khi cho Al, Fe, Cr vào HNO 3 hay H2SO4 đặc,
nguội thì chúng không những không tan, mà còn bị thụ động hóa, nghĩa là sau khi ngâm trong
HNO3 đặc nguội và H2SO4 đặc nguội chúng không còn khả năng phản ứng với HCl hoặc H 2SO4
loãng nữa. Vậy chỉ có Fe không phản ứng được với HNO3 đặc, nguội do bị thụ động hóa.
Chọn B.
Câu 45:
Hướng dẫn giải:
Glucozơ:
- Công thức phân tử C6H12O6 → Glucozơ là cacbohidrat, monosaccarit.
- Công thức cấu tạo CH2OH - (CHOH)4 – CHO → Glucozơ là hợp chất hữu cơ tạp chất.
- Glucozơ tồn tại ở cả hai dạng mạch hở và mạch vòng (dạng α là 36% dạng β là 64%):
Chọn C.
Câu 46:
Hướng dẫn giải:
Khi thủy phân metyl axetat trong NaOH ta sẽ được phương trình như sau:
CH3COOCH3 + NaOH → CH3COONa + CH3OH
Chọn B.
Câu 47:
Hướng dẫn giải:
Một số este với mùi thơm thường cho trong các đề thi THPTQG như sau:
STT Tên Este Công thức hóa học Mùi của este
1 Isoamyl axetat CH₃COO[CH₂]₄CH₃ Mùi của quả chuối chín
2 Amyl butyrat C3H7COOC2H5 Mùi quả mận
3 Allyl hexanoat C9H16O2 Mùi dứa
4 Bormyl axetat C12H20O2 Mùi thông
5 Benzyl axetat C6H5CH2OCOCH3 Mùi quả đào
6 Benzyl butyrat C11H14O2 Mùi sơri
7 Etyl format C3H6O2 Mùi đào chín
8 Etyl propionat C5H10O2 Mùi dứa
9 Etyl butyrat C6H12O2 Mùi dứa
10 Etyl lactat C5H10O3 Mùi kem, bơ
11 Etyl format C3H6O2 Mùi chanh, dâu tây
12 Etyl cinnamat C11H12O2 Mùi quế
13 Isobutyl format C5H10O2 Mùi quả mâm xôi
14 Metyl butyrat CH3(CH2)2COOC2H5. Mùi táo, dứa, dâu tây
15 Mety ltrans-cinnamat C10H10O2 Mùi dâu tây

Vậy tên gọi của este có mùi thơm của quả đào chín là etyl format.
Chọn A.
Câu 48:
Hướng dẫn giải:
Công thức tổng quát của este

– Một số công thức tổng quát của este đơn chức:


Este no đơn chức mạch hở: C nH2n+1COOCmH2m+1 hay CxH2xO2 ( n≥0, m≥1, x≥2).
VD: CH₃COOCH₃, HCOOC₂H₅…
Chọn A.
Câu 49:
Hướng dẫn giải:
Phản ứng của đisaccarit (thủy phân)
Saccarozơ bị thủy phân thành glucozơ và fructozơ khi:
+ Đun nóng với dung dịch axit
+ Có xúc tác enzim trong hệ tiêu hóa của người

Vậy thuỷ phân saccarozơ trong môi trường axit thu được sản phẩm là glucozơ và fructozơ.
Chọn A.
Câu 50:
Hướng dẫn giải:
c) Tên thông thường chỉ áp dụng với một số amin
Hợp chất Tên gốc – chức Tên thay thế Tên thường

CH3–NH2 metylamin metanamin

CH3–CH(NH2)–CH3 isopropylamin propan-2-amin

CH3–NH–C2H5 etylmetylamin N-metyletanamin

CH3–CH(CH3)–CH2–NH2 isobutylamin 2-metylpropan-1-amin

CH3–CH2–CH(NH2)–CH3 sec-butylamin butan-2-amin

(CH3)3C–NH2 tert-butylamin 2-metylpropan-2-amin


CH3–NH–CH2–CH2–CH3 metylpropylamin N-metylpropan-1-amin

CH3–NH–CH(CH3)2 isopropylmetylamin N-metylpropan-2-amin

C2H5–NH–C2H5 đietylamin N-etyletanamin

(CH3)2N–C2H5 etylđimetylamin N,N-đimetyletanamin

C6H5NH2 phenylamin benzenamin anilin

C6H5NHCH3 metylphenylamin N-Metylbenzenamin N-Metylanilin

Vậy etylamin là tên gọi của: C2H5-NH2.


Chọn D.
Câu 51:
Hướng dẫn giải:
Tơ nitron là polime được điều chế bằng phản ứng trùng hợp:

Chọn A.
Câu 52:
Hướng dẫn giải:
– Sắt tác dụng với HCl, H2SO4 loãng tạo thành muối sắt (II) và giải phóng H2.
Fe + 2HCl loãng → FeCl2 + H2↑
Fe + 2H2SO4 loãng → FeSO4 + H2↑
Chọn D.
Câu 53:
Hướng dẫn giải:
Kim loại tác dụng với HCl:
Nhiều kim loại có thể khử được ion H+ trong dung dịch HCl, H2SO4 loãng thành hiđro.
Phương trình tổng quát như sau:
Kim loại + Axit loại → Muối + H2
Điều kiện để phản ứng xảy ra là: Kim loại phải là kim loại đứng trước H trong dãy hoạt động
hoá học.
Dãy hoạt động hoá học:
K, Na, Ba, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, H, Cu, Hg, Ag, Pt, Au
Ví dụ:
Mg + HCl →MgCl2 + H2
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
Để biết oxit kim loại nào bị khử bởi CO ở nhiệt độ cao ta cần nắm kiến thức về phương pháp
nhiệt luyện điều chế kim loại:
- Nguyên tắc của phương pháp nhiệt luyện là dùng chất khử C, CO, H 2, Al, NH3 ... khử oxit kim
loại sau Al ở nhiệt độ cao thành kim loại đơn chất.
- Phương pháp này thường dùng để điều chế các kim loại trung bình.
Ví dụ:
PbO + C →Pb + CO
Fe2O3 + 3CO → 2Fe + 3CO2
WO3 + 3H2 → W + 3H2O
Vậy kim loại thỏa mãn đề bài là kim loại đứng trước H và sau Al trong dãy điện hóa đó là Fe.
Chọn A.
Câu 54:
Hướng dẫn giải:
Axit sunfuric
- Ở dạng đặc là một chất ôxi hóa mạnh
Tác dụng với kim loại: oxi hoá hầu hết các kim loại (trừ Au và Pt) tạo muối hoá trị cao và
thường giải phóng SO2 (có thể H2 S, S nếu kim loại khử mạnh như Mg ).

2 Fe + 6H2SO4 Fe2 (SO4)3 + 3SO2 + 6 H2O

Cu + 2H2SO4 CuSO4 + SO2 + 2H2O


Al, Fe, Cr không tác dụng với H2SO4 đặc nguội, vì kim loại bị thụ động hóa.
Vậy kim loại không tác dụng với H2SO4 đặc, nóng là Au.
Chọn B.
Câu 55:
Hướng dẫn giải:
Nhôm:
- Trong tự nhiên chỉ tồn tại dưới dạng hợp chất.
- Có trong: Đất sét (Al2O3.2SiO2.2H2O), mica (K2O.Al2O2.6H2O), boxit (Al2O3.2H2O), criolit
(3.NaF.AlF3)...
Điều chế:
- Nguyên liệu là quặng Boxit (Al2O3.2H2O).
- Điện phân nóng chảy oxit nhôm trong criolit.
Chọn D.
Câu 56:
Hướng dẫn giải:
Tính chất của Al2O3
Tính bền: Ion Al3+ có điện tích lớn (3+) và bán kính nhỏ (0.048nm), bằng ½ bán kính ion
Na+ nên lực hút giữa ion Al3+ và ion O2– rất mạnh, tạo ra liên kết rất bền vững. Vì thế Al 2O3 có
nhiệt độ nóng chảy rất cao (2050oC) và rất khó bị khử thành kim loại Al.
Tính lưỡng tính: Vừa tác dụng với dung dịch kiềm, vừa tác dụng với dung dịch axit.
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + H2O
Vì rất bền nên Al2O3 rất khó bị khử thành kim loại:
Khử Al2O3 bằng C ở nhiệt độ rất cao không cho Al mà thu được Al4C3:
2Al2O3 + 9C → Al4C3 + 6CO
Al2O3 không tác dụng với H2, CO ở bất kì nhiệt độ nào.
Vậy Al2O3 phản ứng được với cả hai dung dịch NaOH và HCl.
Chọn B.
Câu 57:
Hướng dẫn giải:
A sai, glucozơ bị oxi hóa bở AgNO3 trong NH3
B sai, saccarozơ không phản ứng với Br2
C sai, xenlulozơ mạch không nhánh
D đúng.
Chọn D.
Câu 58:
Hướng dẫn giải:
Ta có phương trình phản ứng của glyxin và dung dịch NaOH như sau:
NH2CH2COOH + NaOH → NH2CH2COONa + H2O
Chọn C.
Câu 59:
Hướng dẫn giải:
A đúng, triolein là chất béo không no, thể lỏng điều kiện thường.
B đúng: C6H5COOCH3 + H2O ⇔ C6H5COOH + CH3OH
C đúng, mỡ bò, mỡ cừu, dầu dừa hoặc dầu cọ đều có thành phần chính là chất béo nên có thể
dùng làm nguyên liệu để sản xuất xà phòng.
D sai: CH2=CH-COOCH3 + Br2 —> CH2Br-CHBr-COOCH3
Chọn D.
Câu 60:
Hướng dẫn giải:
Tính chất hóa học chung của kim loại là tính khử.
M → Mn+ + ne
Chọn D.
Câu 61:
Hướng dẫn giải:
nCl2 = (m muối – m kim loại)/71 = 0,075
Kim loại M hóa trị x, bảo toàn electron:
2,8x/M = 0,075.2 —> M = 56x/3
—> Chọn x = 3, M = 56: M là Fe
Chọn A.
Câu 62:
Hướng dẫn giải:
CaCO3 —> CaO + CO2
nCaO = nCaCO3 = 0,2 —> mCaO = 11,2 gam.
Chọn A.
Câu 63:
Hướng dẫn giải:
Ta phân tích từng đáp án như sau:
(a) Để bảo quản kim loại natri, người ta ngâm chúng trong etanol.
→ Sai, Na tan trong etanol nên không thể bảo quản Na bằng cách ngâm trong etanol.
Na + C2H5OH → C2H5ONa + 1/2H2
Na không tác dụng với dầu hỏa nên bảo quản bằng cách ngâm trong dầu hỏa.
(b) Có thể dùng thùng nhôm để dựng axit sunfuric đặc nguội.
→ Đúng, do Al thụ động trong H2SO4 đặc nguội nên có thể dùng thùng đựng bằng Al.
(c) Dùng dung dịch HNO3 có thể phân biệt được Fe2O3 và Fe3O4.
→ Đúng, vì Fe2O3 có nguyên tử Fe có số oxi hóa cao nhất nên không cho phản ứng oxi hóa –
khử với HNO3 mà chỉ cho phản ứng giữa axit và oxit bazo nên không tạo khí, Fe3O4 thì số oxi
hóa của Fe ở mức trung gian nên cho phản ứng oxi hóa – khử có tạo các sản phẩm khử của
HNO3 như khí (NO2, NO…).
(d) Phèn chua được ứng dụng trong ngành thuộc da, công nghiệp giấy.
→ Đúng. Phèn chua có công dụng làm cho giấy không bị nhoè mực khi viết, còn trong ngành
công nghiệp dệt, phèn chua có tác dụng làm chất cắn màu rất hiệu quả.
(e) Cho dung dịch NH4HCO3 vào dung dịch NaOH đun nóng nhẹ, thấy có khí mùi khai thoát ra.
→ Đúng. Phản ứng xảy ra như sau:
NH4HCO3 + NaOH —> Na2CO3 + NH3 + H2O
Khí có mùi khai là NH3 thoát ra.
Vậy số đáp án đúng là 4.
Chọn B.
Câu 64:
Hướng dẫn giải:
(C6H10O5)n + nH2O —> nC6H12O6
Tự chọn m = 180 —> nC6H12O6 = 1
—> H = 1.162/180 = 90%
Chọn A.
Câu 65:
Hướng dẫn giải:
- Chất dẻo là những vật liệu polime có tính dẻo. Tính dẻo của vật liệu là tính bị biến dạng khi
chịu tác dụng của nhiệt, của áp lực bên ngoài và vẫn giữ được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng.
- Vật liệu compozit là vật liệu hỗn hợp gồm ít nhất hai thành phần phân tán vào nhau mà không
tan vào nhau.
Thành phần của vật liệu compozit gồm chất nền (polime) và chất độn, ngoài ra còn các chất phụ
gia khác.
Một số polime dùng làm chất dẻo
- Polietilen (PE):
Là chất dẻo mềm, nóng chảy ở trên 110 oC, có tính trơ tương đối của ankan mạch không nhánh,
được dùng nhiều làm màng mỏng, vật liệu cách điện, bình chứa,...
- Poli (vinyl clorua) (PVC):
Là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với axit, được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn
nước, vải che mưa,...
- Poli (metyl metacrylat):
Là chất rắn trong suốt, có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt (gần 90%) nên được dùng chế
tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas.
- Poli (phenol-fomanđehit) (PPF)
Có ba dạng: nhựa novolac, nhựa rezol và nhựa rezit.
Nhựa novolac là chất rắn, dễ nóng chảy, dễ tan trong một số dung môi hữu cơ, dùng để sản xuất
bột ép, sơn.
Từ phenol và fomanđehit có thể tổng hợp được nhựa rezol hoặc nhựa rezit có những đặc tính
khác.
Khi lấy dư fomanđehit và dùng xúc tác bazơ, thu được nhựa rezol. Đun nóng chảy nhựa rezol (>
140oC) sau đó để nguội, thu được nhựa rezit.
Vậy ra có kết quả như sau:
Các chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo thành polime có tính dẻo là: etilen và metyl
metacrylat.
Còn lại benzen không tham gia trùng hợp, acrilonitrin tham gia phản ứng trùng hợp tạo thành tơ.
Chọn B.
Câu 66:
Hướng dẫn giải:
Bỗng rượu để lâu ngày bị chua do ancol etylic bị lên men giấm:
C2H5OH + O2 —> CH3COOH + H2O
Khi nấu, dưới tác dụng của nhiệt, một lượng nhỏ este CH 3COOC2H5 tạo thành do CH3COOH tạo
thành phản ứng với bỗng rượu là nguyên nhân tạo nên mùi thơm nhẹ của bỗng:
CH3COOH + C2H5OH ⇌ CH3COOC2H5 + H2O
Chọn C.
Câu 67:
Hướng dẫn giải:
A. Fe2O3 + H2 —> Fe + H2O
B. Fe2O3 + HCl —> FeCl3 + H2O
C. Không phản ứng
D. Fe2O3 + Al —> Fe + Al2O3
Chọn C.
Câu 68:
Hướng dẫn giải:
CH3CH(NH2)COOH + NaOH —> CH3CH(NH2)COONa + H2O
—> nNaOH = nAla = 0,2 —> mNaOH = 8 gam
Chọn D.
Câu 69:
Hướng dẫn giải:
Muối natri propionat là C2H5COONa —> X có dạng C2H5COOR
Từ dữ kiện đề bài cho X có công thức phân tử là (C5H10O2), mạch hở
—> R sẽ chứa 2 C và 5 H
—> X là C2H5COOC2H5
Khi đó ta có phản ứng hóa học như sau:
C2H5COOC2H5 + NaOH —> C2H5COONa + C2H5OH
—> Y là C2H5OH (ancol etylic).
Chọn B.
Câu 70:
Hướng dẫn giải:
nX = e và nY = 2e —> nKOH = 5e, nC3H5(OH)3 = e và nH2O = 2e.
Bảo toàn khối lượng:
49,56 + 56.5e = 54,88 + 92e + 18.2e —> e = 0,035
X là (C15H31COO)(C17H33COO)(RCOO)C3H5 và Y là RCOOH
—> mE = 0,035(R + 621) + 0,07(R + 45) = 49,56
—> R = 235 (C17H31-)
—> nBr2 = 3nX + 2nY = 0,245
—> 3e mol E tạo 49,56 + 0,245.160 = 88,76 gam dẫn xuất brôm
Để tạo 63,40 gam dẫn xuất cần nE = 63,40.3e/88,76 = 0,075
Chọn C.
Câu 71:
Hướng dẫn giải:
Ta sẽ phân tích đề bài như sau:
Este no, mạch hở nên k = số nhóm COO
Mà số nhóm COO = 1/2 số O nên k = 0,5n
—> (2n + 2 – 8)/2 = 0,5n —> n = 6
Vậy chất X là C6H8O6
Từ X phản ứng thủy phân tạo 2 muối hơn kém 1C + hai ancol hơn kém 1C nên X là:
HCOO-CH2-CH2-OOC-COO-CH3
E là HCOONa; F là (COONa)2
G là CH3OH, T là C2H4(OH)2
Tiếp theo ta phân tích từng đáp án như sau:
(a) Có hai công thức cấu tạo của E thỏa mãn sơ đồ trên - SAI
→ Chỉ có duy nhất 1 công thức HCOO-CH2-CH2-OOC-COO-CH3 là thỏa mãn tất cả yêu cầu
của đề bài.
(b) Các chất trong Y đều có khả năng tráng bạc – SAI.
→ Trong Y chỉ có HCOONa tráng bạc
(c) Từ etilen có thể tạo ra T bằng một phản ứng – ĐÚNG.
→ C2H4 + KMnO4 + H2O —> C2H4(OH)2 + MnO2 + KOH
(d) Đốt cháy hoàn toàn F thu được hỗn hợp Na2CO3, CO2, H2O – SAI.
→ Đốt F không tạo H2O do F không chứa H trong cấu tạo.
(e) Từ G điều chế axit axetic là phương pháp hiện đại – ĐÚNG.
→ Trong công nghiệp, người ta thường đi từ metanol để điều chế axit axetic.
Với phương trình hóa học:
CH3OH + CO → CH3COOH
Đây là phương pháp hiện đại để sản xuất axit axetic. Do metanol và cacbon oxit được điều chế
từ metan có sẵn trong khí thiên nhiên và khí mỏ dầu nên chi phí sản xuất rẻ, tạo sản phẩm với
giá thành hạ.
Vậy số đáp án đúng là 2.
Chọn B.
Câu 72:
Hướng dẫn giải:
m phân hỗn hợp = a kg
m phân kali = b kg
m phân urê = c kg
mN = 20%a + 46%c = 150
mP2O5 = 20%a = 60
mK2O = 15%a + 60%b = 110
—> a = 300; b = 325/3; c = 4500/23
—> a + b + c = 604 kg
Chọn D.
Câu 73:
Hướng dẫn giải:
Công thức của X, Y, Z lần lượt là: HCl, AgNO3, (NH4)2CO3.
CaO + 2HCl —> CaCl2 + H2O
CaCl2 + 2AgNO3 —> Ca(NO3)2 + 2AgCl
Ca(NO3)2 + (NH4)2CO3 —> CaCO3 + 2NH4NO3
Chọn C.
Câu 74:
Hướng dẫn giải:
Ta phân tích từng đáp án như sau:
(a) Ở nhiệt độ phòng, dầu thực vật thường ở trạng thái lỏng – ĐÚNG.
Dầu thực vật là chứa chủ yếu chất béo có gốc axit không no nên ở thể lỏng trong nhiệt độ phòng
do các chất béo không no khó bị đông đặc.
Trong khi đó các chất béo trong mỡ động vật lại là các chất béo no nên rất dễ bị đông đặc, ở
nhiệt độ phòng sẽ tồn tại dạng rắn.
(b) Xenlulozơ bị thủy phân khi đun nóng với dung dịch axit HCl – ĐÚNG.
Đun nóng xenlulozo trong dung dịch axit H2SO4 70% đậm đặc sẽ thu được glucozơ. Phản ứng này
thường xảy ra trong dạ dày của trâu bò.
(C6H10O5)n + nH2O → nC6H12O6
Đối với axit HCl phản ứng xảy ra tương tự.
(c) Nhỏ vài giọt chanh vào cốc sữa thấy xuất hiện kết tủa – ĐÚNG.
Đúng vì trong chanh chứa axit xitric và sữa có thành phần chính là protein.
Axit xitric làm cho pH của cốc sữa giảm xuống ⇒ protein bị biến tính và đông tụ.
(d) Trùng ngưng axit ε-aminocaproic, thu được policaproamit – ĐÚNG.
Phản ứng như sau:
nH2N-(CH2)5-COOH —> (-NH-(CH2)5-CO-)n + nH2O
policaproamit (nilon-6)
(e) Nước ép quả nho chín có phản ứng màu biure – SAI.
Nước ép nho chứa glucozo và hầu như không có protein nên không có phản ứng màu biurê.
Vậy số đáp án đúng là 4.
Chọn B.
Câu 75:
Hướng dẫn giải:
Ta nhận thấy đây là bài toán nung chất rắn trong không khí nên sẽ xảy ra phản ứng giữa chất
rắn và các khí trong không khí.
Trong trường hợp này các chất phản ứng với khí O2.
Theo lý thuyết nếu O2 phản ứng thì lượng O2 trong không khí giảm đi, dẫn tới áp suất chất
khí phải giảm xuống so với ban đầu.
Tuy nhiên đề bài cho áp suất không giảm, điều này có nghĩa là sau phản ứng vẫn sinh ra chất
khí với thể tích bằng thể tích O2 đã phản ứng.
Vậy để giải bài toán này, ta sẽ viết các phương trình hóa học và cho số mol khí trước phản
ứng bằng số mol khí sau phản ứng.
4Fe(NO3)2 —> 2Fe2O3 + 8NO2 + O2
x………………………….2x…..0,25x
4FeS2 + 11O2 —> 2Fe2O3 + 8SO2
y……….2,75y………………2y
4FeCO3 + O2 —> 2Fe2O3 + 4CO2
z……….0,25z………………..z
Áp suất không thay đổi nên n khí phản ứng = n khí sản phẩm
—> 2,75y + 0,25z = 2,25x + 2y + z
—> 2,25x + 0,75z = 0,75y
—> 3x + z = y
Chọn B.
Câu 76:
Hướng dẫn giải:
nCuSO4 = 0,05
nAl2O3 = 0,02 —> Hòa tan Al2O3 là do NaOH
—> nNaOH = 0,04 và nNa2SO4 = 0,05
—> nNaCl = 0,14 —> nCl2 = 0,07
Đặt nH2 = a và nO2 = b
—> a + b + 0,07 = 0,105
Bảo toàn electron: 0,05.2 + 2a = 0,07.2 + 4b
—> a = 0,03 và b = 0,005
—> ne = 0,16 = It/F
—> t = 7720 giây
Chọn B.
Câu 77:
Hướng dẫn giải:
(2) —> Y là muối 2 chức
(3)(4) —> Z là ancol, T là anđehit, hai chất này cùng C và ít nhất 2C.
X là C2H5-OOC-COO-CH=CH2
Y là (COONa)2; E là (COOH)2
Z là C2H5OH; F là C2H4
T là CH3CHO
(a) Sai, nhựa phenolfomanđehit tổng hợp từ C6H5OH và HCHO.
(b) Đúng
(c) Đúng (tính oxi hóa: với H2…), tính khử (với O2, AgNO3/NH3…)
(d) Sai
(e) Sai
(g) Đúng: C2H4 + O2 —> CH3CHO
Chọn D.
Câu 78:
Hướng dẫn giải:
Số mol butan: 176/44 = 4 mol.
Nhiệt lượng tỏa ra từ phản ứng đốt cháy butan là: 4.0,8.2497,66 = 7992,512 kJ.
Tổng năng lượng được sử dụng cho đèn: 7992,512.75% = 5994,384 kJ.
Mỗi ngày sử dụng cần tiêu tốn 6.72 + 30 = 462 kJ.
Vậy thời gian sử dụng là: 5994,384/462 = 13 ngày.
Chọn D.
Câu 79:
Hướng dẫn giải:
X + HCl —> nCO2 = nH2 = 0,05
Bảo toàn H: nHCl = 2nH2 + 2nH2O
—> nO = nH2O = 0,15
Quy đổi mỗi phần thành Fe (a), Cu (b), O (0,15) và CO2 (0,05)
—> 56a + 64b + 0,15.16 + 0,05.44 = 37,52/2 = 18,76
X + H2SO4 đặc nóng —> nCO2 = 0,05 và nSO2 = 0,215
Bảo toàn electron: 3a + 2b = 0,15.2 + 0,215.2
—> a = 0,23; b = 0,02
—> %CuO = 80b/18,76 = 8,53%
Chọn B.
Câu 80:
Hướng dẫn giải:
Ta giải bài toán này như sau:
Muối chứa COONa (u) và ONa (v)
nNaOH = u + v = 0,32.2
Bảo toàn O: 2u + v + 2,18.2 = 0,32.3 + 1,88.2 + 0,72
—> u = 0,44; v = 0,2
mH2O trong dung dịch kiềm = 0,64.40.87,2%/12,8% = 174,4
nH2O sản phẩm = nONa = 0,2
—> mAncol = mZ – 174,4 – 0,2.18 = 7,36
Ancol dạng R(OH)r (u – v)/r = 0,24/r mol
—> M ancol = R + 17r = 7,36r/0,24
—> R = 41r/3
—> r = 3, R = 41, ancol là C3H5(OH)3 (0,08 mol)
MN < MP < MQ < 120 nên Q là C6H5ONa (0,2 mol)
nACOONa = 0,44 —> Số H = (0,72 – 0,2.2,5).2/0,44 = 1
—> Các muối đơn đều có 1H
—> HCOONa (0,16) và CH≡C-COONa (0,28) (Bấm hệ nNa và nC để tính số mol)
X là (HCOO)2(CH≡C-COO)C3H5 (0,08)
Y là CH≡C-COOC6H5 (0,2)
—> %X = 35,63%
Chọn C.

--------------HẾT-------------

Vous aimerez peut-être aussi