Like a Virgin là album phòng thu thứ hai của nghệ sĩ thu âm người Mỹ Madonna, phát hành ngày 12 tháng 11 năm 1984 bởi Sire Records. Sau thành công của album đầu tay mang chính tên cô, Madonna bày tỏ mong muốn trở thành nhà sản xuất cho album phòng thu tiếp theo của mình. Tuy nhiên, hãng đĩa của cô lại chưa sẵn sàng để tin tưởng nữ ca sĩ trong việc thể hiện tự do nghệ thuật và cô đã chọn Nile Rodgers để sản xuất album sau khi ấn tượng với những tác phẩm của ông với David Bowie. Madonna đã viết lời cho sáu bài hát cho Like a Virgin, và năm trong số đó được đồng viết lời bởi Steve Bray. Album được thu âm nhanh chóng tại Power Station Studio ở New York, với sự tham gia hỗ trợ thực hiện từ những cựu thành viên ban nhạc Chic của Rodgers như Bernard Edwards, nghệ sĩ chơi bass, và Tony Thompson, nghệ sĩ chơi trống. Jason Corsaro, kỹ sư âm thanh của bản thu âm, đã thuyết phục Rodgers sử dụng kỹ thuật ghi âm kỹ thuật số, một kỹ thuật mới được giới thiệu vào thời điểm đó.
Bìa album và những hình ảnh quảng bá được chụp bởi Steven Meisel. Nữ ca sĩ mong muốn rằng tên album và ảnh bìa của nó sẽ có một sự liên kết với tên tôn giáo của cô Madonna, vốn là danh hiệu Công giáo La Mã cho mẹ Mary của Jesus, và khái niệm về sự ra đời của trinh nữ. Mặc dù không có nhiều sự đột phá đáng kể so với album đầu tiên, Madonna cảm thấy rằng giai điệu của Like a Virgin đã có phần mạnh mẽ hơn. Sau khi phát hành, album nhận được nhiều phản ứng trái chiều từ các nhà phê bình âm nhạc, nhưng là một thành công thương mại vượt trội. Nó trở thành album quán quân đầu tiên của Madonna trên bảng xếp hạng Billboard 200, và được chứng nhận đĩa Kim cương từ Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Mỹ (RIAA), công nhận mười triệu bản đã được tiêu thụ ở Hoa Kỳ. Trên thị trường quốc tế, Like a Virgin đứng đầu các bảng xếp hạng ở Đức, Ý, Hà Lan, New Zealand, Tây Ban Nha và Vương quốc Anh, và lọt vào top 5 ở hầu hết những quốc gia khác. Tính đến nay, album đã bán được 21 triệu bản trên toàn thế giới, trở thành một trong những album bán chạy nhất mọi thời đại.[2]
Năm đĩa đơn được phát hành từ album, bao gồm đĩa đơn quán quân đầu tiên của Madonna ở Hoa Kỳ Like a Virgin và đĩa đơn quán quân đầu tiên của nữ ca sĩ ở Vương quốc Anh "Into the Groove". Để quảng bá cho Like a Virgin, cô bắt tay thực hiện chuyến lưu diễn The Virgin Tour, bao gồm những buổi biểu diễn ở nhiều thành phố khác nhau thuộc Bắc Mỹ. Thành công của album đã được công nhận trong việc tạo nên những ảnh hưởng văn hóa xuyên suốt thập niên 1980. Nó cũng giúp Madonna chứng minh rằng cô không phải là một one-hit wonder và có thể đặt những nền móng vĩ đại trong thế giới âm nhạc. Những bài hát của album đã trở thành tâm điểm của nhiều sự chỉ trích từ phe bảo thủ và sự hâm mộ của những thiếu nữ trẻ, đặc biệt là "Material Girl" và "Like a Virgin". Theo tác giả J. Randy Taraborrelli, "Mỗi nghệ sĩ phải có ít nhất một album có nhiều thành công quan trọng trong sự nghiệp và nó sẽ trở thành khoảnh khắc kỳ diệu của người nghệ sĩ đó mãi mãi; đối với Madonna, Like a Virgin chính là khoảnh khắc định nghĩa cho điều đó."
^Reporter, Daily (ngày 15 tháng 8 năm 2008). “Contrasting fortunes as Madonna and Jacko turn 50”. The Age. Melbourne. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 24 tháng 8 năm 2009. Đã định rõ hơn một tham số trong |archiveurl= và |archive-url= (trợ giúp)
^年間アルバムヒットチャート 1985年(昭和61年) [Japanese Year-End Albums Chart 1985] (bằng tiếng Nhật). Oricon. Bản gốc lưu trữ ngày 28 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2017.
^“Topp 40 Album Høst 1985” (bằng tiếng Na Uy). VG-lista. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2017.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)
^“Topp 40 Album Sommer 1985” (bằng tiếng Na Uy). VG-lista. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 9 năm 2017. Truy cập ngày 9 tháng 9 năm 2017.Quản lý CS1: ngôn ngữ không rõ (liên kết)