Location via proxy:   [ UP ]  
[Report a bug]   [Manage cookies]                
Bước tới nội dung

Màng nhân

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Màng nhân
Nhân tế bào ở người
Định danh
THTH {{{2}}}.html HH1.00.01.2.01001 .{{{2}}}.{{{3}}}
FMA63888
Thuật ngữ giải phẫu

Màng nhân được cấu tạo từ hai màng lipid kép bao bọc xung quanh nhân tế bàotế bào nhân thực, thứ chứa bên trong nó vật liệu di truyền.

Màng nhân chứa hai lớp màng lipid kép, một màng nhân bên trong và một màng nhân bên ngoài.[1] Khoảng trống giữa các màng được gọi là vùng quanh nhân. Nó thường rộng khoảng 20–40 nm.[2][3] Màng nhân bên ngoài thì tiếp nối với màng của mạng lưới nội chất.[1] Màng nhân có nhiều lỗ nhân, thứ cho phép vật chất di chuyển giữa bào tương và nhân.[1] sợi trung gian hình thành một lưới lót ở bên trong của màng nhân phía trong, và hơi lỏng lẻo hơn ở phía ngoài của màng nhân bên ngoài để hỗ trợ về mặt cấu trúc cho nhân tế bào.[1]

Cấu trúc

[sửa | sửa mã nguồn]

Màng nhân được cấu tạo từ hai màng lipid kép. Một màng nhân bên trong và một màng nhân bên ngoài. Những màng này được kết nối lại với nhau bởi lỗ nhân. Hai bộ sợi trung gian cung cấp giá đỡ cho màng nhân. Một mạng lưới bên trong hình thành nên lưới lót trên màng nhân phía trong.[4] Một mạng lưới lỏng lẻo hơn hình thành bên ngoài để hỗ trợ nâng đỡ bên ngoài.[1]

Nguồn gốc màng nhân

[sửa | sửa mã nguồn]

Một nghiên cứu về so sánh bộ gen học, tiến hóa và nguồn gốc của màng nhân đã dẫn tới đề xuất rằng nhân tế bào xuất hiện ở các tổ tiên nhân thực nguyên thủy, và nó được kích hoạt bởi quá trình cộng sinh Vi khuẩn cổ.[5]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e Alberts, Bruce (2002). Molecular biology of the cell (ấn bản thứ 4). New York [u.a.]: Garland. tr. 197. ISBN 0815340729.
  2. ^ “Perinuclear space”. Dictionary. Biology Online. Truy cập ngày 7 tháng 12 năm 2012.
  3. ^ Berrios, Miguel, ed. (1998). Nuclear structure and function. San Diego: Academic Press. tr. 4. ISBN 9780125641555.Quản lý CS1: văn bản dư: danh sách tác giả (liên kết)
  4. ^ Coutinho, Henrique Douglas M; Falcão-Silva, Vivyanne S; Gonçalves, Gregório Fernandes; da Nóbrega, Raphael Batista (ngày 20 tháng 4 năm 2009). “Molecular ageing in progeroid syndromes: Hutchinson-Gilford progeria syndrome as a model”. Immunity & Ageing: I & A. tr. 4. doi:10.1186/1742-4933-6-4. Truy cập ngày 11 tháng 3 năm 2018.
  5. ^ Mans BJ, Anantharaman V, Aravind L, Koonin EV (2004). “Comparative genomics, evolution and origins of the nuclear envelope and nuclear pore complex”. Cell Cycle. 3 (12): 1612–37. doi:10.4161/cc.3.12.1316. PMID 15611647.

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]