dã man
Tiếng Việt
[sửa]Cách phát âm
[sửa]Hà Nội | Huế | Sài Gòn | |
---|---|---|---|
zaʔa˧˥ maːn˧˧ | jaː˧˩˨ maːŋ˧˥ | jaː˨˩˦ maːŋ˧˧ | |
Vinh | Thanh Chương | Hà Tĩnh | |
ɟa̰ː˩˧ maːn˧˥ | ɟaː˧˩ maːn˧˥ | ɟa̰ː˨˨ maːn˧˥˧ |
Tính từ
[sửa]dã man
- Thú tính, phi văn hóa, phi nhân cách của con người.
- Nhiều, nhiều lắm, không theo luật lệ.
- ăn dã man
- chơi dã man
- đẹp dã man
Từ liên hệ
[sửa]Từ nguyên
[sửa]Từ dã (“đồng nội”) + man (“mọi”).
Theo quan niệm của người Hoa xưa thì "mọi" là người các dân tộc sống ở bốn phía của Trung nguyên hoặc Trung thổ tức vùng đất ở giữa hai con sông Hoàng Hà và Dương Tử.Thường người Hán gọi tộc người mọi phía đông là Đông Di (东夷), các tộc phía Tây là Tây Nhung (西戎), phía Nam là Nam Man (南蛮), và phía Bắc là Bắc Địch(北狄). Khác với người Hoa, người mọi (Man, Di) chưa biết luật pháp, văn hoá không thuần hậu. Chưa biết tôn ti trật tự (quân, sư, phụ). Chưa có chế ước trong quan hệ con người với nhau (nhân, lễ, nghĩa, trí, tín). Chưa biết dùng chữ viết. Chưa có biết dùng mũ áo. Chưa biết dùng các chuẩn mực, thuớc tấc, cân đo, thường theo bản năng, hoặc giải quyết xung đột dựa trên sức mạnh.
Người mọi phương Nam thường gọi là "Man" hoặc "man di" hoặc "di", theo người Hoa xưa "man" hay nói dối và làm điều ác vì vậy có từ dã man. Ngày nay người ta dùng từ này nhiều nhưng không còn có ý phân biệt chủng tộc như trước.