Chính phủ quân quản
Chính phủ quân quản, hoặc gọi chính phủ chuyên chính quân sự, là chỉ quyền lực chính trị của một nước do quân đội chiếm lấy. Tuy nhiên, tuyệt đại bộ phận chính phủ quân sự, đều thông qua chính biến mà dựng lên.
Đặc điểm chủ yếu nhất của chính phủ quân, chính là thực thi pháp luật quân sự, hoặc tuyên bố trạng thái khẩn cấp mang tính lâu dài. Trong tình huống phổ thông, phần lớn nhân viên của chính phủ quân đều đến từ quân lính trong quân đội. Có một ít chính phủ quân sẽ thu nhận một ít quan chức dân sự, nhưng mà thống soái quân sự vẫn nắm giữ quyền lực tối cao như trước. Chính phủ quân sẽ tự xưng vô đảng phái, đồng thời chỉ trích nhà chính trị dân sự tham nhũng. Tuy nhiên, sự thống trị của chính phủ quân sự, thông thường đều là độc tài chuyên chế.[1]
Nguồn gốc
[sửa | sửa mã nguồn]Trong tiếng Tây Ban Nha, chữ junta, nghĩa gốc là chỉ uỷ ban (committee), hoặc hội đồng xử lí sự việc (board of directors), danh từ này bắt nguồn trước nhất ở chiến tranh bán đảo Tây Ban Nha vào thời kì Napoleon. Trong chiến tranh giành độc lập ở châu Mĩ La-tinh từ năm 1809 đến năm 1811, quân phiệt các nơi ở Nam Mĩ, cũng hợp thành uỷ ban để tiến hành thống trị. Do đó đã hình thành thuật ngữ này.[2]
Nhà nước chính phủ quân cầm quyền hiện tại
[sửa | sửa mã nguồn]Nước | Chính thể trước | Thời gian cầm quyền | Sự kiện mở đầu |
---|---|---|---|
Mauritanie | 16 năm, 140 ngày | Chính biến Mauritanie vào ngày 6 tháng 8 năm 2008 | |
Niger | 14 năm, 309 ngày | Chính biến Niger vào ngày 9 tháng 2 năm 2010 | |
Ai Cập | 11 năm, 174 ngày | Chính biến Ai Cập vào ngày 3 tháng 7 năm 2013 | |
Thái Lan | 10 năm, 216 ngày | Chính biến Thái Lan vào ngày 22 tháng 5 năm 2014 | |
Sudan | 5 năm, 257 ngày | Chính biến Sudan vào ngày 11 tháng 4 năm 2019, kiến lập Uỷ ban quân sự quá độ. | |
Mali | Chính thể cộng hoà | 4 năm, 127 ngày | Kiến lập Uỷ ban cứu độ nhân dân toàn quốc |
Myanmar | Chính thể cộng hoà | 3 năm, 327 ngày | Chính biến Myanmar vào ngày 1 tháng 2 năm 2021 |
Nước hoặc vùng lãnh thổ có chính phủ quân trong lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]- Tưởng Trung Chính, nước Trung Hoa dân quốc, từ năm 1925 đến năm 1946, lấy Uỷ ban quân sự Chính phủ quốc dân tiến hành thống trị (thuộc loại chế độ uỷ ban quân sự).
- Nội các Tōjō do đại tướng Nhật Bản Tōjō Hideki tổ chức nội các vào năm 1941.
- Hội đồng tối cao Tái thiết đất nước do Park Chung-hee - thiếu tướng lục quân Hàn Quốc, kiến lập vào năm 1961.
- Thời kì chính phủ quân của Peru từ năm 1968 đến năm 1980.
- Uỷ ban quá trình cải tổ nhà nước của Argentina từ năm 1976 đến năm 1983.
- Thời kì chính phủ quân Hi Lạp từ năm 1967 đến năm 1974.
- Chính phủ quân Bolivia từ năm 1970 đến năm 1982.
- Chính phủ quân Chile từ năm 1973 đến năm 1990.
- Chính phủ quân cứu quốc của Bồ Đào Nha từ năm 1974 đến năm 1975.
- Uỷ ban Cải cách hành chính nhà nước do phía quân đội Thái Lan sáng lập vào năm 1976.
- Uỷ ban Cách mạng cầm quyền của El Salvador từ năm 1979 đến năm 1982.
- Chính phủ quân tái thiết đất nước của Nicaragua, thành lập vào năm 1979.
- Thời kì chính phủ quân của Nigeria từ năm 1966 đến năm 1979, từ năm 1983 đến năm 1998.
- Uỷ ban Cứu trợ nhân dân của Liberia từ năm 1980 đến năm 1984.
- Chính phủ quân lâm thời xã hội chủ nghĩa Ethiopia (Derg) từ năm 1974 đến năm 1987.
- Hội đồng Quân sự cứu quốc của Ba Lan từ năm 1981 đến năm 1983.
- Uỷ ban Quân sự của Gruzia từ 6 tháng 1 đến 10 tháng 3 năm 1992.
- Uỷ ban Hoà bình và phát triển đất nước của Liên bang Myanmar, thiết lập vào năm 1997.
- Uỷ ban Dân chủ và phát triển toàn quốc của Guinea từ năm 2008 đến năm 2010.
- Uỷ ban tối cao Lực lượng vũ trang của Ai Cập từ năm 2011 đến năm 2012.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Lai, Brian; Slater, Dan (2006). “Institutions of the Offensive: Domestic Sources of Dispute Initiation in Authoritarian Regimes, 1950-1992”. American Journal of Political Science. 50 (1): 113–126. doi:10.1111/j.1540-5907.2006.00173.x. JSTOR 3694260.
- ^ Junta, Encyclopædia Britannica (last updated 1998).