Location via proxy:   [ UP ]  
[Report a bug]   [Manage cookies]                
Skip to main content
Doan T H I Canh

    Doan T H I Canh

    Người Hoa ở Nam Bộ nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã có quá trình sinh sống lâu đời và đang trong quá trình nhất hóa vào dân tộc Việt Nam. Quá trình ấy có sự tác động của sinh kế, chính sách, các chuyển biến lịch sử. Vì thế... more
    Người Hoa ở Nam Bộ nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đã có quá trình sinh sống lâu đời và đang trong quá trình nhất hóa vào dân tộc Việt Nam. Quá trình ấy có sự tác động của sinh kế, chính sách, các chuyển biến lịch sử. Vì thế để đánh giá vấn đề sinh kế hiện nay của cộng đồng này cần chú ý đến những yếu tố như chính sách, vốn xã hội của cộng đồng. Bài viết trên cơ sở sinh thái học chính trị chỉ ra những đặc thù về sinh kế của người Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh, những khó khăn lẫn thuận lợi của một cộng đồng ít nhiều có màu sắc riêng trong khối các dân tộc thiểu số Việt Nam.
    Thủ Thiêm (Quận 2) là một vùng chỉ dọc mé sông Giồng Ông Tố cập sông Sài Gòn, nổi tiếng với biểu trưng Phà Thủ Thiêm, được hình thành từ những gia đình sống bằng nghề sông nước lâu đời. Đó cũng là một đoạn trong con đường giao thương rất... more
    Thủ Thiêm (Quận 2) là một vùng chỉ dọc mé sông Giồng Ông Tố cập sông Sài Gòn, nổi tiếng với biểu trưng Phà Thủ Thiêm, được hình thành từ những gia đình sống bằng nghề sông nước lâu đời. Đó cũng là một đoạn trong con đường giao thương rất nhộn nhịp của Sài Gòn với khu vực Đồng Nai ngày trước, vì thế hình thành nhiều miễu dọc sông, cụ thể đến những năm 90 của thế kỉ XX là có 8 miễu, trong đó có 1 miễu Ông Địa, một miễu thờ Chiến sĩ trận vong còn lại là 6 miễu thờ Bà (Bà Thủy Long, Ngũ hành nương nương...). Từ 1996, trước khi thành lập quận 2, chính sách quy hoạch của thành phố giải tỏa trắng vùng Thủ Thiêm đồng nghĩa với việc xóa sổ các miễu này. Thực tế tín ngưỡng là điều không thể “xóa bỏ” được, từ khi quy hoạch đến 2014 các ông thủ miễu và dân bản địa đã “tạm trú” các tượng, cơ sở thờ tự đến địa điểm khác và mong mỏi có sự khôi phục lại miễu. Qua trường hợp 6 miễu này, vừa cho thấy tín ngưỡng thờ Mẫu rất đậm nét ở Thủ Thiêm vừa cho thấy tình trạng của những vùng quy hoạch mới, sự đô thị hóa mạnh mẽ  đã thay đổi rất nhiều về thực trạng của tín ngưỡng thờ nữ thần, thờ Bà ở Nam Bộ hiện nay; đồng thời cũng cho thấy tâm thức dân gian có một sức mạnh rất lớn trong việc lưu giữ kí ức.
    LE RESEAU EDUCATIF DE LA POPULATION CHINOISE EN COCHINCHINE DURANT L’EPOQUE COLONIALE FRANCAISE (1862-1945) Résumé: Durant la période française en Cochinchine, les autorités coloniales ont toujours considéré les Chinois comme des... more
    LE RESEAU EDUCATIF DE LA POPULATION CHINOISE EN COCHINCHINE
    DURANT L’EPOQUE COLONIALE FRANCAISE (1862-1945)
    Résumé: Durant la période française en Cochinchine, les autorités coloniales ont toujours considéré les Chinois comme des ressortissants étrangers, ont ainsi mis en œuvre une politique de
    gouvernance type occidental en cours dans les pays colonisés, notamment celle réservée pour le
    domaine éducatif. Le réseau éducatif propre aux Chinois du Vietnam présentait des caractéristiques
    particulières, ayant bénéficié des éléments de gestion modernes et internationaux relevant de celui
    français de l’époque, ce qui a conduit en effet à l’apparition de nouvelles caractéristiques au sein
    du réseau éducatif en question. La présente étude s’est basée sur les documents publiés dans les
    numéros du Journal Officiel de l’Indochine française, auxquels s’ajoutent d’autres documents archivés portant sur les différents aspects du système éducatif au profit des Chinois, dont le réseau des
    écoles chinoises et les lycées franco-chinois. L’éducation suivant le modèle chinois, et en particulier
    le système mixte franco-chinois en Cochinchine qui a connu des osmoses culturo-éducatives de caractère moderne, constituent un legs perdu avec le temps qui ne pourrait plus être apprécié que par le
    truchement des documents historiques.
    Mots-clés: Cochinchine, ressortissants chinois, éducation, colonisation française.
    THE OVERSEAS CHINESE EDUCATION SYSTEM DURING THE FRENCH
    COLONIAL PERIOD (1962-1945)
    Abstract: During the French colonial period in Cochinchina, the colonial government managed
    the Chinese as foreigners. They had adopted Western-style management models for colonial countries in several industries and professions including education. The Chinese education in Vietnam at
    that time had its peculiarities. After taking over the international management of France, it took on
    new characteristics. This article, based on documents from the Official Gazette of French Indochina
    and existing archives, analyzes the problems of the overseas Chinese education system, including
    the Chinese education system (écoles chinoises) and the Franco-Chinese education system (lycée
    franco-chinois). This overseas Chinese education, especially the Franco-Chinese school with its cultural exchange, is a lost “legacy” that can only be seen today through historical documents.
    Keywords: Cochinchina, Oversea Chinese, education, colonial
    Sau giai đoạn hình thành bắt đầu xây dựng và có những xung đột ở Việt Nam, từ 1886 trở đi, Thiên Chúa giáo bước qua giai đoạn hòa mình vào đời sống người Việt; đặt ra nhu cầu hòa hợp với văn hóa Việt Nam bấy giờ. Với quan điểm giao thoa... more
    Sau giai đoạn hình thành bắt đầu xây dựng và có những xung đột ở Việt Nam, từ 1886 trở đi, Thiên Chúa giáo bước qua giai đoạn hòa mình vào đời sống người Việt; đặt ra nhu cầu hòa hợp với văn hóa Việt Nam bấy giờ. Với quan điểm giao thoa văn hóa, bài viết nghiên cứu Thiên Chúa giáo như một sản phẩm của quá trình bản địa hóa mà ở đó đã nảy sinh một vài hiện tượng văn hóa Thiên Chúa giáo đặc sắc đầu thế kỷ XX. Cách thức này cho thấy không phải nền văn hóa phương Tây cụ thể biểu hiện là Thiên Chúa giáo ảnh hưởng đến văn hóa Việt một chiều, ngược lại, nó đã phải trải qua quá trình vận động hòa nhập với văn hóa Việt, tạo thành một sản phẩm đặc thù: Thiên Chúa giáo Việt Nam. Bài viết sử dụng tài liệu Nam kỳ địa phận – là cơ quan ngôn luận đặc thù và là tờ báo có độ dài lịch sử cũng như tập hợp đầy đủ các thông tin chi tiết Thiên Chúa giáo ở Nam kỳ. Hai hiện tượng văn hóa đặc thù khảo sát trong bài viết: Họ Đạo Nam kỳ - họ Thanh nhơn Chợ Lớn và tuồng Thiên Chúa giáo là hai biểu hiện tiêu biểu cho quá trình bản địa hóa Thiên Chúa giáo ở Nam kỳ đầu thế kỷ XX.