Rhodi(III) iodide
Rhodi(III) iodide | |
---|---|
Tên khác | Rhodi triiodide |
Nhận dạng | |
Số CAS | |
PubChem | |
Ảnh Jmol-3D | ảnh |
SMILES | đầy đủ
|
ChemSpider | |
Thuộc tính | |
Công thức phân tử | RhI3 |
Khối lượng mol | 483,617 g/mol (khan) 537,66284 g/mol (3 nước) |
Bề ngoài | tinh thể đơn nghiêng màu đen hút ẩm[1] |
Khối lượng riêng | 6,4 g/cm³ |
Điểm nóng chảy | ≈ 300 °C (573 K; 572 °F) (phân hủy) |
Điểm sôi | |
Độ hòa tan trong nước | không tan (khan) tan (ngậm nước) |
Độ hòa tan | tạo phức với amonia |
Các nguy hiểm | |
Ký hiệu GHS | |
Báo hiệu GHS | Cảnh báo |
Chỉ dẫn nguy hiểm GHS | H413 |
Chỉ dẫn phòng ngừa GHS | P273, P501 |
Các hợp chất liên quan | |
Anion khác | Rhodi(III) fluoride Rhodi(III) chloride Rhodi(III) bromide |
Trừ khi có ghi chú khác, dữ liệu được cung cấp cho các vật liệu trong trạng thái tiêu chuẩn của chúng (ở 25 °C [77 °F], 100 kPa). |
Rhodi(III) iodide là một hợp chất vô cơ có công thức hóa học RhI3. Nó là một chất rắn màu đen, không tan trong nước.[2]
Điều chế
[sửa | sửa mã nguồn]Rhodi(III) iodide có thể được tổng hợp bằng phản ứng của kali iodide trong nước với rhodi(III) bromide.[2]
- RhBr3 + 3KI → RhI3 + 3KBr
Cấu trúc
[sửa | sửa mã nguồn]RhI3 có cấu trúc tinh thể giống AlCl3 và YCl3. Cấu trúc bao gồm các ion iodide và ion rhodi(III) xếp gần nhau theo hệ tinh thể lập phương, lấp đầy một phần ba (⅓) các giao điểm bát diện, tạo thành một lớp.[3]
Phản ứng
[sửa | sửa mã nguồn]Anion hexaiodorhodat(III), RhI63− trước đây được cho là không thể tạo thành, nhưng sau này đó đã được chứng minh là tồn tại bằng cách khuếch tán RhCl3·3H2O qua một lớp axit iodhydric vào piperazin.[4]
Hợp chất khác
[sửa | sửa mã nguồn]RhI3 còn tạo một số hợp chất với NH3, như RhI3·3NH3 là tinh thể màu đỏ nâu ít tan trong nước[5], RhI3·4NH3 (cấu tạo [Rh(NH3)4I2]I) là tinh thể màu đỏ gạch[6], RhI3·5NH3 (cấu tạo [Rh(NH3)5I]I2) là tinh thể màu vàng nâu[7] hay RhI3·6NH3 là tinh thể bát diện màu vàng nhạt có cấu trúc lục phương, phân hủy ở 185 °C (365 °F; 458 K).[8]
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ CRC Handbook of Chemistry and Physics, 97th Edition (William M. Haynes; CRC Press, 22 thg 6, 2016 - 2652 trang), trang 4-82. Truy cập 13 tháng 6 năm 2021.
- ^ a b Greenwood, Norman N.; Earnshaw, A. (1997), Chemistry of the Elements (ấn bản thứ 2), Oxford: Butterworth-Heinemann, tr. 1119–1120, ISBN 0-7506-3365-4
- ^ Brodersen, K.; Thiele, G.; Recke, I. (1968). “Strukturuntersuchungen an Rhodiumhalogeniden”. J. Less-Common Met. 14 (1): 151–152. doi:10.1016/0022-5088(68)90214-2.
- ^ Bujak, Maciej (2015). “Efficient Diffusion-Controlled Ligand Exchange Crystal Growth of Isostructural Inorganic–Organic Halogenidorhodates(III): The Missing Hexaiodidorhodate(III) Anion”. Cryst. Growth Des. 15 (3): 1295–1302. doi:10.1021/cg501694d.
- ^ Pascal, Paul; Pacault, Adolphe; Pannetier, Guy (1958). Nouveau traité de chimie minérale (bằng tiếng Pháp). Masson. tr. 371. ISBN 978-2-225-37994-9.
- ^ Martin Paul Hancock, L. H. Skibsted. Rhodium(III) Complexes of the trans-Tetraammine Series. Synthesis and Purification. Acta Chemica Scandinavica A 38 (1984): 87–90.
- ^ Hoffmann, Max Konrad (1912). Dictionary of the organic compounds including the additional combinations with organic compounds ; Mit unterstützung der Deutschen chemischen gesellshaft, hrsg. im auftrage des Vereins deutscher chemiker (bằng tiếng Đức). J.A. Barth. tr. 1194.
- ^ Benner, Linda S. (1991). Precious Metals: Science and Technology (bằng tiếng Anh). International Precious Metals Institute. tr. 169. ISBN 978-99921-43-14-8.