Location via proxy:   [ UP ]  
[Report a bug]   [Manage cookies]                
Bước tới nội dung

Chi phí chìm

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bài viết này trong loại bài
Kinh tế học

Đề cương các chủ đề
Phân loại tổng quát

Kinh tế học vi mô · Kinh tế học vĩ mô
Lịch sử tư tưởng kinh tế
Lý luận · Các phương pháp không chính thống

Các phương pháp kỹ thuật

Toán học · Kinh tế lượng
Thực nghiệm · Kế toán quốc gia

Lĩnh vực và tiểu lĩnh vực

Hành vi · Văn hóa · Tiến hóa
Tăng trưởng · Phán triển · Lịch sử
Quốc tế · Hệ thống kinh tế
Tiền tệ Tài chính
Công cộng Phúc lợi
Sức khỏe · Nhân lực · Quản lý
Quản trị · Thông tin · Tổ chức · Lý thuyết trò chơi
Lý thuyết tổ chức ngành · Luật pháp
Nông nghiệp · Tài nguyên thiên nhiên
Môi trường · Sinh thái
Đô thị · Nông thôn · Vùng

Danh sách

Tạp chí · Ấn bản
Phân loại · Các chủ đề · Kinh tế học gia

Chủ đề Kinh tế học

Chi phí chìm là chi phí đã xảy ra và không thể thay đổi được bởi bất kỳ quyết định nào trong hiện tại và tương lai. Bởi tính không thể thay đổi nên nó không phải là chi phí khác biệt.

Theo nguyên tắc về quyết định khi cân nhắc, so sánh chi phí, chỉ có chi phí khác biệt là quan trọng trong việc ra quyết định nên chi phí chìm có thể bỏ qua.[1]

Nhận diện chi phí chìm

[sửa | sửa mã nguồn]

Những người có quyền ra quyết định thường sai lầm ở chỗ không nhận ra được rằng chi phí chìm không thể bù đắp được. Xuất phát từ việc họ không muốn phải gánh chịu những rắc rối khi xúc tiến phương án thay thế. Đơn giản là vì việc xúc tiến phương án thay thế sẽ làm ảnh hưởng đến quyết định ban đầu của chính họ hay cấp trên; dẫn đến sợ mất mặt. Tuy nhiên, các nhân tố vô hình này của họ sẽ dẫn đến các thiệt hại hữu hình, nhất là về tài chínhcơ hội.

Chi phí chìm cũng giải thích tại sao nhiều nhà quản lý tỏ ra khó thay đổi, chậm chạp khi đối mặt với những quyết định tuyển dụng tệ hại. Họ tuyển dụng và đầu tư đào tạo cho những nhân sự không làm được việc dù có đào tạo và huấn luyện như thế nào đi nữa. Thay vì giải quyết êm thấm cho quyết định tuyển dụng tệ hại này, các nhà quản lý thường ra một quyết định tệ hại khác: đầu tư thêm thời gian cho việc huấn luyện và đào tạo với hy vọng sẽ có sự thay đổi hoàn toàn.

Những quyết định tuyển dụng tệ hại là khó khăn lớn nhất cần khắc phục trong các tổ chức.[2].

Cách vô hiệu hóa các chi phí chìm

[sửa | sửa mã nguồn]

Giải pháp tốt nhất là xây dựng môi trường dân chủ, thông tin tốt, công khai vấn đề. Sau đây là một vài biện pháp thực hiện:

  • Hoạch định kỹ lưỡng chi phí trước khi chi.
  • Có các biểu mẫu để đánh giá thường xuyên và kịp thời nhằm nhận diện và xử lý chi phí chìm.
  • Luôn khích lệ việc tự đánh giá, giám sát mình.
  • Giúp mọi người nhận thức ra rằng chi phí chìm đang ảnh hưởng đến quyết định hiện tại của họ.
  • Giải thích rằng mọi người đều có lúc phạm phải sai lầm - như tuyển dụng nhầm người, đề ra chiến lược không phù hợp, chi tiêu không tối ưu... Những sai lầm này đều có thể tha thứ được. Điều không thể tha thứ chính là để một sai lầm nhỏ này dẫn đến một hoặc nhiều sai lầm lớn khác.
  • Nếu có thể, đừng đưa vào nhóm có quyền ra quyết định những người có xu hướng thiên về việc làm phát sinh và che giấu các chi phí chìm.

Thí dụ điển hình

[sửa | sửa mã nguồn]

Người ta thường nhắc đến các chi phí trùng hợp cho cùng một mục đích, song chỉ có một loại là thực sự cần thiết để minh chứng cho chi phí chìm.

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ John Gourville và Dilip Soman, Định giá và tâm lý học tiêu dùng, HBR, 09/2002, trang 92-93
  2. ^ Kỹ năng ra quyết định - First News và Nhà xuất bản Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]