Location via proxy:   [ UP ]  
[Report a bug]   [Manage cookies]                

QT Rui ro

BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐH TÀI CHÍNH – MARKETING ----------------o0o-------------- CỘNG HOÀ XĂ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc ----------------o0o-------------- ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC: QUẢN TRỊ RỦI RO Mã học phần: (Tên tiếng Anh: Risk Management) THÔNG TIN CHUNG VỀ HỌC PHẦN Tên học phần: Quản trị rủi ro Mã học phần: Số ĐVHT/tín chỉ: 4 ĐVHT Áp dụng cho ngành đào tạo: QTKD Bậc đào tạo: ĐH, CĐ Hình thức đào tạo: Chính quy Yêu cầu của học phần: Bắt buộc Các học phần tiên quyết: Kinh tế học, Quản trị doanh nghiệp. Các yêu cầu khác đối với học phần (nếu có): Địa chỉ Khoa/Bộ môn phụ trách học phần: Khoa Quản trị kinh doanh. MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN Mục tiêu đào tạo chung của học phần: Kiến thức: Cung cấp kiến thức về các loại rủi ro trong môi trường kinh doanh, nhận dạng các rủi ro có thể xảy ra với một tổ chức, sử dụng các phương pháp đo lường rủi ro trên cơ sở đó đánh giá mức độ tác động của rủi ro đến hoạt động của tổ chức, xây dựng chương trình kiểm soát rủi ro sau khi đã nhận dạng được và những kế hoạch tài trợ cho những rủi ro khi tổn thất xảy ra. Kỹ năng: Rèn luyện các kỹ năng phân tích, đánh giá và xây dựng hệ thống quản lý rủi ro, kỹ năng phân tích những mối nguy hiểm trong môi trường kinh doanh, kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng quản lý rủi ro, kỹ năng kiểm soát rủi ro. Thái độ, chuyên cần: Sinh viên phải tham dự đầy đủ ít nhất 80% thời gian học lý thuyết, phải tham gia đầy đủ các buổi thảo luận trên lớp, thực hiện đầy đủ bài nghiên cứu thực tế. Mục tiêu đào tạo cụ thể về kiến thức của học phần Chương 1: Hiểu được khái niệm, ý nghĩa, bản chất của quản trị rủi ro, phân loại rủi ro, những tác động của rủi ro đến hoạt động kinh doanh của một tổ chức, vai trò của nhà quản trị rủi ro và những nguyên tắc trong QTRR cùng với lịch sử phát triển của chức năng QTRR. Chương 2: Sinh viên nắm vững các phương pháp nhận dạng rủi ro, biết cách ứng dụng các phương pháp phù hợp vào việc nhận dạng rủi ro; có thể phân tích để nhận biết được nguồn gốc rủi ro, nguy cơ rủi ro và mối quan hệ của chúng. Chương 3: Sinh viên hiểu rõ khái niệm về đo lường rủi ro, các phương pháp đo lường rủi ro, phương pháp đo lường rủi ro đối với rủi ro thuần túy và rủi ro suy đoán. Chương 4: Giúp sinh viên nắm được các vấn đề cơ bản của kiểm soát rủi ro, biết sử dụng các phương pháp kiểm soát rủi ro như né tránh rủi ro, ngăn ngừa tổn thất, giảm thiểu rủi ro, chuyển giao rủi ro ngoài ra có thể sử dụng việc quản trị thông tin giúp cho việc kiểm soát rủi ro hiệu quả hơn hay sử dụng phương pháp đa dạng hóa trong đầu tư để cân bằng rủi ro. Sinh viên hiểu rõ các kỹ thuật tài trợ rủi ro, trong mỗi trường hợp tổ chức có thể sử dụng kỹ thuật tài trợ rủi ro sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Chương 5: Giúp sinh viên nhận dạng được các nguy cơ rủi ro trong tài trợ dựa trên phân tích rủi ro trong kinh doanh và đánh giá các hệ số tài chính của doanh nghiệp xin tài trợ. Hướng cho sinh viên nắm vững về mặt lý luận của môn học, song bên cạnh đó chuyển tải đến sinh viên một số nội dung trong thực tế về các rủi ro thường gặp để sinh viên tham khảo và biết vận dụng vào việc học tập của mình, đó là: + Giúp sinh viên nắm được những rủi ro thường gặp trong môi trường hoạt động của tổ chức đó là những rủi ro phát sinh từ môi trường bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp, qua những hiểu biết này sẽ giúp sinh viên quản trị rủi ro tốt hơn. + Ứng dụng kiến thức về nhận dạng rủi ro vào việc nhận dạng những rủi ro cơ bản mà một tổ chức gặp phải, trên cơ sở đó đưa ra những biện pháp phòng ngừa những rủi ro khi thực hiện giao dịch kinh doanh và thanh toán quốc tế. + Hiểu rõ nội dung liên quan đến rủi ro tài sản của tổ chức, phân tích các nguy cơ rủi ro và các phương pháp đánh giá tổn thất tiềm năng của tài sản. Sinh viên biết vận dụng những hiểu biết này vào việc quản lý rủi ro để giảm thiểu được tổn thất do rủi ro gây ra. + Hiểu rõ rủi ro liên quan đến nguồn nhân lực bao gồm tần số tổn thất qua tỉ lệ tử vong, bệnh tật, thất nghiệp và phân tích và đánh giá những tổn thất gắn liền với rủi ro trên. Sinh viên hiểu rõ và biết cách ứng dụng vào thực tiễn bằng việc đưa ra được chương trình hành động mà nhà Quản trị rủi ro cần thực hiện để quản trị rủi ro này. + Việc ra quyết định chọn lựa dự án đầu tư phải dựa trên kết quả đánh giá các chỉ tiêu tài chính, KTXH của dự án, và có khả năng sử dụng các phương pháp đo lường mức độ rủi ro có thể xảy ra, xác định được ngưỡng an toàn của dự án. Biết vận dụng kiến thức về đa dạng hóa danh mục đầu tư nhằm đạt lợi nhuận mong đợi với mức rủi ro thấp nhất. TÓM TẮT NỘI DUNG HỌC PHẦN Quản trị rủi ro là môn học nghiên cứu hoạt động quản trị các rủi ro trong doanh nghiệp, trong các ngân hàng. Đây là môn học giúp sinh viên hiểu được kiến thức và vận dụng tốt các kỹ năng cơ bản về quản trị rủi ro, phân tích và nhận dạng được các loại rủi ro đặc thù đối với mỗi doanh nghiệp, đo lường được mức độ ảnh hưởng của rủi ro đối với doanh nghiệp trên cơ sở đó xây dựng được các chương trình hành động nhằm kiểm soát rủi ro và lựa chọn phương án tài trợ thích hợp cho từng loại rủi ro. NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA HỌC PHẦN PHẦN 1: LÝ THUYẾT VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO Một số khái niệm Phân loại rủi ro Những tác động của rủi ro Giới thiệu quản trị rủi ro CHƯƠNG 2: NHẬN DẠNG RỦI RO 2.1 Một số khái niệm 2.2 Phương pháp nhận dạng rủi ro 2.3 Phân tích hiểm họa và tổn thất CHƯƠNG 3: ĐO LƯỜNG RỦI RO Giới thiệu chung về đo lường rủi ro Phương pháp đo lường rủi ro Đo lường rủi ro thuần túy Đo lường rủi ro suy đoán CHƯƠNG 4: KIỂM SOÁT RỦI RO Một số vấn đề cơ bản về kiểm soát rủi ro Phương pháp kiểm soát rủi ro CHƯƠNG 5: RỦI RO TÀI TRỢ Rủi ro tài trợ Phân tích rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp Phân tích khả năng trả nợ của doanh nghiệp PHẦN 2: CÁC RỦI RO THƯỜNG GẶP TRONG KINH DOANH 1/ RỦI RO TỪ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG a/ Môi trường bên ngoài Môi trường vĩ mô Môi trường vi mô b/ Môi trường bên trong 2/ RỦI RO TRONG GIAO DỊCH KINH DOANH VÀ THANH TOÁN ĐỐI VỚI HÀNG XUẤT NHẬP KHẨU a/ Giao dịch kinh doanh mua bán hàng hóa quốc tế b/ Rủi ro trong thanh toán đối với hàng xuất nhập khẩu 3/ RỦI RO ĐỐI VỚI TÀI SẢN a/ Các loại nguy cơ đối với tài sản b/ Đánh giá tổn thất tiềm năng của tài sản c/ Tổn thất về mặt thời gian 4/ RỦI RO NGUỒN NHÂN LỰC a/ Vì sao nhà quản trị quan tâm đến tình trạng nguồn nhân lực b/ Đánh giá tần số tổn thất của người lao động c/ Đánh giá mức độ tổn thất đối với người lao động d/ Đánh giá rủi ro trực tiếp của tổ chức 5/ RỦI RO ĐẦU TƯ a/ Phân tích dự án đầu tư b/ Đo lường rủi ro dự án c/ Lý thuyết đầu tư HỌC LIỆU (giáo trình, bài giảng, tài liệu tham khảo) + Quản trị rủi ro – TS Ngô Quang Huân, TS Võ Thị Quý, TS Nguyễn Quang Thu, Trần Quang Trung – NXB Giáo dục 1998. + Quản trị rủi ro khủng hoảng – TS Đoàn Thị Hồng Vân, NXB Thống Kê, 2005. + Quản trị rủi ro doanh nghiệp – TS Ngô Thị Ngọc Huyền, Nguyễn Thị Hồng Thu, Lê Tấn Bửu, Bùi Thanh Tráng, NXB Thống Kê, 2007 + Quản trị rủi ro xí nghiệp trong nền kinh tế toàn cầu – Dương Hữu Hạnh, NXB Tài Chính, 2009 + Quản trị rủi ro tài chính – TS Nguyễn Minh Kiều, NXB Thống Kê, 2010 + Risk management in Emerging Markets – Carl Olsson, Pearson Ed, 2002 + Investment Risk Management – Yen Y Chong, 2004 + Financial Risk Management – Philippe Jorion, 2nd 2003 Hình thức tổ chức dạy-học Lịch trình dạy-học (thiết kế cho cả tiến trình) Thời gian Nội dung Hình thức tổ chức dạy-học Yêu cầu sinh viên chuẩn bị trước khi đến lớp GIỜ LÊN LỚP Thực hành, điền dã… Tự học, tự nghiên cứu Lý thuyết Thảo luận Tuần 1: Từ:….. Đến:….. Chương 1: Tổng quan Một số khái niệm Phân loại rủi ro Những tác động của rủi ro Giới thiệu quản trị rủi ro 5 Tuần 2: Từ: … Đến:…. Chương 2: Nhận dạng rủi ro Một số khái niệm Phương pháp nhận dạng rủi ro Phân tích hiểm họa và tổn thất 4 1 Tuần 3 Chương 3: Đo lường rủi ro Giới thiệu chung về đo lường rủi ro Đo lường rủi ro bằng phương pháp định lượng Đo lường rủi ro thuần túy Đo lường rủi ro suy đoán 4 1 Tuần 4 Chương 4 Kiểm soát và tài trợ rủi ro Một số vấn đề cơ bản về kiểm soát rủi ro 4.2 Phương pháp kiểm soát rủi ro 4 1 Tuần 5 Chương 5: Tài trợ rủi ro Rủi ro tài trợ Phân tích rủi ro kinh doanh của doanh nghiệp 5.3 Phân tích khả năng trả nợ của doanh nghiệp 4 1 Tuần 6 1/ Rủi ro do tác động môi trường a/ Rủi ro kinh tế b/ Rủi ro chính trị c/ Rủi ro pháp lý d/ Rủi ro cạnh tranh e/ Rủi ro thông tin g/ Rủi ro về văn hóa 4 1 Tuần 7 2/ Rủi ro trong giao dịch kinh doanh và thanh toán quốc tế a/ Giao dịch kinh doanh mua bán hàng hóa quốc tế b/ Rủi ro trong thanh toán đối với hàng xuất nhập khẩu 4 1 Tuần 8 3/ Rủi ro tài sản a/ Các loại nguy cơ đối với tài sản b/ Đánh giá tổn thất tiềm năng của tài sản c/ Tổn thất về mặt thời gian 4 1 Tuần 9 4/ Rủi ro nguồn nhân lực a/ Vì sao nhà quản trị quan tâm đến tình trạng nguồn nhân lực b/ Đánh giá tần số tổn thất của người lao động c/ Đánh giá mức độ tổn thất đối với người lao động Đánh giá rủi ro trực tiếp của tổ chức 4 1 Tuần 10 5/ Rủi ro đầu tư a/ Phân tích dự án đầu tư b/ Đo lường rủi ro dự án c/ Lý thuyết đầu tư 4 1 Tuần 11 Bài tập và kiểm tra 4 1 Tuần 12 Ôn tập 5 TỔNG CỘNG 50 10 60 tiết Chính sách đối với học phần và các yêu cầu khác của Giảng viên Sinh viên phải lên lớp tối thiểu 80% số giờ học lý thuyết, phải tham dự đầy đủ các buổi thuyết trình, thảo luận của nhóm, phải tham gia làm các bài tập nhóm theo yêu cầu của giáo viên. Phương pháp, hình thức kiểm tra – đánh giá kết quả học tập học phần Kiểm tra – đánh giá thường xuyên: 10% tổng số điểm học phần. Kiểm tra – đánh giá định kỳ: 20% tổng số điểm học phần. Thi cuối kỳ: 70% tổng số điểm học phần TRƯỞNG KHOA GIẢNG VIÊN TÔN THẤT VIÊN HIỆU TRƯỞNG (Duyệt) 7