Kulturkampf
Kulturkampf (nghĩa đen: đấu tranh văn hóa) là từ ở Đức để chỉ sự tranh chấp giữa vương quốc Phổ cũng như sau này Đế quốc Đức thời thủ tướng Otto von Bismarck và nhà thờ Công giáo Rôma thời giáo hoàng Piô IX. Những cuộc tranh chấp này leo thang kể từ 1871; và chấm dứt vào năm 1878 và đến 1887 chính thức kết thúc bằng phương tiện ngoại giao.
Bối cảnh
[sửa | sửa mã nguồn]Ở Âu châu vào thế kỷ 19 những khuynh hướng tự do cấp tiến lan rộng. Nhà thờ Công giáo Roma thấy vai trò của mình trong xã hội bị yếu đi. Giáo hoàng Piô IX đã ban ra những chỉ thị tôn giáo, với hy vọng là sẽ làm vững mạnh lại địa vị của nhà thờ. Thủ tướng Bismarck xem đó là một sự khiêu khích và là một hành động can thiệp vào nội bộ quốc gia Đức mà đang hình thành. Nó đưa đến những cuộc tranh chấp giữa giáo hoàng và thủ tướng Đức.[1]
Nguồn gốc
[sửa | sửa mã nguồn]Những tranh chấp giữa nhà nước và nhà thờ có nguồn gốc từ năm 1864: Lúc đó giáo hoàng Piô IX thấy là cần phải phản ứng với chủ nghĩa tự do, mà càng ngày càng có nhiều ảnh hưởng trong một xã hội Âu châu cấp tiến. Vị thủ lĩnh của nhà thờ, cho những khuynh hướng chính trị và xã hội này là nguy cơ, làm yếu hẳn đi địa vị của nhà thờ Công giáo.
Giáo hoàng cho công bố danh sách một số những sai trái và các chủ thuyết sai lầm, mà ông tin là, làm hại cho ảnh hưởng và vị trí của nhà thờ. Trong những chủ thuyết sai lầm, xã hội chủ nghĩa cũng được nêu ra. Nhưng đặc biệt giáo hoàng cho chủ nghĩa tự do là nguy cơ lớn của chủ nghĩa Công giáo.
Trong khi Bismarck hồi đó với tư cách là thủ lĩnh của nước Phổ còn trông cậy vào sự trung thành của dân chúng theo đạo Tin lành, ông lại sợ khi thống nhất nước Đức, mà nhiều vùng dân chúng theo đạo công giáo, sẽ làm vị thế chính trị của ông ta yếu kém đi. Thêm nữa, trên chính trường Bismarck phải đối cự với đảng Trung tâm (Zentrumspartei), mà có quan hệ tốt với nhà thờ Công giáo và ủng hộ vô điều kiện quan điểm của giáo hoàng. Bismarck đã phải phản ứng với sự đe dọa về chính trị và xã hội này, để bảo vệ vị thế của mình.
Cuộc tranh chấp
[sửa | sửa mã nguồn]Tranh chấp giữa nhà thờ Vatican và Bismarck xảy ra, khi nhà thờ đòi hỏi, đuổi những người chỉ trích nhà thờ không cho làm việc ở trường học và đại học. Thêm nữa, các thầy tu ở các vùng phía đông của đế quốc Đức trong giờ giáo lý nâng đỡ tiếng Ba Lan hơn là tiếng Đức. Người ta nghi ngờ, nhà thờ cố ý làm những việc này, để ủng hộ những khuynh hướng quốc gia tại những vùng của người Ba Lan mà bị nhập vào Đức.
Bismarck thấy 2 nguy cơ quan trọng: thứ nhất là ảnh hưởng của nhà thờ càng ngày càng mạnh về mặt văn hóa và xã hội, thứ hai là đảng trung tâm vì vậy mà càng ngày càng lớn mạnh. Bismarck cho đảng này là công cụ của giáo hoàng.
Để đối phó với những nguy cơ này, Bismarck vào năm 1871 cho giải tán bộ phận Công giáo trong bộ Văn hóa. Cơ quan này được thành lập trong thập niên 1840, để cho phe Công giáo có thể bảo vệ lợi ích của mình trong một nước Phổ mà đa số là người theo đạo Tin lành. Ngoài ra Bismarck cho ban ra một sắc luật, gọi là "Kanzelparagraphen", theo đó các lãnh tụ tôn giáo sẽ bị phạt tù, nếu họ lợi dụng chức vụ tôn giáo để phát biểu về những vấn đề chính trị.
Một năm sau đó chỉ có nhà nước được quyền kiểm tra trường học. Ngoài ra dòng tên bị cấm. 1873 trong luật "Maigesetzen", các lãnh đạo tôn giáo bị nhà nước kiểm tra. Ngoài ra nhà nước còn được quyền phản đối để một nhà tu không được nắm một chức vụ tôn giáo như dự định. 1874 ban đầu chỉ ở Phổ, một năm sau đó ở cả đế quốc Đức, đã ra luật hôn thú dân sự là hợp pháp. 1875 với luật Kongregationsgesetz tất cả các nhà dòng và các hội đoàn tương tự như vậy bị cấm. Ngoài ra với luật "Brotkorbgesetz", tất cả các trợ giúp của chính phủ cho nhà thờ Công giáo bị đình chỉ.
Chính trị gia và bác sĩ tự do khuynh tả Rudolf Virchow, mà cũng là đại biểu quốc hội, 1872 đã nghĩ ra từ ngữ "Kulturkampf" trong cuộc đấu tranh chính trị để ủng hộ chính sách bài Công giáo của Bismarck và những đạo luật được thủ tướng đòi hỏi.
Những điểm cao của Kulturkampf là sự gián đoạn quan hệ ngoại giao với nhà thờ Vatican, việc bỏ tù các linh mục và giám mục, cũng như hủy bỏ các chức vụ và đuổi các nhà tu ra khỏi nước. Nó đưa đến việc không có người thay thế các chức vụ tôn giáo, ở Phổ 1/4 các chỗ làm của linh mục để trống. Nhà thờ Công giáo không thể hoàn thành nhiều bổn phận của mình. Bismarck đã hy vọng rằng, qua việc đó ảnh hưởng và vị thế của nhà thờ sẽ bị yếu hẳn đi.
Không có mặt trận thống nhất đối đầu giáo hoàng
[sửa | sửa mã nguồn]Tuy nhiên Kulturkampf không thể được xem là cuộc đấu tranh giữa các tôn giáo. Một số chính trị gia phe Tin lành, đã phản đối cuộc tấn công của Bismarck đối với nhà thờ Công giáo. Họ sợ chính nhà thờ của họ cũng sẽ bị mất quyền lợi và thế lực, nhìn thấy nguy cơ của một cuộc đấu tranh chống lại đức tin và tôn giáo nói chung. Vì lý do đó, họ bỏ phiếu trắng trong các cuộc bỏ phiếu ở quốc hội đế quốc Đức và vương quốc Phổ, hoặc bỏ phiếu chống lại những dự luật của Bismarck.
Qua cuộc Kulturkampf và những hậu quả của nó vị thế của nhà thờ Công giáo ở Phổ quả thật là đã yếu đi nhiều. Nhưng nhìn tổng quát thì không thể nói là Bismarck đã thắng ở mọi nơi. Mặc dù những sửa đổi của ông ta như hôn nhân dân sự và quyền kiểm tra của nhà nước ở trường học còn được giữ cho tới ngày nay. Nhưng ở Phổ thì phe Tin lành đã luôn là đa số, nên cuộc tấn công ở đó là thừa thải. Ở những vùng Công giáo của đế quốc Đức như ở Rheinland, Elsass và những vùng mà đa số dân chúng là gốc Ba Lan như Posen, Westpreußen và Oberschlesien, những biện pháp quyết liệt này lại gây hậu quả ngược lại. Những nhà tu bị theo đuổi hay bị bắt giam được xem là những người chết vì chính nghĩa. Những người theo đạo và những người sùng đạo lại càng thống nhất với nhau lập thành một phong trào chống đối mạnh mẽ. Đảng Trung tâm mà Bismarck thù ghét lại càng gây nhiều ảnh hưởng. Qua cuộc bầu cử ở quốc hội Phổ 1873 và đế quốc Đức 1874 con số đại biểu của họ gia tăng.
Bismarck theo chính sách hòa bình
[sửa | sửa mã nguồn]Để khỏi bị bất lợi cho bản thân và các mục đích chính trị của mình, Bismarck phải sử dụng một chính sách ôn hòa đối với giáo hoàng và nhà thờ. Sau cái chết của giáo hoàng Piô IX 1878, Bismarck có cơ hội, theo đuổi một chính sách hòa bình với nhà thờ Công giáo mà không phải bị mất mặt. Tuy nhiên nó kéo dài nhiều năm đến khi Kulturkampf 1886/1887 cuối cùng chấm dứt.
Bismarck ban hành những luật lệ hòa bình, qua đó những tu viện và các nhà dòng lại được cho phép, giáo hoàng và giám mục lại có quyền kỷ luật đối với các linh mục và việc kiểm tra của nhà nước đối với các chức vụ tôn giáo được hủy bỏ. Luật "Kanzelparagraph", theo đó các nhà tu có thể bị tù, nếu lợi dụng chức vụ tôn giáo cho những tuyên bố chính trị, chỉ bị hủy bỏ tại quốc hội Đức vào năm 1953.
Thư mục
[sửa | sửa mã nguồn]- Manuel Borutta: Antikatholizismus. Deutschland und Italien im Zeitalter der europäischen Kulturkämpfe. Vandenhoeck & Ruprecht, Göttingen 2011², ISBN 978-3-525-36849-7.
- Christopher Clark und Wolfram Kaiser (Hg.): Kulturkampf in Europa im 19. Jahrhundert. Leipziger Univ.-Verl., Leipzig 2003.
- Georg Franz: Kulturkampf. Staat und katholische Kirche in Mitteleuropa. Verlag Georg D.W.Callwey, München 1954.
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Kulturkampf in den Lexika von Bertelsmann, Fischer, Meyers und Brockhaus
- Publikationen über den Kulturkampf bei Litdok Ostmitteleuropa / Herder-Institut (Marburg)
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Der Kulturkampf - Bismarcks Streit mit dem Papst, Planet Wissen
- Công giáo thế kỷ 19
- Lịch sử Dòng Tên ở châu Âu
- Lịch sử Công giáo ở Đức
- Lịch sử Công giáo ở Ý
- Chống Công giáo ở Đức
- Chính trị Đế quốc Đức
- Tôn giáo và chính trị
- Đức thập niên 1870
- Vi phạm nhân quyền
- Từ và cụm từ tiếng Đức
- Otto von Bismarck
- Kulturkampf
- Kitô giáo thập niên 1870
- Phổ thập niên 1870
- Chiến tranh liên quan tới Thụy Sĩ
- Thụy Sĩ thế kỷ 19